- Thiên nhiên ưu đãi cho xứ Huế nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, nhưng Huế thật sự tỏa sáng cùng những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể do con người tạo nên. Nơi đây là xứ hội tụ tinh hoa văn hóa, làm nên một tinh thần, một sắc thái rất riêng của Huế.
- Đây là vùng đất văn hiến, có bề dày lịch sử, văn hoá đặc sắc và truyền thống cách mạng vẻ vang, có nhiều di sản văn hóa, di tích lịch sử và hàng trăm lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, văn hoá Huế.
- Huế từng là địa bàn cư trú của những cộng đồng cư dân mang nhiều sắc thái văn hóa khác nhau, ngày nay vẫn còn lưu giữ trong lòng những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể chứa đựng nhiều giá trị biểu trưng cho trí tuệ và tâm hồn của dân tộc Việt Nam.
- Dự đoán: văn bản viết về sông Hương, có thể là cảnh sắc của sông Hương, sự gắn bó của dòng sông với thành phố Huế.
- Đoạn văn này miêu tả khúc sông ở thượng nguồn.
- Nét đẹp riêng của khúc sông này:
→ Sông Hương toát lên vẻ đẹp dữ dội khi nó qua dãy Trường Sơn hoang dại.
→ Sông Hương hiện lên như một sinh thể có tính cách, có tâm hồn, càng làm tăng thêm sức quyến rũ của dòng sông. Nó mang vẻ đẹp căng tràn sức sống, mạnh mẽ, khỏe khoắn.
→ Rừng già đã bồi đắp cho con sông phù sa trù phú. Đó là nguồn sinh lực dồi dào để sông Hương nuôi dưỡng cả cánh đồng Châu Hóa.
- Vẻ đẹp của sông Hương trước khi vào thành phố Huế là cái đẹp mềm mại của một người con gái đang phô khoe những đường cong tuyệt mĩ, vẻ đẹp trữ tình, bừng lên sức sống.
- Sông Hương được cảm nhận bằng các giác quan với sự tinh tế và nhạy cảm của một người nghệ sĩ – vừa là một họa sĩ tài ba vừa là một nhạc sĩ rung cảm đắm say trước cái đẹp của sông Hương.
- Ta cảm nhận được một tình cảm yêu mến, gắn bó tha thiết, một niềm tự hào và thái độ trân trọng, gìn giữ của nhà văn đối với vẻ đẹp tự nhiên, màu sắc văn hóa của dòng sông quê hương.
- Sông Hương và Huế có một mối quan hệ gắn bó, khăng khít với nhau. Nền âm nhạc cổ điển Huế được bắt nguồn từ những cảm hứng của người nghệ sĩ trên chính dòng sông này. Toàn bộ nền âm nhạc ấy trong cảm nhận của tác giả chỉ thực sự là chính nó khi “sinh thành trên mặt nước” của Hương giang “trong một khoang thuyền nào đó giữa tiếng nước rơi bán âm của những mái chèo khuya”.
- Sông Hương như một nhân chứng lịch sử của kinh thành Huế. Dòng sông đã tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới phía Nam của nước Đại Việt, soi bóng kinh thành Phú Xuân của Nguyễn Huệ vào thế kỉ 18, sống bi tráng cùng những cuộc khởi nghĩa thế kỉ 19, đi vào thời đại CMT8 và lập bao chiến công qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ,...
→ Đó là dòng sông “của thời gian ngân vang, của sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc. Khi nghe lời gọi, nó biết cách tự hiến đời mình làm một chiến công, để rồi nó trở về với cuộc sống bình thường, làm một người con gái dịu dàng của đất nước”
- Góc nhìn thiên nhiên:
- Góc nhìn lịch sử: chứng nhân lịch sử, gắn bó với mọi biến cố của Huế.
- Góc nhìn văn hóa: Sông Hương là cái nôi của âm nhạc cổ điển Huế; dòng sông ấy không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ (mang nhiều sắc thái khác nhau trong thơ Tản Đà, Cao Bá Quát, Bà Huyện Thanh Quan, Tố Hữu…).
