Gợi ý:
TT |
Tên tác phẩm |
Tác giả |
Năm sáng tác |
Tóm tắt nội dung |
1 |
Làng |
Kim Lân |
1948 |
Tình yêu làng và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân phải rời làng đi tản cư đã được Kim Lân thể hiện chân thực, sâu sắc trong truyện ngắn Làng. |
2 |
Lặng lẽ Sa Pa |
Nguyễn Thành Long |
1970 |
Truyện đã khắc họa thành công hình ảnh những người lao động bình thường, mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng một mình sống trên đỉnh núi cao. Từ đó, truyện khẳng định vẻ đẹp của con người lao động, cũng như ý nghĩa của những công việc thầm lặng. |
3 |
Chiếc lược ngà |
Nguyễn Quang Sáng |
1966 |
Truyện ngắn đã thể hiện tình cảm cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. |
4 |
Bến quê |
Nguyễn Minh Châu |
1985 |
Truyện ngắn đã thức tỉnh con người cần phải trân trọng cuộc sống gia đình, những vẻ đẹp bình dị của quê hương. |
5 |
Những ngôi sao xa xôi |
Lê Minh Khuê |
1971 |
Truyện ngắn đã làm nổi bật tâm hồn trong sáng, mơ mộng; tinh thần dũng cảm trước nguy hiểm, tinh thần lạc quan khi đối mặt với cuộc sống gian khổ nơi tuyến đường Trường Sơn. |
Gợi ý:
- Những nét về đất nước: Khắc họa chân thực hình ảnh đất nước trong hai cuộc kháng chiến vẻ vang của dân tộc, cùng với đó là vẻ đẹp của đất nước trong thời kỳ đổi mới đang từng bước đi lên.
- Những nét về con người: Phản ánh một phần những nét tiêu biểu trong cuộc sống của con người Việt Nam qua hai cuộc kháng chiến, những tình cảm và suy nghĩ của họ, đặc biệt là lòng yêu nước, tinh thần chiến đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
Hãy nêu những nét tác phẩm chung của các nhân vật ấy và nét tính cách nổi bật ở mỗi nhân vật.
Gợi ý:
- Các tác phẩm truyện ngắn trên phản ánh được đặc điểm tiêu biểu giai đoạn lịch sử, xã hội, con người Việt Nam với tư tưởng, tình cảm của họ trong những thời kì lịch sử đầy biến cố lớn lao
Gợi ý:
Khi đọc truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, hình ảnh nhân vật anh thanh niên đã để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc. Anh sống một mình trên trên đỉnh Yên Sơn, cao hai nghìn sáu trăm mét, bốn bề chỉ cây cỏ và mây mù lạnh lẽo. Công việc hàng ngày của anh là đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự báo trước thời tiết hàng ngày. Dù vất vả, khó khăn nhưng anh thanh niên vẫn yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao. Anh luôn nghiêm túc trong công việc và biết trân trọng những người xung quanh mình. Điều đó khiến chúng ta càng thêm ngưỡng mộ, cảm phục nhân vật này.
Gợi ý:
- Truyện Chiếc lược ngà, Những ngôi sao xa xôi kể theo ngôi thứ nhất. Người kể xưng “tôi” không phải là tác giả xưng “tôi”, mà qua một nhân vật trong tác phẩm. Trong Chiếc lược ngà là ông Ba, bạn của ông Sáu. Trong Những ngôi sao xa xôi là Phương Định. Cách trần thuật này có ưu thế giúp cho câu chuyện được kể trở nên chân thực, sinh động hơn.
- Truyện Lặng lẽ Sa Pa, Bến quê, Làng kể theo ngôi thứ ba. Tuy nhiên, mỗi truyện lại trần thuật theo điểm nhìn của một nhân vật chính. “Làng” thì qua ông Hai, “Bến quê” qua Nhĩ, “Lặng lẽ Sa Pa” qua ông họa sĩ.
Gợi ý:
- Truyện Làng: Đặt nhân vật ông Hai vào tình huống gay cấn, bộc lộ tình yêu làng, yêu nước của ông (tình huống ông Hai nghe tin làng chợ Dầu Việt gian theo giặc).
- Truyện Bến quê: Đặt nhân vật Nhĩ trong hoàn cảnh đặc biệt khi còn trẻ có điều kiện đi khắp đó đây trên thế giới, mãi tới khi mắc bệnh hiểm nghèo gắn chặt với giường bệnh mới cảm nhận được vẻ đẹp của quê hương.
- Chiếc lược ngà: Hai cha con gặp nhau sau nhiều năm xa cách nhưng bé Thu không nhận cha. Đến ngày anh Sáu sắp lên đường, bé Thu mới chịu nhận cha.
- Truyện Bến quê: Đặt nhân vật Nhĩ trong hoàn cảnh đặc biệt lúc trẻ có điều kiện đi khắp nơi trên thế giới mà không cảm nhận được vẻ đẹp của quê hương và tình yêu gia đình.