STT |
Tên bài thơ |
Tác giả |
Năm sáng tác |
Thể thơ |
Tóm tắt nội dung |
Đặc sắc nghệ thuật |
1 |
Đồng chi |
Chính Hữu |
1948 |
Tự do |
H ình ảnh người lính cách mạng và tình cảm đồng đội, đồng chí gắn bó keo sơn của họ. |
Hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thật, cô đọng và biểu cảm |
2 |
Bài thơ về tiểu đội xe không kính |
Phạm Tiến Duật |
1969 |
Tự do |
Hình ảnh chiếc xe trong bão đạn và người lính lái xe hiên ngang, dũng cảm. |
Hình ảnh hiện thực sinh động, giọng điệu khỏe khoắn, giàu tính khẩu ngữ |
3 |
Đoàn thuyền đánh cá |
Huy Cận |
1958 |
Bảy chữ |
Cảm xúc về cuộc sống mới trước bức tranh đẹp, tráng lệ về thiên nhiên, vũ trụ và người lao động theo hành trình ra khơi. |
Hình ảnh đẹp, rộng lớn, tráng lệ và sáng tạo, giàu sức liên tưởng, âm hưởng khỏe khoắn, lạc quan |
4 |
Bếp lửa |
Bằng Việt |
1963 |
Tự do |
Những kỉ niệm đầy xúc động về bà và tình bà cháu, tình cảm người cháu và bếp lửa. |
Kết hợp biểu cảm, miêu tả, bình luận, hình ảnh bếp lửa sáng tạo |
5 |
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ |
Nguyễn Khoa Điềm |
1971 |
Tự do |
Tình thương con của người mẹ Tà-ôi gắn với lòng yêu nước, tinh thần chiến đấu và khát vọng tương lai. |
Lời thơ nhẹ nhàng như lời ru, giọng điệu ngọt ngào và trìu mến |
6 |
Ánh trăng |
Nguyễn Duy |
1978 |
Năm chữ |
Ánh trăng gợi lại những năm tháng đã qua của một đời lính, nhắc nhở thái độ sống thủy chung, tình nghĩa |
Hình ảnh bình dị, giàu ý nghĩa biểu tượng, giọng điệu chân thành, nhỏ nhẹ |
7 |
Con cò |
Chế Lan Viên |
1962 |
Tự do |
Từ hình tượng con cò và lời ru để ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa lời ru với mỗi người |
Vận dụng sáng tạo hình ảnh và giọng điệu lời ru của ca dao |
8 |
Mùa xuân nho nhỏ |
Thanh Hải |
1980 |
Năm chữ |
Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên và đất nước, ước nguyện góp mình vào cuộc đời chung |
Hình ảnh đẹp giản dị, lời thơ có nhạc điệu trong sáng, so sánh, ẩn dụ sáng tạo |
9 |
Viếng lăng bác |
Viễn Phương |
1976 |
Tự do |
Lòng thành kính và nỗi xúc động của nhà thơ với Bác trong một lần ra thăm lăng Bác |
Giọng điệu trang trọng, tha thiết, nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm |
10 |
Sang thu |
Hữu Thỉnh |
1977 |
Năm chữ |
Cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước thời điểm giao mùa hạ sang thu |
Hình ảnh thiên nhiên đẹp được cảm nhận bằng nhiều giác quan tinh tế |
11 |
Nói với con |
Y Phương |
1980 |
Tự do |
Sự gắn bó, niềm tự hào về quê hương và đạo lí sống của dân tộc |
Cách nói giàu hình ảnh, cụ thể mà gợi cảm, ý nghĩa sâu xa |
12 |
Mây và sóng |
Ta-go |
1909 |
Tự do |
Tình yêu vô hạn của em bé với mẹ, ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng |
Ngôn ngữ hồn nhiên, hình ảnh đẹp, tưởng tượng thú vị |
a. Giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954).
b. Giai đoạn hòa bình ở miền Bắc sau cuộc kháng chiến chống Pháp (1954 - 1964).
c. Giai đoạn kháng chiến chống Mĩ (1964 - 1975).
d. Giai đoạn từ sau 1975.
