1. Ôn tập lại các cách phát triển của từ vựng. Vận dụng kiến thức đã học để điền nội dung thích hợp vào các ô trống theo sơ đồ sau.
* Các cách phát triển từ vựng:
- Phát triển nghĩa của từ
- Phát triển số lượng từ ngữ:
2. Tìm dẫn chứng minh họa cho những cách phát triển của từ vựng đã được nêu trong sơ đồ trên.
- Phát triển nghĩa của từ: từ “vua” được phát triển nghĩa với các nghĩa:
- Phát triển số lượng từ ngữ:
3. Có thể có ngôn ngữ mà từ vựng chỉ phát triển theo cách phát triển số lượng của từng ngữ hay không? Vì sao?
- Không có ngôn ngữ nào mà từ vựng chỉ phát triển theo cách phát triển số lượng từ ngữ.
- Lý do: Như vậy con người sẽ chỉ có một nghĩa, số lượng từ ngữ sẽ rất lớn và trí nhớ con người không thể nhớ hết.
1. Ôn lại khái niệm từ mượn
- Từ mượn là những từ được vay mượn của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm mà tiếng Việt chưa có từ thật thích hợp để biểu thị.
- Bộ phận từ mượn quan trọng nhất của tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán (từ gốc Hán và từ Hán Việt)
- Tiếng Việt có thể mượn của một số ngôn ngữ khác: tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga...
- Ví dụ: xà phòng, bột giặt…
2. Chọn nhận định đúng trong những nhận định sau:
Nhận định đúng là: c. Tiếng Việt vay mượn từ ngữ của các ngôn ngữ khác là để đáp ứng nhu cầu giao tiếp của người Việt.
3. Theo cảm nhận của em thì những từ mượn như săm, lốp, (bếp) ga, xăng, phanh… có gì khác so với những từ mượn như a-xít, ra-đi-ô, vi-ta-min…?
- Các từ mượn như săm, lốp, (bếp) ga, xăng, phanh… đã được Việt hóa.
- Các từ mượn như a-xít, ra-đi-ô, vi-ta-min mượn theo hình thức phiên âm tiếng nước ngoài.
1. Ôn lại khái niệm từ Hán Việt
- Trong tiếng Việt có một khối lượng khá lớn các từ Hán Việt. Các tiếng để cấu tạo nên từ Hán Việt được gọi là yếu tố Hán Việt.
- Phần lớn các yếu tố Hán Việt không thể dùng độc lập mà dùng để cấu tạo từ ghép.
- Ví dụ: phụ mẫu (cha mẹ), huynh đệ (anh em)...
2. Chọn quan điểm đúng trong các quan điểm sau:
Quan điểm đúng là: b. Từ Hán Việt là bộ phận quan trọng của lớp từ mượn gốc Hán.
1. Ôn lại khái niệm thuật ngữ và biệt ngữ xã hội
- Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học công nghệ. Ví dụ: từ “nhà văn” là thuật ngữ Văn học, Véc-tơ là thuật ngữ Toán học…
- Biệt ngữ xã hội là những từ chỉ được dùng trong một tầng lớp nhất định.
Ví dụ: Tầng lớp xã hội đen gồm cớm (tội phạm dùng để chỉ lực lượng công an), hàng (chỉ các loại ma túy, thuốc phiện…)
2. Thảo luận về vai trò của thuật ngữ trong đời sống hiện nay.
Trong một lĩnh vực khoa học công nghệ nhất định, mỗi thuật ngữ dùng để biểu thị một khái niệm và ngược lại, mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ.
3. Liệt kê một số từ là biệt ngữ xã hội
Một số từ ngữ là biệt ngữ xã hội của tầng lớp của học sinh:
- quay (chép bài của người khác hoặc chép tài liệu)
- phao (tài liệu để chép trong giờ kiểm tra mà không được sự cho phép của thầy cô/người coi thi)
- chém gió (nói chuyện, tán gẫu với nhau)...
1. Ôn lại các hình thức trau dồi vốn từ
Các hình thức trau dồi vốn từ gồm:
- Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ.
- Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ.
2. Giải thích nghĩa của các từ sau: bách khoa toàn thư, bảo hộ mậu dịch, dự thảo, đại sứ quán, hậu duệ, khẩu khí, môi sinh.
- bách khoa toàn thư: từ điển cung cấp tri thức khoa học các ngành một cách tương đối toàn diện và có hệ thống.
- bảo hộ mậu dịch: chỉ việc áp dụng nâng cao một số tiêu chuẩn thuộc các lĩnh vực như chất lượng, vệ sinh, an toàn, lao động… hay việc áp đặt thuế xuất nhập khẩu cao đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ nước ngoài nhằm bảo vệ ngành sản xuất các mặt hàng tương tự (hay dịch vụ) trong nước.
- dự thảo: bản văn kiện đã được thảo ra
- đại sứ quán: cơ quan đại diện chính thức và toàn diện của một nhà nước ở nước ngoài, do một đại sứ đặc mệnh toàn quyền đứng đầu.
- hậu duệ: con cháu đời sau của người đã mất
- khẩu khí: khí phách của con người toát ra qua lời nói, cách nói
- môi sinh: môi trường sống của sinh vật
3. Sửa lỗi dùng từ trong những câu sau:
a.
- Lỗi: dùng sai từ “béo bổ”
- Chữa lỗi: thay bằng từ “béo bở”
b.
- Lỗi: dùng sai từ “đạm bạc”
- Chữa lỗi: thay bằng từ “tệ bạc”
c.
- Lỗi: dùng sai từ “tấp nập”
- Chữa lỗi: thay bằng từ “liên tiếp”
Câu 1. Tìm từ mượn trong các câu sau:
a. Sơn Tinh không không hề nao núng.
b. Hai vợ chồng Sọ Dừa ở với nhau rất hạnh phúc.
Gợi ý:
a. Sơn Tinh, nao núng
b. hạnh phúc
Câu 2. Điền các từ Hán Việt thích hợp vào chỗ trống:
a. gặp gỡ, yết kiến
- Tôi… cô ấy trên một chuyến tàu về Hà Nội.
- Vua sai người đưa cậu bé vào… .
b. hy sinh, mất
- Ông ấy… đi đã để lại niềm tiếc thương vô hạn cho chúng tôi.
- Các chiến sĩ đã… trong cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc.
Gợi ý:
a. gặp gỡ, yết kiến
- Tôi gặp gỡ cô ấy trên một chuyến tàu về Hà Nội.
- Vua sai người đưa cậu bé vào yết kiến .
b. hy sinh, mất
- Ông ấy mất đi đã để lại niềm tiếc thương vô hạn cho chúng tôi.
- Các chiến sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc.
Câu 3. Đặt câu với các từ Hán Việt sau: tài năng, nhân hậu, hy sinh, nhật kí.
Gợi ý:
Anh ấy là một người có tài năng nên tôi rất ngưỡng mộ.
Cô Hoa có một tấm lòng nhân hậu khiến mọi người rất yêu mến.
Những con người đã hy sinh để bảo vệ nền độc lập của đất nước.
Cuốn nhật kí này đã mất từ rất lâu rồi.