1. Ôn lại khái niệm từ tượng thanh và từ tượng hình
- Từ tượng hình là từ gợi tả dáng vẻ, hình ảnh, trạng thái của sự vật. Từ tượng thanh là từ mô tả âm thanh của tự nhiên, con người.
- Từ tượng hình, tượng thanh gợi được hình ảnh âm thanh cụ thể, sinh động và có giá trị biểu cảm cao, thường được dùng trong văn miêu tả và tự sự.
2. Tìm những tên loài vật là từ tượng thanh
Một số tên loài vật là từ tượng thanh: tu hú, tắc kè, con quốc…
3. Xác định từ tượng hình và giá trị sử dụng của chúng trong đoạn trích
Các từ tượng hình là: lốm đốm, lê thê, loáng thoáng, lồ lộ, trắng toát.
1. Ôn lại các khái niệm: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ.
- So sánh: là đối chiếu sự vật sự việc này với sự vật sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt .
- Ẩn dụ: gọi tên các sự vật, hoặc hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nhau có tác dụng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm.
- Hoán dụ: gọi tên sự vật, hiện tượng khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có nét tương cận với nó nhằm làm tăng sức gợi, hình gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Nói quá: là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật hiện tượng được miêu tả nhằm nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
- Nói giảm, nói tránh: một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau buồn, nặng nề, ghê sợ hay thiếu tế nhị, lịch sự.
- Điệp ngữ: Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.
- Chơi chữ: cách sử dụng từ ngữ độc đáo với ý nghĩa có thể ẩn dụ, nhân hóa, đã kích hay châm biếm sự việc, sự vật.
2. Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo của những câu thơ sau (trích từ Truyện Kiều của Nguyễn Du).
a.
- Biện pháp tu từ: ẩn dụ (hoa, cánh: cuộc đời của Thúy Kiều, lá, cây: gia đình Kiều)
- Tác dụng: Mượn hình ảnh trên để nói về việc Kiều bán mình để cứu cha, cứu em.
b.
- Biện pháp tu từ: so sánh (tiếng đàn - tiếng hạc, tiếng suối)
- Tác dụng: diễn tả âm thanh của tiếng đàn.
c.
- Biện pháp tu từ: nói quá kết hợp nhân hóa (hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh).
- Tác dụng: Cho thấy vẻ đẹp của Thúy Kiều khiến tạo hóa cũng phải đố kỵ.
d.
- Biện pháp tu từ: nói quá
- Tác dụng: khắc họa sự xa cách của Thúy Kiều và Thúc Sinh
e.
- Biện pháp tu từ: chơi chữ (tài, tai)
- Tác dụng: những người tài hoa thường phải chịu nhiều tai họa.
3. Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong những câu (đoạn) sau:
a.
- Biện pháp tu từ: điệp ngữ (còn) và chơi chữ (say sưa - sử dụng từ đa nghĩa)
- Tác dụng: Lời bày tỏ khéo léo của chàng trai đối với cô gái.
b.
- Biện pháp tu từ: nói quá (đá núi cũng mòn, nước sông phải cạn)
- Tác dụng: Thể hiện ý chí, quyết tâm của con người không có gì ngăn nổi.
c.
- Biện pháp tu từ: so sánh (tiếng suối - tiếng hát) và điệp ngữ (chưa ngủ)
- Tác dụng; khắc họa vẻ đẹp của thiên nhiên cũng như tâm trạng của nhà thơ.
d.
- Biện pháp tu từ: nhân hóa (trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ)
- Tác dụng: sự giao hòa giữa thiên nhiên và thi sĩ, ánh trăng giống như người bạn tri kỷ.
e.
- Biện pháp tu từ: ẩn dụ (mặt trời của mẹ)
- Tác dụng: đứa con chính cũng giống như mặt trời là nguồn sống, niềm hy vọng của người mẹ.
Xác định biện pháp tu từ trong các câu sau đây:
a.
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
(Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận)
b.
Lỗ mũi mười tám gánh lông,
Chồng yêu, chồng bảo tơ hồng trời cho.
(Ca dao)
c.
Đã ngừng đập một quả tim
Đã ngừng đập một cánh chim đại bàng
(Gửi lòng con đến cùng cha, Thu Bồn)
d.
Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
(Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Phạm Tiến Duật)
e.
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
(Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Phạm Tiến Duật)
g.
Có cá đâu mà anh ngồi câu đó
Biết có không mà công khó anh ơi?
h.
Cha lại dắt con đi trên cát mịn
Ánh nắng chảy đầy vai
(Những cánh buồm, Hoàng Trung Thông)
Gợi ý:
a. Biện pháp tu từ: so sánh (mặt trời - hòn lửa), nhân hóa (sóng cài then, đêm sập cửa)
b. Biện pháp tu từ: nói quá (mười tám gánh lông, râu hồng trời cho)
c. Biện pháp tu từ: nói giảm nói tránh (đã ngừng đập)
d. Biện pháp tu từ: điệp ngữ (nhìn)
e. Biện pháp tu từ: hoán dụ (trái tim - chỉ con người)
g. Biện pháp tu từ: chơi chữ (dùng cách nói lái: đâu - câu, không - công)
h. Biện pháp tu từ: ẩn dụ (chuyển đổi cảm giác: ánh nắng chảy đầy vai)
Câu 1. Viết một đoạn văn có sử dụng từ tượng thanh hoặc tượng thanh tượng hình.
Gợi ý:
Con người từ khi sinh ra đã có được tình yêu thương từ những người thân trong gia đình, đó là bố mẹ. Họ là người đã đưa chúng ta đến với cuộc đời, ở bên chúng ta trong hành trình trưởng thành. Họ là người đã đưa tay ra ôm lấy khi chúng ta ngã trong những bước đi chập chững đầu tiên. Bố mẹ cũng là người luôn sẵn sàng dang rộng vòng tay đón những đứa con của mình trở về mỗi khi vấp ngã. Nếu được sống trong tình yêu thương của bố mẹ, con người sẽ cảm thấy ấm áp và bình yên hơn bao giờ hết. Bởi vậy, chúng ta cần biết trân trọng những người thân luôn ở bên yêu thương, chia sẻ với chúng ta.
Từ tượng hình: chập chững.
Câu 2. Xác định biện pháp tu từ trong các câu sau:
a.
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Một người chín nhớ mười mong một người.
(Tương tư, Nguyễn Bính)
b.
Anh đã tìm em, rất lâu, rất lâu
Cô gái ở Thạch Kim Thạch Nhọn
Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm
Sách giấy mở tung trắng cả rừng chiều.
(Gửi em, cô gái thanh niên xung phong, Phạm Tiến Duật)
c.
Còn mèo, con mẻo, con meo
Ai dạy mày trèo mà chẳng dạy tao?
d.
Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng
(Tiếng hát con tàu, Chế Lan Viên)
Gợi ý:
a. Hoán dụ: thôn Đoài - chàng trai, thôn Đông - cô gái
b. Điệp ngữ - rất lâu
c. Chơi chữ - mèo - mẻo - meo
d. So sánh: tình yêu ta - cánh kiến hoa vàng