Câu 1. Hãy cho biết mỗi từ ngữ in đậm trong các đoạn trích ở SGK là thành phần gì của câu. Ghi kết quả phân tích vào bảng tổng kết (theo mẫu).
Khởi ngữ |
Các thành phần biệt lập |
|||
Tình thái |
Cảm thán |
Gọi - đáp |
Phụ chú |
|
Xây cái lăng ấy |
Dường như |
Vất vả quá |
Thưa ông |
Những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp lại ta nữa, hay nhìn ta như vậy |
Câu 2. Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu, trong đó có ít nhất một câu chứa khởi ngữ và một câu chứa thành phần tình thái.
Gợi ý:
Bến quê của nhà văn Nguyễn Minh Châu được in trong tập truyện cùng tên, xuất bản năm 1985. Truyện kể về nhân vật Nhĩ - một người đàn ông từng đi nhiều vùng đất nhưng cuối đời lại bị cột chặt vào giường bệnh. Nhìn sang bãi bồi bên kia sông nơi bến quê quen thuộc, anh mới nhận ra vẻ đẹp bình dị, gần gũi của quê mình. Cũng khi trên giường bệnh, anh mới cảm nhận được nỗi vất vả, tình thương, đức hi sinh của vợ mình. Nhĩ khát khao đặt chân lên bãi bờ bên kia sông nhưng bệnh tật không cho phép, anh nhờ đứa con trai mình. Đứa con không hiểu ước muốn của cha, nó miễn cưỡng đi và bị hút vào trò chơi hấp dẫn trên đường làm lỡ chuyến đò ngang duy nhất trong ngày. Nhĩ chiêm nghiệm được cái quy luật đầy nghịch lí “con người ta khó tránh được cái vòng vèo, chùng chình, phải dứt ra khỏi nó để hướng tới những giá trị đích thực của cuộc sống”. Điều làm nên thành công cho tác phẩm là cách miêu tả tâm lí tinh tế, kết hợp cùng việc xây dựng tình huống độc đáo. Qua tác phẩm, Nguyễn Minh Châu đã thức tỉnh con người cần phải trân trọng cuộc sống gia đình, những vẻ đẹp bình dị của quê hương.
Câu 1. Hãy cho biết mỗi từ ngữ in đậm trong các đoạn trích ở SGK thể hiện phép liên kết nào?
a. Phép nối
b. Phép thế
c. Phép thế
Câu 2. Ghi kết quả phân tích ở bài tập tập trên vào bảng tổng kết theo mẫu sau đây:
Phép liên kết |
|||
Lặp và sử dụng các từ đồng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa |
Thế |
Nối |
|
nhưng |
|
|
x |
nhưng rồi |
|
|
|
và |
|
|
|
cô bé - nó |
x |
|
|
cô bé - nó |
|
x |
|
thế |
|
x |
|
Câu 3. Nêu rõ sự liên kết về nội dung, về hình thức giữa các câu trong đoạn văn em viết về truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu.
- Nội dung: Giới thiệu về truyện ngắn Bến quê (hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung và nghệ thuật…)
- Hình thức: Phép thế (Bến quê - Truyện, Nhĩ - anh)
Câu 1. Đọc truyện cười sau đây (trang 111 SGK Ngữ văn 9 tập 2) và cho biết người ăn mày muốn nói điều gì với người nhà giàu qua câu nói được in đậm ở cuối truyện.
Trong câu in đậm ở cuối truyện, người ăn mày muốn nói (bằng hàm ý) với nhà giàu rằng: “Địa ngục là chỗ mà các ông đã phải đến quá đông”.
Câu 2. Tìm hàm ý của các câu in đậm dưới đây (trang 111 SGK Ngữ văn 9 tập 2). Cho biết trong mỗi trường hợp, hàm ý đã được tạo ra bằng cách cố ý vi phạm phương châm hội thoại nào.
a. “Tớ thấy họ ăn mặc rất đẹp” chứa hai hàm ý:
- Họ chỉ ăn mặc rất đẹp chứ đá bóng không hay.
- Tớ không chú ý họ đá hay không, chỉ thấy họ ăn mặc rất đẹp.
b. “Tớ báo cho Chi rồi” chứa hàm ý: Huệ chỉ mới báo cho Chi, mà chưa bao cho Nam và Tuấn.