Các tác phẩm thơ đã thể hiện như thế nào về cuộc sống của đất nước và tư tưởng, tình cảm của con người .
Gợi ý:
- Sắp xếp:
a. Giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954): Đồng chí.
b. Giai đoạn hòa bình ở miền Bắc sau cuộc kháng chiến chống Pháp (1954 - 1964): Đoàn thuyền đánh cá, Bếp lửa, Con cò.
c. Giai đoạn kháng chiến chống Mĩ (1964 - 1975): Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Bài thơ về tiểu đội xe không kính,
d. Giai đoạn từ sau 1975: Ánh trăng, Mùa xuân nho nhỏ, Viếng lăng Bác, Nói với con, Sang thu.
- Các tác phẩm tái hiện cuộc sống đất nước và tư tưởng tình cảm con người:
So sánh những bài thơ có đề tài gần gũi nhau để thấy điểm chung và riêng:
- Điểm chung: Đều ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng, sâu nặng.
- Điểm riêng:
a. Giống nhau: Các bài thơ Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính và Ánh trăng đều viết về người lính cách mạng.
b. Khác nhau
- Đồng chí: Người lính ở thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Hình tượng người lính trong bài thơ là những người bông dân nơi những làng quê nghèo khó, tình nguyện và hăng hái ra đi chiến đấu. Tình đồng chí của họ dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ, cùng chia sẻ những gian lao, thiếu thốn và cùng lý tưởng chiến đấu.
- Bài thơ về tiểu đội xe không kính: Hình ảnh những chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ. Họ xuất thân chủ yếu từ tầng lớp tri thức, tiểu tư sản.
- Bài thơ “Ánh trăng: Hình ảnh người lính sau khi chiến tranh kết thúc. Bài thơ như một lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị và hiền hậu. Đó cũng chính là lời nhắc nhở về truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.
Câu 5. Nhận xét về bút pháp xây dựng hình ảnh thơ trong các bài: Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận), Ánh trăng (Nguyễn Duy), Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải), Con cò (Chế Lan Viên).
Bút pháp sáng tạo hình ảnh thơ ở một số bài thơ:
- Đoàn thuyền đánh cá: Bút pháp tượng trưng, phóng đại với nhiều liên tưởng, tưởng tượng, so sánh mới mẻ và độc đáo.
- Ánh trăng: Bút pháp gợi tả
- Mùa xuân nho nhỏ: Sử dụng nhiều hình tượng…
- Con cò: Bút pháp tượng trưng.
Câu 6. Phân tích một khổ thơ mà em thích trong các bài thơ đã học.
Gợi ý:
“Bếp lửa” là một trong những bài thơ hay viết về tình cảm bà cháu, đặc biệt là khổ thơ cuối cùng:
"Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu, Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả, Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở - Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?” |
Ngày hôm nay, khi đã trưởng thành, cháu nhớ về bếp lửa, nhớ về bà để rồi bộc lộ nỗi niềm chân thành mà sâu sắc. Dù khi lớn lên, cháu có thể tự mình đi đến nhiều nơi. Cháu được chứng kiến rất nhiều sản phẩm của văn minh đó là “khói trăm tàu”, “lửa trăm nhà” - sự say mê, vui thích của cuộc sống hiện đại. Nhưng cháu vẫn sẽ không quên đi những kỉ niệm về một năm tháng tuổi thơ khó khăn mà ấm áp bên người bà yêu dấu. Câu hỏi tu từ: “Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?” gửi gắm một niềm tin dai dẳng về tương lai phía trước. Cháu hy vọng về tương lai - sẽ có một cuộc sống tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn. Nhưng tình cảm của cháu thì vẫn không hề thay đổi.