- "bản trường ca của rừng già", "cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại", là "người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở", "người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại được người tình mong đợi đến đánh thức", "điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế"...
- "rầm rộ giữa những bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như những cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng".
- "Tôi thích nhất một huyền thoại kể rằng vì yêu quý con sông xinh đẹp của quê hương, con người ở hai bờ đã nấu nước của trăm loại hoa đổ xuống dòng sông để làn nước thơm tho mãi mãi".
Hoàng Phủ Ngọc Tường đã mở đầu bài kí của mình bằng câu văn mang tính chủ quan: “Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến, hình nhưu chỉ có sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất.” Lời nhận xét thể hiện niềm tự hào của mình với dòng sông Hương, ông đã đặt ngang hàng Hương Giang với vẻ đẹp các dòng sông trên thế giới. Thủy trình của sông Hương bắt đầu từ thượng lưu, nơi mà sông Hương trong cảm nhận của nhà văn giống như: “bản trường ca của rừng già”. Tên gọi ấy xuất phát từ cội nguồn của dòng sông là đại ngàn của Trường Sơn hùng vĩ. Sông Hương toát lên vẻ đẹp dữ dội khi nó qua dãy Trường Sơn hoang dại mà người đọc khó có thể quên được những câu văn tùy bút đẹp như một bản nhạc đủ nốt trầm bổng: “rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn”. Những động từ mạnh, những cấu trúc điệp lại liên tiếp đã khiến cho con sông hiển hiện như một khúc ca dài bất tận của thiên nhiên. Nhưng trường ca không chỉ có sức mạnh mà còn trong bản chất của mình còn có những nét trữ tình bay bổng: “Có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi của màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng.” Người đọc như được ngân nga những nốt nhạc dịu dàng, say đắm của sông Hương xứ Huế. Để tạo nên sự man dại của dòng sông ở phần thượng nguồn, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã sử dụng dày đặc nghệ thuật đối lập, tương phản, so sánh để kích thích thích trí tưởng tượng của người đọc và từ đó độc giả được thỏa sức tưởng tượng những vẻ đẹp khác nhau của dòng sông.
Cuối cùng sông Hương cũng đến được nơi mà nó cần đến, cũng gặp được “người tình mong đợi”. Sông Hương “vui tươi hẳn lên giữa những bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long “để rồi giáp mặt thành phố ở cồn Giã Viên” Đó là quy luật tất yếu. Có ai từng quá nửa hành trình trong cuộc đời mình đi tìm người tình trong mộng với bao gian nao, vất vả giờ đây khi gặp được lại không vui? Dòng sông lúc này chảy “thật chậm, thật chậm” như để tìm kiếm, ngắm nhìn trọn vẹn thành phố yêu dấu nằm sâu trong tâm thức dòng sông tự bao giờ. Rồi con sông rộ lên một niềm vui khi nhìn thấy “chiếc cầu trắng” đó là cầu Trằng Tiền, và mỗi nhịp cầu như một nhịp đập, nhịp thở của người dân cố đô. Mỗi nhịp cầu được thi vị hóa như một vành trăng non, nghiêng mình soi bóng trên dòng sông xanh biếc, trầm mặc như nhớ thương ai toát lên nét đẹp rất riêng của Huế và gợi liên tưởng đến dòng sông Đà của Nguyễn Tuân: “Chao ôi! Trông con sông vui như nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng.”
“Từ đây, như đã tìm đúng đường về, sông Hương vui tươi hẳn lên… chao nhẹ trên mặt nước như những vấn vương của một nỗi lòng”. Tìm và phân tích một vài đoạn khác trong văn bản có đặc điểm tương tự.
- Yếu tố tự sự: giữa những biền bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long, kéo một nét thẳng thực theo hướng tây nam – đông bắc; nơi cuối con đường là chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời.
