Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất KNTT

Bài học: Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất được Khoahoc sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy Địa lí 10 sách kết nối tri thức.

1. Hệ quả địa lí của chuyển động tự quay quanh trục

a. Sự luân phiên ngày đêm

- Do Trái Đất hình cầu nên một nửa Trái Đất luôn được Mặt Trời chiếu sáng, một nửa chưa được chiếu sáng.

- Do Trái Đất tự quay quanh trục nên tất cả mọi nơi trên bề mặt Trái Đất đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại lần lượt chìm trong bóng tối, gây nên hiện tượng ngày đêm luân phiên.

Hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau Ngày, đêm trên bề mặt Trái Đất

b. Giờ trên Trái Đất

- Do Trái Đất có dạng hình khối cầu và tự quay quanh trục, nên ở cùng một thời điểm, người đứng ở kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy mặt trời ở độ cao khác nhau; vì vật các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau, đó là giờ địa phương (giờ mặt trời).

- Để thuận tiện, chia Trái Đất thành 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 15 độ kinh tuyến, các địa phương nằm cùng trong một múi giờ sẽ thống nhất có một  giờ, đó là múi giờ.

- Giờ quốc tế (GMT) là giờ ở múi số 0 (múi đi qua đài thiên văn Greenwich – London).

- Đường chuyển ngày quốc tế: Đường kinh tuyến 180o đi qua giữa múi giờ số 12 ở Thái Bình Dương. Nếu đi từ tây sang đông qua qua kinh tuyến 180o thì phải lùi lại 1 ngày lịch, còn nếu đi từ phía đông sang phía tây qua kinh tuyến 180o thì phải tăng thêm một ngày lịch.

2. Các hệ quả địa lí do chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời

a. Hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau

Hiện tượng ngày đêm vào các ngày 22-6 và 22-12

- Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo vĩ độ:

+ Ở Xích đạo, ngày và đêm luôn luôn bằng nhau.

+ Càng xa Xích đạo, thời gian ngày đêm càng chênh lệch.

+ Từ vòng cực về cực, có hiện tượng ngày hoặc đêm dài 24h

+ Riêng ở 2 cực có 6 tháng ngày, 6 tháng đêm

- Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa:

+ Mùa xuân, mùa hạ có ngày dài hơn đêm

+ Mùa thu, mùa đông có ngày ngắn hơn đêm

+ Ngày 21/3 và 23/9 có ngày đêm dài bằng nhau ở tất cả mọi nơi trên Trái Đất

b. Hiện tượng các mùa trong năm

Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các mùa ở bán cầu Bắc

- Mùa là khoảng thời gian trong năm có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu.

- Nguyên nhân: Do Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời với hướng trục không thay đổi và nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo một góc 66o33', làm chi góc chiếu sáng của tia sáng mặt trời và thời gian tiếp nhận ánh sáng mặt trời thay đổi trong năm.

- Mùa ở 2 bán cầu trái ngược nhau.

- Ở vùng ôn đới có 4 mùa rõ rệt, ở vùng nhiệt đới có 2 mùa không rõ rệt, ở vùng hàn đới chỉ có mùa lạnh kéo dài.

Câu trắc nghiệm mã số: 63065,63064,63063,63062,63061
  • 59 lượt xem
Sắp xếp theo