Đồ gốm gia dụng của người Việt (Phan Cẩm Thượng)

I. Trước khi đọc

Câu hỏi: Kể tên một số đồ gốm gia dụng trong gia đình bạn. Những đồ gốm ấy có thể “nói” với bạn về (những) điều gì?

- Đồ gốm gia dụng: lọ hoa, đèn ngủ,...

- Những đồ gốm ấy có thể “nói”: Đồ gốm cũng rất đa dạng về loại và công dụng, nghệ nhân làm gốm tinh tế, tài năng,...

II. Đọc văn bản

Câu 1 (Phân biệt dữ liệu và ý kiến/quan điểm): Tìm trong đoạn văn ít nhất hai ý kiến/quan điểm của tác giả và ít nhất hai dữ liệu.

- Ý kiến/quan điểm:

  • Chỉ riêng cái bát ăn cơm mỗi thời mỗi khác và phản ánh những tập tục ăn ở khác nhau.
  • Song, hình như con người lại không ưa một sự mô phỏng thuần túy như thế…

- Dữ liệu:

  • Cái bát thuyền trong các mộ thời Hán có dạng như một lòng bàn tay, có hai cạnh để cầm và nó cũng giống như hình một chiếc thuyền thúng.
  • Một cải tiến nữa kết hợp giữa bát hình nón và bát chân cao sinh ra cái bát chiết yêu duyên dáng thế kỉ XVIII - XIX.

Câu 2 (Theo dõi): Đoạn văn này trình bày một xu hướng riêng của đồ gốm gia dụng trong xã hội Việt Nam từ sau thế kỉ XV. Đó là xu hướng gì?

Xu hướng dùng đồ gốm Trung Hoa và Nội phủ.

III. Sau khi đọc

Câu 1: Chỉ ra bố cục của văn bản. Bạn đánh giá như thế nào về mối quan hệ giữa bố cục và nhan đề của văn bản?

- Bố cục: 2 phần

  • Phần 1 (Từ đầu đến “thế kỉ XVIII - XIX): Đồ gốm sứ nhỏ dùng trong nhà có cả một lịch sử phát triển liên tục, điển hình là trường hợp của cái bát ăn cơm.
  • Phần 2 (Còn lại): Đặc điểm của đồ gốm gia dụng thời Lý - Trần.

- Mối quan hệ giữa bố cục và nhan đề của văn bản: Bố cục cho thấy nội dung văn bản phù hợp với nhan đề và bố cục thể hiện rõ sự chi tiết hóa chủ đề được gợi ra từ nhan đề ấy.

Câu 2: Xác định cách trình bày thông tin của các đoạn văn dưới đây và đánh giá hiệu quả của (các) cách trình bày ấy.

a) Đồ gốm sứ nhỏ dùng trong nhà … thế kỉ XVIII - XIX.

Thông tin được trình bày theo mối quan hệ giữa ý chính và nội dung chi tiết, thể hiện qua việc tác giả trình bày chi tiết lịch sử phát triển của cái bát ăn cơm; từ đó làm rõ cho nội dung chính đoạn văn muốn truyền tải.

b. Đồ gốm gia dụng thời Lý - Trần … sáu ghế.

Thông tin được trình bày kết hợp theo hai cách:

  • Theo mối quan hệ giữa ý chính và nội dung chi tiết: tác giả trình bày chi tiết đặc điểm thanh nhã của đồ gốm gia dụng thời Lý - Trần, sự phân biệt trong một số xu hướng dùng đồ gốm từ sau thế kỉ XV → làm rõ cho nội dung chính.
  • Theo cấu trúc so sánh, đối chiếu được thể hiện qua việc trình bày sự phân biệt về xu hướng sử dụng đồ gốm giữa dân gian và triều đình, giữa dân thành thị và nông thôn để cho thấy sự phong phú của thị trường đồ gốm gia dụng thời Lý - Trần.

Hiệu quả: Góp phần làm sáng rõ, nổi bật thông tin chính văn bản muốn chuyển tải.

Câu 3: Cách sử dụng các yếu tố hình thức của văn bản này có gì đặc biệt? Nêu tác dụng của chúng đối với việc biểu đạt thông tin chính của văn bản.

- Cách sử dụng các yếu tố hình thức:

  • Không sử dụng hệ thống các đề mục để tóm tắt thông tin chính của văn bản.
  • Sử dụng duy nhất một loại phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ là hình ảnh và các chú thích.

- Tác dụng:

  • Nhan đề giúp người đọc có cơ sở định hướng tiếp nhận thông tin.
  • Hệ thống hình ảnh đi kèm với các chú thích cụ thể đã minh họa chi tiết, rõ ràng, sinh động cho các loại đồ gốm được đề cập tới.

Câu 4: Xác định thông tin cơ bản và thông tin chi tiết của đoạn văn: “Đồ gốm sứ nhỏ dùng trong nhà có cả một lịch sử phát triển… thế kỉ XVIII - XIX”. Chỉ ra mối liên hệ giữa các thông tin chi tiết và vai trò của chúng trong việc thể hiện thông tin chính của đoạn văn.

- Thông tin cơ bản: Đồ gốm sứ nhỏ trong nhà có lịch sử phát triển liên tục.

- Thông tin chi tiết: Tiền thân của bát ăn cơm, sự phát triển về hình dáng của nó qua các thời kì.
Mối liên hệ giữa các thông tin chi tiết: Đều liên quan đến lịch sử phát triển của cái bát cơm.

- Vai trò: Cung cấp thông tin chi tiết về lịch sự phát triển của một trường hợp đồ gốm sứ nhỏ quen thuộc, xuất hiện thường nhật → tạo cơ sở khách quan và thuyết phục cho việc biểu đạt thông tin chính.

Câu 5: Tác giả thể hiện thái độ như thế nào qua đoạn văn: “Đồ gốm gia dụng thời Lý - Trần … hoặc sáu ghế”? Dựa vào đâu bạn cho là như vậy?

- Thái độ của tác giả:

  • Ngạc nhiên, thích thú trước những đặc điểm của đồ gốm gia dụng thời Lý - Trần.
  • Khách quan khi phản ánh sự phân biệt về xu hướng sử dụng đồ gốm giữa dân gian và triều đình, giữa dân thành thị và nông thôn để cho thấy sự phong phú của thị trường đồ gốm gia dụng thời Lý - Trần.

- Căn cứ xác định thái độ của tác giả thể hiện qua văn bản:

  • Từ ngữ, câu văn thể hiện trực tiếp thái độ của tác giả: “... quá thanh nhã khiến chúng ta không thể tưởng tượng rằng có thời con người sống cao sang như thế.”
  • Lựa chọn chi tiết và sử dụng từ ngữ, câu văn trung hòa về mặt cảm xúc để phản ánh sự khác biệt trong xu hướng sử dụng đồ gốm giữa dân gian và triều đình, giữa dân thành thị và nông thôn thời Lý - Trần.

Câu 6: Những thông tin cơ bản của văn bản này gợi cho bạn (những) suy nghĩ gì về văn hóa dân tộc?

- Văn hóa dân tộc đa dạng, phong phú, nhiều lĩnh vực.

- Văn hóa mang đậm tính cộng đồng, có lịch sử lâu dài, phát triển liên tục.

- Văn hóa thể hiện rõ nét đặc trưng của dân tộc.

  • 4 lượt xem
Sắp xếp theo