- Yếu tố trữ tình: như đã tìm đúng đường về, sông Hương vui tươi hẳn lên; nơi cuối con đường, nó đã nhìn thấy chiếc cầu trắng…nhỏ nhắn như những vành trăng non.
→ Tác dụng: Vừa cho thấy những quan sát, trải nghiệm của tác giả, vừa thể hiện tình cảm, cảm xúc của người viết với dòng sông; Đồng thời giúp cho câu văn trở nên trong trẻo, có hồn và có tình hơn; lột tả được hết những vẻ đẹp của sông Hương khi đi qua.
* Phân tích đoạn văn: “Sông Hương là vậy…. khuôn mặt thực của dòng sông.”
- Yếu tố tự sự: Thỉnh thoảng, tôi vẫn còn gặp trong những ngày nắng đem áo ra phơi, một sắc áo cưới của Huế ngày xưa, rất xưa…
- Yếu tố trữ tình: Sông Hương là vậy, là dòng sông của thời gian ngân vang, của sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc,...
⇒ Tác dụng: Giúp người đọc hình dung rõ hơn về vẻ đẹp của dòng sông, sông Hương thực sự trở thành một người con gái của xứ Huế với vẻ đẹp đặc trưng trong sắc áo màu điều lục, màu tím tha thiết, thủy chung, dịu dàng, đằm thắm.
- Biện pháp điệp cấu trúc: “rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn”.
→ Khiến cho con sông hiển hiện như một khúc ca dài bất tận của thiên nhiên.
- Biện pháp tương phản: “Có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi của màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng.”
→ Tác dụng: Kích thích thích trí tưởng tượng của người đọc và từ đó độc giả được thỏa sức tưởng tượng những vẻ đẹp khác nhau của dòng sông.
- Biện pháp so sánh: “sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại”
→ Tác dụng: làm sông Hương hiện lên như một sinh thể có tính cách, có tâm hồn, càng làm tăng thêm sức quyến rũ của dòng sông.
- Biện pháp nhân hóa: “sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long”
→ Tác dụng: khiến sông Hương trở nên sinh động, có hồn, gần gũi và thân thiết với con người.
- Cảm hứng thẩm mĩ: Bài kí ngợi ca vẻ đẹp sông Hương nói riêng, của thiên nhiên, con người Việt Nam nói chung, qua đó thể hiện niềm tự hào và tình yêu tha thiết với quê hương, đất nước của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
- Cách thể hiện:
- Vai trò của sông Hương trong tư cách “người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở” được nói đến trong đoạn đầu đã được thể hiện tiếp trong phần còn lại của văn bản.
- Không gian sông nước êm đềm, thơ mộng ấy cơ hồ chính là nguồn cảm hứng bất tận để “toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế được sinh thành trên mặt nước của dòng sông này”,… “Người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở” ấy đã đắp bồi nên một nền âm nhạc cổ điển đáng trân quý giữa cái không gian trầm mặc của kinh thành lăng tẩm.
- Dòng sông đã khơi nguồn cảm hứng thi ca nghệ thuật ở biết bao tâm hồn nghệ sĩ. Liên tưởng đến “Nguyễn Du đã bao năm lênh đênh trên quãng sông này, với một phiến trăng sầu”, nhà văn nhắc đến “những bản đàn đã đi suốt đời Kiều”.
Việc tác giả có những phát hiện đặc biệt về sông Hương đã đem đến cho người đọc bài học về cách quan sát và cảm nhận về cuộc sống xung quanh: cái nhìn từ những góc độ khác nhau: địa lí, lịch sử, văn hóa… sẽ mang đến cho chúng ta góc nhìn với những vẻ đẹp và cảm nhận khác nhau mới lạ cùng nhiều những cung bậc cảm xúc về diện mạo, tâm tình...
Sáng tác một bài thơ, vẽ một bức tranh,… về hình tượng sông Hương (hoặc về sông núi quê hương của bạn).