Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (Nguyễn Huy Tưởng)

Câu 1: Tóm tắt diễn biến sự kiện và hành động của các nhân vật từ lớp I đến lớp IX.

Lớp I, II, III: Biết có biến, Đan Thiềm gặp Vũ Như Tô, nhiều lần khuyên ông chạy trốn nhưng Vũ Như Tô không nghe.

Lớp IV: Sau khi giết vua, phe khởi loạn lập triều đình mới, thợ xây đài và đám đông dân chúng hùa theo phe khởi loạn chống lại Vũ Như Tô.

Lớp V, VI: Những ai thân cận với vua Lê Tương Dực đều bị truy đuổi, bắt bớ, chém giết. Đan Thiềm hiểu rằng Vũ Như Tô đã hết cơ hội bỏ trốn.

Lớp VII: Quân khởi loạn kéo đến, Vũ Như Tô, Đan Thiềm bị kết tội, bị sỉ nhục và bắt trói. Đan Thiềm bị giải đi, nàng vĩnh biệt Vũ Như Tô trong đau đớn, tuyệt vọng.

Lớp VIII: Vũ Như Tô một mực không tin mình có tội, vẫn nuôi hi vọng rằng: An Hòa Hầu, một trong những kẻ cầm đầu phe khởi loạn sẽ giúp ông tiếp tục xây xong Cửu Trùng Đài.

Lớp IX: Cửu Trùng Đài vốn đã sắp hoàn thành lại bị chính An Hòa Hầu đốt thành tro bụi. Vũ Như Tô hiểu rằng mọi cơ hội đã chấm hết, mộng lớn tan tành. Ông chấp nhận bị giải ra pháp trường, đón nhận cái chết.

Câu 2: Qua hệ thống nhân vật ở các lớp kịch, hãy xác định những xung đột cơ bản của tác phẩm.

(1) Giữa triều đình Lê Tương Dực với phe khởi loạn: Trịnh Duy Sản vừa muốn chiếm quyền lực, vừa muốn rửa mối nhục bị vua phạt đòn giữa chợ, đã cầm đầu phe khởi loạn giết vua, hoàng hậu, truy bức những ai thuộc phe triều đình.

(2) Giữa nhân dân với hôn quân bạo chúa; giữa dân chúng - thợ xây đài với Vũ Như Tô:

- Nhân dân nổi giận vì cảnh sống trong khốn khổ, dịch bệnh của người lao động còn vua quan, cung nữ trong triều lại sống quá xa hoa.

- Thợ xây đài lao dịch vất vả, oán giận nhưng Vũ Như Tô vẫn không hề hay biết.

(3) Xung đột giữa thực tế đời sống và lí tưởng sáng tạo của Vũ Như Tô: Thực tế đời sống của thợ thuyền, dân chúng thì quá khốn khổ; trong khi khát vọng, ý chí sáng tạo của Vũ Như Tô thì quá cao xa và đầy hệ lụy.

(4) Xung đột trong quan niệm về cách ứng xử giữa Đan Thiềm và Vũ Như Tô:

- Đan Thiềm tỉnh táo, sáng suốt, tốt bụng, khuyên Vũ Như Tô đi trốn.

- Vũ Như Tô mê muội, bướng bỉnh, không nghe và không tin mình có tội.

→ Vũ Như Tô vỡ mộng và chịu chung số phận với hôn quân bạo chúa.

Câu 3: Bạn hình dung thế nào về công trình “Cửu Trùng Đài” mà Vũ Như Tô đang xây dựng dở dang? Việc xây dựng công trình ấy có phải là nguyên nhân chính gây nên bạo loạn và kết cuộc bi thảm ở cuối hồi V hay không? Vì sao?

(1) Hình dung:

- Cửu Trùng Đài là một công trình kiến trúc kì vĩ.

- Để hoàn thành công trình, cần một kiến trúc sư tài giỏi, những người thợ tốt và phải huy động nhiều tiền bạc, nhân công, vật lực.

(2) Lí giải: Nhìn từ quan hệ dân chúng - thợ xây đài với hôn quân bạo chúa hay Vũ Như Tô, tác giả của công trình, cái đài tốn kém tiền bạc, nhân tài, vật lực chính là nguyên nhân khiến họ nổi dậy, tức là nguyên nhân trực tiếp của xung đột; nhìn từ quan hệ giữa triều đình và phe nổi loạn, Cửu Trùng Đài là bằng chứng để kết tội triều đình, là cái cớ để bạo loạn, triệt hạ đối phương.

Câu 4: Nhận xét về ngôn ngữ đối thoại, độc thoại của hai nhân vật Vũ Như Tô và Đan Thiềm qua các lớp kịch.

- Vũ Như Tô: Lời thoại ít nhưng đã thể hiện sinh động, nổi bật hành động, tình cảm, tính cách của ông trong các tình huống cụ thể;

- Đan Thiềm: Có một vài lời độc thoại nhưng chủ yếu là đối thoại, điều này phù hợp với hành động nhân vật, bối cảnh bạo loạn nguy cấp.

