Bài tập cuối chương 9 Quan hệ giữa các yếu tố trong một tam giác

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 20 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 20 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Xác định số khẳng định đúng

    Cho \widehat{xOy} có tia phân giác Oz. Trên tia Ox lấy điểm A bất kì. Từ A kẻ đường thẳng vuông góc với Ox, đường thẳng này cắt Oz tại H và cắt Oy tại K. Lấy điểm B trên tia Ox sao cho KA là đường phân giác của \widehat{OKB}. Kẻ HI\bot OK;(I \in OK). Có bao nhiêu khẳng định đúng trong các khẳng định dưới đây?

    i) \Delta OAK = \Delta BAK

    ii) HA = HI

    iii) A là trung điểm của OB.

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa

    i) \Delta OAK = \Delta BAK

    Xét tam giác OAK và tam giác BAK có:

    AK là cạnh chung

    \widehat{OAK} = \widehat{BKA} (vì KA là đường phân giác của \widehat{OKB}

    \widehat{OKA} = \widehat{BAK} =
90^{0}

    Do đó \Delta OAK = \Delta BAK(cgv -
gnk)

    ii) HA = HI

    Tam giác OKB có hai đường phân giác OH, KH cắt nhau tại H.

    Suy ra H cách đều OK và OB (tính chất ba đường phân giác của tam giác)

    Do đó HA = HI (do HA\bot OB;HI\bot
OK)

    iii) A là trung điểm của OB.

    Ta có: \Delta OAK = \Delta
BAK(cmt)

    Suy ra OA = AB (cặp cạnh tương ứng)

    Khi đó A là trung điểm của OB.

    Vậy cả 3 khẳng định đều đúng.

  • Câu 2: Vận dụng
    Chọn đáp án đúng

    Cho \bigtriangleup ABC cân tại A\widehat{A} = 40^{\circ}, đường trung trực của AB cắt BCD. Số đo \widehat{CAD} là.

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa

    Theo đề bài ta có \bigtriangleup
ABC cân tại A nên \widehat{BCA} =
\widehat{ABC}

    Trong \bigtriangleup ABC ta có \widehat{BAC} + \widehat{ABC} +
\widehat{ACB} = 180^{\circ} (định lí tổng ba góc trong tam giác)

    \Rightarrow \widehat{ACB} =
\widehat{ABC} = \frac{180^{\circ} - \widehat{BAC}}{2}

    \Rightarrow \widehat{ACB} =
\widehat{ABC} = \frac{180^{\circ} - 40^{\circ}}{2}

    \Rightarrow \widehat{ACB} =
\widehat{ABC} = 70^{\circ}

    Vi D thuộc đường trung trực của AB \Rightarrow AD = BD (tính chất đường trung trực của đoạn thẳng)

    \Rightarrow \bigtriangleup ABD cân tại D (dấu hiệu nhận biết tam giác cân) \Rightarrow \widehat{BAD} = \widehat{ABD} =
70^{\circ}

    \Rightarrow \widehat{BAC} +
\widehat{CAD} = 70^{\circ}

    \Rightarrow \widehat{CAD} = 70^{\circ} -
\widehat{CAB}

    \Rightarrow \widehat{CAD} = 70^{\circ} -
40^{\circ}

    \Rightarrow \widehat{CAD} =
30^{\circ}

  • Câu 3: Vận dụng cao
    Chọn đáp án sai

    Cho \widehat{xOy} có tia phân giác là Oz. Trên tia Ox lấy điểm A sao cho OA= 4cm. Từ A kẻ đường thẳng vuông góc với Ox cắt Oz tại H, cắt Oy tại K. Lấy điểm B trên tia Ox sao cho A là trung điểm của OB. Hạ HI\bot
OK tại I. Biết OH = 5cm, tính khoảng cách từ H đến BK.

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa

    Xét tam giác OBKKA vừa là đường cao vừa là đường phân giác.

    Suy ra tam giác OBK cân tại K

    Suy ra KA là đường phân giác của tam giác OBK

    Suy ra H là giao của ba đường phân giác trong tam giác OBK.

    Suy ra HI = HA = HD(1)

    Xét \bigtriangleup OAH vuông tại A.

    Theo định lý Pytago ta có AH = 3cm (2)

    Từ (1) và (2) suy ra HI = HA = HD =3cm.

  • Câu 4: Thông hiểu
    Chọn kết luận đúng

    Cho tam giác ABC, gọi O là giao điểm của ba đường trung trực trong \Delta ABC. Xét các khẳng định sau:

    i) OA = OB = OC

    ii) AB + AC + BC < 6.OA

    Chọn khẳng định đúng?

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa

    Vì O là giao điểm của ba đường trung trực trong tam giác ABC nên OA = OB = OC (tính chất ba đường trung trực của tam giác)

    Trong tam giác OAB có OA + OB > AB (bất đẳng thức tam giác)

    Tương tự trong tam giác OAC có: OA + OC > AC (bất đẳng thức tam giác)

    Trong tam giác OBC có OB + OC > BC (bất đẳng thức tam giác)

    Suy ra 2OA + 2OB + 2OC > AB + AC + BC

    Suy ra 6OA > AB + AC + BC

    Vậy cả 2 khẳng định đều đúng.

