Thực hành tiếng Việt: Bài 5 (trang 127 - 128)

Câu 1: Đọc lại phần tri thức tiếng Việt, mục Tri thức Ngữ văn của bài này và bài 3 để thực hiện bảng so sánh sau:

Đặc điểm

Ngôn ngữ viết Ngôn ngữ nói
Phương tiện thể hiện
  • Được thể hiện bằng chữ viết, hệ thống dấu câu, các kí hiệu văn tự.
  • Được thể hiện bằng lời nói; đa dạng về ngữ điệu, góp phần thể hiện thông tin, thái độ của người nói.
Từ ngữ
  • Sử dụng từ ngữ chọn lọc, phù hợp với từng phong cách; tránh sử dụng khẩu ngữ và từ ngữ địa phương.
  • Thường sử dụng khẩu ngữ, từ ngữ địa phương, tiếng lóng, trợ từ, thán từ, từ ngữ chêm xen, đưa đẩy,...
Câu
  • Sử dụng câu dài, nhiều thành phần nhưng được tổ chức mạch lạc, chặt chẽ.
  • Thường sử dụng cả câu tỉnh lược và câu có yếu tố dư thừa, trùng lặp.
Phương tiện kết hợp
  • Có thể kết hợp các phương tiện ngôn ngữ như: hình ảnh, sơ đồ, biểu đồ,...
  • Có thể kết hợp các phương tiện phi ngôn ngữ như: nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ,...

Câu 2: Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ viết thể hiện trong các đoạn trích sau:

a. Hai mâu thuẫn cơ bản của vở kịch được thể hiện qua xung đột chính của vở kịch. Thứ nhất, đó là xung đột giữa giai cấp thống trị thối nát, xa hoa, trụy lạc với nhân dân khốn khổ, lầm than. Mâu thuẫn này đã được giải quyết khi vua Lê Tương Dực bị giết, Nguyễn Vũ tự sát. Thứ hai, đó là xung đột giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu, thuần tuý với lợi ích trực tiếp, thiết thực của nhân dân. Mâu thuẫn này không được giải quyết rạch ròi, dứt khoát.

(Nguyễn Đăng Mạnh (Chủ biên), Ngữ văn 11, tập một)

b. Việc Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài cho Tô Tương Dực theo lời khuyên của Đan Thiềm là nguyên nhân trực tiếp làm nảy sinh xung đột bi kịch. Tuy nhiên, đây không phải là xung đột thông thường mà là xung đột vừa mang tính lịch sử, vừa mang tính nhân loại.

(Phạm Vĩnh Cư, Bàn thêm về bi kịch Vũ Như Tô)

  Đoạn trích a Đoạn trích b
Phương tiện thể hiện
  • Được thể hiện bằng chữ viết, hệ thống dấu câu, các kí hiệu văn tự
Từ ngữ
  • Sử dụng từ ngữ chọn lọc, liên quan đến thể loại bi kịch và nội dung vở kịch “Vũ Như Tô” (mâu thuẫn cơ bản, xung đột chính, Lê Tương Dực,...); không sử dụng khẩu ngữ và từ ngữ địa phương.
  • Sử dụng từ ngữ chọn lọc, liên quan đến thể loại bi kịch và nội dung vở kịch “Vũ Như Tô” (xung đột bi kịch, tính lịch sử, tính nhân loại, Cửu Trùng Đài, Vũ Như Tô,...); không sử dụng khẩu ngữ và từ ngữ địa phương.
Câu
  • Sử dụng câu dài nhưng được tổ chức mạch lạc, chặt chẽ. Ví dụ: Thứ nhất, đó là xung đột giữa giai cấp thống trị thối nát, xa hoa, trụy lạc với nhân dân khốn khổ, lầm than.
  • Sử dụng câu dài nhưng được tổ chức mạch lạc, chặt chẽ. Ví dụ: Tuy nhiên, đây không phải là xung đột thông thường mà là xung đột vừa mang tính lịch sử, vừa mang tính nhân loại.

Bài 3: Điều chỉnh các câu dưới đây cho phù hợp với ngôn ngữ viết

a. Hôm nay, cô giáo em mặc một bộ áo dài đẹp hết sảy.
→ Hôm nay, cô giáo em mặc một bộ áo dài rất đẹp.

b. Hành động kì cục của ông ấy khiến cả nhà cảm thấy rối nùi.
→ Hành động kì quặc của ông ấy khiến cả nhà cảm thấy rối bời.

c. Đường bay quốc tế đã mở tung, du khách nước ngoài tha hồ đến Việt Nam du lịch.
→ Đường bay quốc tế đã mở nên du khách nước ngoài rất thuận lợi khi đến Việt Nam du lịch.

d. Bà ấy đói quá nên đã xơi tất tần tật các món ăn trên bàn.
→ Vì quá đói nên bà ấy đã ăn hết các món ăn trên bàn.

  • 5 lượt xem
Sắp xếp theo