  • Bà tha thiết khuyên nhủ, thúc giục Vũ Như Tô đi trốn với dày đặc những câu cầu khiến lặp lại trong lời thoại.
  • Bà không tiếc lời bênh vực, van xin phe khởi loạn tha cho ông.
  • Tỏ rõ sự trân quý, đau đớn, thương xót trước cảnh Cửu Trùng Đài và Vũ Như Tô bị triệt hạ.

→ Chủ yếu là ngôn ngữ đối thoại, thể hiện sinh động tình huống xung đột, hành động, tính cách của nhân vật và không khí, nhịp điệu của cuộc sống trong cơn bạo loạn.

Câu 5: Chỉ ra điểm tương đồng, khác biệt trong tính cách của hai nhân vật Đan Thiềm, Vũ Như Tô trước tình huống bạo loạn, nguy hiểm đối với sinh mệnh của Cửu Trùng Đài và đối với bản thân họ. Cho biết Vũ Như Tô mang những đặc điểm nào của nhân vật chính của bi kịch.

(1) Tương đồng:

- Cùng quý trọng cái đẹp, hiểu rõ giá trị của Cửu Trùng Đài.

- Cùng quý trọng đối phương, xem nhau là tri kỉ.

(2) Khác biệt:

Khía cạnh biểu hiện

Đan Thiềm Vũ Như Tô
Lúc chưa có bạo loạn
  • Là một cung nữ quý trọng cái đẹp, khả năng sáng tạo của người nghệ sĩ kì tài.
  • Là một nghệ sĩ kì tài, giàu ý chí, khát vọng sáng tạo; tác giả của công trình kiến trúc có một không hai.
Khi biết tin có bạo loạn
  • Thấy rõ nguy cơ, nguy hiểm, đưa ra lời khuyên tỉnh táo, sáng suốt, thức thời.
  • Quá tự tin vào ý nghĩa của việc mình làm, tức thời bướng bỉnh, không chịu nghe lời khuyên.
Trước hoàn cảnh khẩn cấp, nguy khốn
  • Hết lòng bảo vệ Vũ Như Tô, sẵn sàng chết thay để Vũ Như Tô được sống và sáng tạo.
  • Khát vọng và ý chí xây đài bị cho là mê muội, mù quáng, ảo tưởng nên phải trả giá khủng khiếp.

(3) Đặc điểm nhân vật chính của bi kịch:

- Có bản chất tốt đẹp, có khát vọng vượt lên và thách thức số phận nhưng cũng có những nhược điểm trong cách hành xử hoặc sai lầm trong đánh giá.

  • Vũ Như Tô là người nghệ sĩ kì tài, giàu khát vọng, ý chí sáng tạo, sẵn sàng thách thức số phận, quyết hoàn thành tác phẩm, thực hiện mộng lớn.
  • Có những nhược điểm trong cách hành xử hoặc sai lầm trong đánh giá: cố chấp, mê muội, ảo tưởng,...

- Phải trả giá rất đắt, thậm chí bằng cả cuộc đời của mình và những gì mình trân trọng do chính các nhược điểm, sai lầm của bản thân.

  • Vũ Như Tô phải trả giá đắt, mất mát khủng khiếp.

Câu 6: Thể loại bi kịch thường kết thúc với cái chết hoặc sự mất mát khủng khiếp của nhân vật. Từ đoạn kết của bi kịch Vũ Như Tô, hãy chỉ ra những mất mát mà nhân vật chính phải gánh chịu.

- Bị dân chúng, thợ xây đài hiểu lầm, oán thán.

- Bị phe phản nghịch và người đời kết tội, mất danh dự.

- Mất người tri kỉ Đan Thiềm.

- Cửu Trùng đài bị đốt thành tro bụi, mộng lớn tiêu tan.

- Đón nhận cái chết.

Câu 7: Theo bạn, bi kịch Vũ Như Tô là tác phẩm có một chủ đề hay nhiều chủ đề? Điều đó đã được thể hiện trong hồi V (Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài) như thế nào?

- Mâu thuẫn giữa triều đình và phe khởi loạn; giữa nhân dân và hôn quân bạo chúa Lê Tương Dực.

- Thể hiện tình cảnh ngang trái và số phận bi thương của người nghệ sĩ giàu tài năng, khát vọng nhưng bị dân chúng, người đời hiểu lầm và oán giận.

- Ngợi ca những tâm hồn tri kỉ, đồng điệu

Câu 8: Qua văn bản trên, tác giả muốn thể hiện tư tưởng và thông điệp gì? Tư tưởng và thông điệp đó còn có ý nghĩa đối với đời sống đương đại không?

- Phê phán các phe cánh triều đình vì lối sống xa hoa, tham vọng quyền lực mà gây nên cảnh loạn lạc, lôi kéo dân chúng vào vòng bạo lực, can qua.

- Phê phán những người nghệ sĩ vì thực hiện mộng lớn của bản thân mà đối lập với cuộc sống nhân dân.

- Niềm băn khoăn về phẩm chất người nghệ sĩ,...

  • 8 lượt xem
Sắp xếp theo