- Khái niệm văn bản nhật dụng không phải là khái niệm thể loại, cũng không chỉ kiểu văn bản. Nó chỉ đề cập đến chức năng, đề tài và tính cập nhật của nội dung văn bản mà thôi.
- Giá trị văn chương không phải là yêu cầu cao nhất đối với văn bản nhật vì văn có hay mới làm cho người đọc thấm thía về tính chất thời sự nóng hổi của chính vấn đề được đặt ra.
1. Lớp 6
2. Lớp 7
3. Lớp 8
4. Lớp 9
- Trình bày dưới dạng hình thức văn bản đa dạng (tác phẩm văn chương có ít nhiều hư cấu: thư, bút kí, hồi kí, thông báo, công bố, xã luận…)
- Một số văn bản có sự kết hợp nhuần nhuyễn các phương thức biểu đạt (tự sự với miêu tả, thuyết minh với miêu tả, nghị luận với biểu cảm….)
⇒ Văn bản nhật dụng có giá trị như một tác phẩm văn học,
- Bên cạnh việc đọc sách chú thích về nghĩa của từ, cần lưu ý đặc biệt đến các loại chú thích về sự kiện
- Tạo thói quen liên hệ với vấn đề được đặt ra trong cuộc sống
- Mỗi học sinh cần có kiến giải riêng, quan điểm riêng, và mỗi trường hợp cụ thể, còn có những đề xuất những kiến nghị và giải pháp
- Hình thức văn bản nhật dụng đa dạng, căn cứ vào đặc điểm hình thức của văn bản và phương pháp biểu đạt.
Tổng kết:
- Tính cập nhật về nội dung là tiêu chuẩn hàng đầu của văn bản nhật dụng. Điều đó đòi hỏi học văn bản nhật dụng nhất thiết phải liên hệ với thực tiễn cuộc sống.
- Hình thức của văn bản nhật dụng rất đa dạng. Căn cứ vào đặc điểm hình thức, trước hết là hình thức văn bản cụ thể, thể loại và phương thức biểu đạt, để phân tích tác phẩm.