Luyện tập phân tích và tổng hợp

Soạn bài Mẫu 1

Câu 1. Đọc đoạn trích trong SGK và cho biết tác giả đã vận dụng phép lập luận nào và vận dụng như thế nào?

Đoạn (a):

- Phép phân tích (theo lối diễn dịch).

- Trình tự phân tích:

  • Cái hay thể hiện ở sự phối hợp các màu xanh khác nhau.
  • Cái hay thể hiện ở sự phối hợp các cử động nhỏ.
  • Các hay thể hiện ở vần thơ.

Đoạn (b):

- Phép phân tích kết hợp với tổng hợp.

- Trình tự phân tích:

  • Đoạn mở đầu: Nêu các quan niệm mấu chốt của sự thành đạt.
  • Đoạn còn lại: Phân tích từng quan niệm đúng sai rồi chỉ ra: “Rút cuộc, mấu chốt của sự thành đạt bản thân chủ quan mỗi người, ở tinh thần kiên trì phấn đấu học tập không mệt mỏi, lại phải trau dồi đạo đức cho tốt đẹp”.

Câu 2. Hiện nay có một số học sinh học qua loa, đối phó, không học thật sự. Em hãy phân tích bản chất của lối học đối phó để nêu lên những tác hại của nó.

Gợi ý:

- Học đối phó là lối học như thế nào?

  • Hằng ngày, học sinh không chăm chỉ nghe giảng, ôn tập lại kiến thức. Đến lúc kiểm tra, thi cử mới xem lại bài vở, ôn tập một cách đại khái.
  • Khi ôn tập bài thường chỉ học tủ, tức là học những phần nội dung có thể sẽ kiểm tra…

- Tác hại của thái độ học đối phó:

  • Không hiểu được kiến thức, đến khi kiểm tra nếu rơi vào phần chưa học sẽ không làm được bài.
  • Không có hứng thú học tập, kết quả học tập ngày càng thấp đi.

⇒ Ảnh hưởng đến sự phát triển trong tương lai của mỗi người.

Câu 3. Dựa vào văn bản “Bàn về đọc sách” của Chu Quang Tiềm, em hãy phân tích các lý do khiến mọi người phải đọc sách.

Lí do khiến mọi người cần phải đọc sách:

- Sách cung cấp cho con người những hiểu biết, những tri thức về mọi lĩnh vực của đời sống, vượt thời gian và vượt không gian.

- Sách giúp con người vươn tới những ước mơ, khát vọng; giáo dục tình cảm, đạo đức; giáo dục ý thức thẩm mỹ...

- Sách cho ta hiểu biết về chính mình. Khi đọc được một quyển sách tốt, chúng ta được bồi đắp thêm về tâm hồn, tình cảm.

- Sách là phương tiện để ta có thể giao tiếp: giao tiếp với tác giả, với độc giả bao thế hệ để từ đó tự rèn luyện mình.

- Nếu thiếu sách, cuộc sống con người sẽ rơi vào tăm tối, không có ánh sáng của tri thức, con người trở nên lạc hậu.

Câu 4. Hãy viết đoạn văn tổng hợp những điều đã phân tích trong Bàn về đọc sách.

Sau khi đọc văn bản “Bàn về đọc sách”, chúng ta nhận thức được tầm quan trọng của việc đọc sách. Đó là con đường quan trọng để tích lũy, nâng cao học vấn. Nhưng việc đọc sách cần có phương pháp đúng đắn. Bởi ngày nay, sách có nhiều, chính vì vậy chúng ta cần phải biết chọn sách để đọc, cũng như có phương pháp đọc sách đúng đắn, đọc ít mà hiểu nhiều còn hơn là đọc nhiều mà rỗng.

Mẫu 2

Câu 1.

Đoạn (a):

- Phân tích theo lối diễn dịch, theo các ý:

  • Cái hay thể hiện ở sự phối hợp các màu xanh khác nhau.
  • Cái hay thể hiện ở sự phối hợp các cử động nhỏ.
  • Các hay thể hiện ở vần thơ.

Đoạn (b):

- Phép phân tích kết hợp với tổng hợp, theo trình tự:

  • Đoạn mở đầu: Nêu các quan niệm mấu chốt của sự thành đạt.
  • Đoạn còn lại: Phân tích từng quan niệm đúng sai rồi chỉ ra: “Rút cuộc, mấu chốt của sự thành đạt bản thân chủ quan mỗi người, ở tinh thần kiên trì phấn đấu học tập không mệt mỏi, lại phải trau dồi đạo đức cho tốt đẹp”.

Câu 2.

Gợi ý:

- Học đối phó là lối là học không có đầu cuối, cái gì cũng biết một ít, không có kiến thức nền tảng cơ bản.

- Biểu hiện của học đối phó: Hằng ngày, học sinh không chăm chỉ nghe giảng, ôn tập lại kiến thức. Đến lúc kiểm tra, thi cử mới xem lại bài vở, ôn tập một cách đại khái; Khi ôn tập bài thường chỉ học tủ, tức là học những phần nội dung có thể sẽ kiểm tra…

- Tác hại của thái độ học đối phó: Không hiểu được kiến thức, đến khi kiểm tra nếu rơi vào phần chưa học sẽ không làm được bài; Không có hứng thú học tập, kết quả học tập ngày càng thấp đi.

Câu 3.

Những lí do khiến con người phải đọc sách:

- Sách là nguồn tri thức quý giá của nhân loại, khi đọc sách thì chúng ta sẽ học tập được nhiều kiến thức, kĩ năng bổ ích.

Sách có vai trò giáo dục tình cảm, đạo đức; giáo dục ý thức thẩm mỹ; định hướng ước mơ và mục tiêu cho con người.

- Sách giúp con người giải trí, thư giãn sau những giờ học tập và làm việc căng thẳng, mệt mỏi.

- Sách là phương tiện để ta có thể giao tiếp: giao tiếp với tác giả, với độc giả bao thế hệ để từ đó tự rèn luyện mình.

Câu 4.

Văn bản “Bàn về đọc sách” đã cho thấy được tầm quan trọng của đọc sách và phương pháp đọc sách đúng đắn. Đọc sách là con đường quan trọng để tích lũy, nâng cao học vấn và bồi dưỡng tình cảm, ước mơ. Sách có nhiều, chính vì vậy chúng ta cần phải biết chọn sách để đọc, cũng như có phương pháp đọc sách đúng đắn, đọc ít mà hiểu nhiều còn hơn là đọc nhiều mà rỗng.

  • 16.246 lượt xem
Sắp xếp theo