Đọc mở rộng theo thể loại: Âm mưu và tình yêu (Si-le)

Câu 1: Liệt kê một số hành động của các nhân vật góp phần phát triển mâu thuẫn, xung đột kịch trong văn bản.

Bảng a. Những hành động giãi bày, khẳng định tình yêu của Luy-dơ trong Hồi I - Cảnh 1

Tình huống nảy sinh xung đột

Hành động của Luy-dơ

  • Luy-dơ từ nhà thờ về nhà, ông Min-le không hài lòng khi biết Luy-dơ chưa thể quên Phéc-đi-năng.
  • Hồn nhiên bộc lộ nỗi nhớ và mong mỏi được gặp Phéc-đi-năng
  • Ông Min-le dùng tình cha con và lời lẽ thiết tha để thuyết phục Luy-dơ phải quên hẳn Phéc-đi-năng, tránh một kết cục không tốt.
  • Hồn nhiên bảo vệ tình yêu của mình và cầu mong cha hiểu cho lòng mình; có lúc nàng đồng nhất tình yêu với những gì tốt đẹp nhất mà Chúa có thể ban tặng.
  • Luy-dơ dần chìm đắm vào đời sống nội tâm.
  • Mỗi lúc một chìm sâu vào đời sống nội tâm với hình ảnh tiếng nói tưởng tượng.

Bảng b. Những hành động xoay quanh cuộc đấu tranh bảo vệ tình yêu và danh dự của Phéc-đi-năng trong Hồi II - Cảnh 2

Tình huống, xung đột

Hành động của Phéc-đi-năng

  • Luy-dơ bị đau đớn, ngã ngất bởi sự nhục mạ của Van-te.
  • Phéc-đi-năng lao đến che đỡ cho Luy-dơ và tỏ rõ sự căm giận đối với cha mình.
  • Luy-dơ và ông bà Min-le bị Tể tướng Van-te uy hiếp, nhục mạ, hô hào nhân viên pháp đình bắt trói, tống giam, treo lên giá nhục hình,...
  • Phéc-đi-năng kháng cự lệnh của Tể tướng, đâm bị thương nhân viên pháp đình; tuyên bố kháng cự đến cùng và bằng mọi cách để bảo vệ Luy-dơ; ba lần nêu câu hỏi vừa cầu xin vừa thách thức: “cha vẫn cương quyết không chuyển chăng?”.
  • Van-te vẫn cương quyết không chuyển.
  • Phéc-đi-năng tuyên bố sẽ dùng đến phương kế của loài ma quỷ: tố giác bí mật tội ác của Tể tướng cho cả thành phố biết.

Câu 2: Theo bạn, chủ đề “Âm mưu và tình yêu” được thể hiện trong Hồi I - Cảnh 1 và Hồi II - Cảnh 2 có gì khác nhau? Nguyên nhân chính dẫn đến tình huống căng thẳng và xung đột giữa hai cha con Van-te, Phéc-đi-năng trong hồi II - Cảnh 2 là gì?

- Hồi I - Cảnh 1 tập trung vào chủ đề tình yêu, Hồi II - Cảnh 2 thể hiện cả chủ đề tình yêu và âm mưu: âm mưu hủy hoại tình yêu, tình yêu bất khuất trước âm mưu. Đó là sự khác nhau trong cách triển khai chủ đề. Các chủ đề dù khác nhau vẫn liên hệ mật thiết trong quan hệ nhân hỏa và tiếp nối.

→ Nguyên nhân chính dẫn đến tình huống căng thẳng và xung đột giữa hai cha con Van-te – Phéc-đi-năng trong Hồi II – Cảnh 2 là do người cha ngăn cấm tình yêu của người con.

Câu 3: Phân tích nét tính cách nổi bật của một trong hai nhân vật Thiếu tá Phéc-đi-năng, Tể tướng Phôn Van-te. Cho biết nguyên nhân nào làm nảy sinh và phát triển xung đột bi kịch giữa hai nhân vật này.

- Phéc-đi-năng: nhân vật hiện thân cho cái cao cả.

  • Có tình yêu mãnh liệt, chân thành.
  • Là người trọng danh dự.
  • Có ý chí đấu tranh, quyết liệt bảo vệ tình yêu, sự công bằng.

- Van-te: hiện thân cho cái thấp kém.

  • Âm mưu đen tối, ích kỉ, đê hèn.
  • Hành động, nói năng ngang ngược, ngạo mạn.
  • Để đạt được mục đích riêng, sẵn sàng chà đạp, xúc phạm nhân cách của người khác.

Câu 4: Nhận xét về cách miêu tả, thể hiện diễn biến tâm lí, ngôn ngữ đối thoại, cử chỉ hành động của Luy-do.

- Diễn biến tâm lý của Luy-dơ tinh tế và phức tạp vì hiểu được số phận và tình yêu ngang trái trong hoàn cảnh oái oăm. Điều này được tác giả thể hiện qua cử chỉ, hành vi và đối thoại, độc thoại của Luy-dơ.

Câu 5: Nhận xét về cách sử dụng ngôn ngữ kịch trong Hồi I – Cảnh 1 và/ Hồi II – Cảnh 2 (cách phân bố lời thoại cho các nhân vật nhiều hay ít, dài hay ngắn, có hợp lí không, vì sao,...).

- Ngôn ngữ kịch trong Hồi I - Cảnh 1 và / Hồi II - Cảnh 2 mang những đặc điểm của ngôn ngữ kịch nói chung: chủ yếu là ngôn ngữ đối thoại, độc thoại của nhân vật, là ngôn ngữ biểu đạt hành động kết hợp một cách chọn lọc với các chỉ dẫn sân khấu của tác giả. Đặc biệt ngôn ngữ kịch ở đây giàu kịch tính, tạo tương tác qua lại và dẫn dắt xung đột kịch phát triển nhanh chóng, hợp lí.

Câu 6: Trong văn bản trên, nhân vật nào mang đặc điểm rõ nhất của nhân vật bi kịch? Căn cứ vào đâu để bạn kết luận như vậy?

- Nhân vật Phéc-đi-năng:

  • Có bản chất tốt đẹp, có khát vọng vượt lên và thách thức số phận.
  • Có những nhược điểm trong hành xử hoặc sai lầm trong đánh giá.
  • Kết cuộc phải trả giá đắt thậm chí bằng cả cuộc đời mình và những gì mình trân trọng.

Câu 7: Nêu một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết phần văn bản trên (trích trong Âm mưu và tình yêu) thuộc thể loại bi kịch.

- Vở kịch đã phản ánh xung đột giữa những nhân vật tốt đẹp với những xấu xa.

- Tuy nhiên, những người có nhân cách tốt trong thể loại bi kịch luôn không có kết cục tốt đẹp và trong vở kịch này cũng vậy.

  • 61 lượt xem
Sắp xếp theo