  • Câu 5: Nhận biết
    Chọn đáp án thích hợp

    Cho hình vẽ sau:

    Chọn khẳng định đúng:

    Hướng dẫn:

    Khẳng định đúng là: AC >
AB.

  • Câu 6: Vận dụng cao
    Tính số đo góc

    Cho \bigtriangleup ABCAB:AC:BC = 5:5:7. Khẳng định đúng về các góc của \bigtriangleup ABC

    Hướng dẫn:

    \bigtriangleup ABCAB:AC:BC = 5:5:7 nên AB = AC < BC

    Suy ra \widehat{B} = \widehat{C} <
\widehat{A}.

  • Câu 7: Nhận biết
    Chọn kết luận đúng

    Điền số thích hợp vào chỗ trống: “Trọng tâm của một tam giác cách mỗi đỉnh một khoảng bằng … độ dài đường trung tuyến đi qua đỉnh ấy”.

    Hướng dẫn:

    Ba đường trung tuyến cùng đi qua một điểm. Điểm đó cách mỗi đỉnh một khoảng bằng \frac{2}{3} độ dài đường trung tuyến đi qua đỉnh ấy.

  • Câu 8: Thông hiểu
    Chọn đáp án đúng

    Cho tam giác ABC có ba góc nhọn (AB < AC) đường cao AH. Lấy D là điểm thuộc đoạn HC, vẽ DE vuông góc với AC, E thuộc AC. Gọi K là giao điểm của AH và DE. Khẳng định nào sau đây đúng?

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa

    Ta có tam giác AKC có CH, KE là hai đường cao

    Mà AH cắt kE tại D

    Suy ra D là trực tâm của tam giác AKC

    Do đó AD vuông góc với CK.

  • Câu 9: Vận dụng
    Chọn kết luận đúng

    Cho tam giác ABC\widehat{B} + \widehat{C} = 60^{\circ}. Trên tia phân giác AD của góc A lấy điểm I. Trên tia đối của tia AB lấy điểm F, trền tia đối của tia AC lấy điểm E sao cho AE
= AF = AI. Tam giác IEF là tam giác gì?

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa

    Xét tam giác ABC có:

    \widehat{IDE} = \widehat{B} + \widehat{C}
= 60^{0} \Rightarrow \widehat{BAC} = 180^{0} - \left( \widehat{C} +
\widehat{B} ight) = 120^{0} (định lí tổng ba góc trong tam giác)

    Mà AD là tia phân giác \widehat{BAC} nên \widehat{A_{1}} = \widehat{A_{2}} =
\frac{120^{0}}{2} = 60^{0}

    \widehat{EAB} là góc ngoài tại đỉnh A của tam giác ABC nên \widehat{EAB} =
\widehat{B} + \widehat{C} = 60^{0}

    Do đó \widehat{EAB} = \widehat{A_{1}} =
60^{0}

    Tam giác EAI cân tại A

    Mà AB là phân giác nên AB là đường trung trực của IE

    Ta có: \widehat{FAC} =
\widehat{EAB}(hai góc đối đỉnh) nên \widehat{FAC} = 60^{0}

    Do đó AC là phân giác của \widehat{FAI}

    Tam giác FAI cân tại I mà AC là phân giác nên AC là đường trung trực của IF.

    Vì E nằm trên đường trung trực của IF nên EF = EI

    Vì F nằm trên đường trung trực của IE nên EF = FI

    Suy ra EF = EI = FI

    Do đó tam giác IEF là tam giác đều.

  • Câu 10: Nhận biết
    Chọn đáp án đúng

    Trong tam giác ABC có trọng tâm, điểm cách đều ba đỉnh, điểm cách đều ba cạnh trùng nhau. Hỏi tam giác ABC là tam giác gì?

    Hướng dẫn:

    Tam giác ABC có trọng tâm, điểm cách đều ba đỉnh, điểm cách đều ba cạnh trùng nhau thì tam giác này có đường phân giác, đường trung tuyến xuất phát từ cùng đỉnh A, B, C trùng nhau. Theo tính chất tam giác cân thì tam giác ABC là tam giác đều.

  • Câu 11: Thông hiểu
    Chọn đáp án đúng

    Cho tam giác \Delta ABC cân tại A có \widehat{CAB} = 50^{0}, đường trung trực của AB cắt BC tại D. Tính \widehat{DAC}?

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa

    Có tam giác ABC cân tại A

    \Rightarrow \widehat{ABC} = \frac{180^{0}
- \widehat{BAC}}{2} (tính chất tam giác cân) mà \widehat{CAB} = 50^{0}(gt)

    \Rightarrow \widehat{ABC} =
\frac{180^{0} - 40^{0}}{2} = 65^{0}

    Có D thuộc đường trung trực của AB

    Suy ra AD = BD (tính chất trung trực)

    Suy ra tam giác ABD cân tại D

    \Rightarrow \widehat{ABD} =
\widehat{BAD}\widehat{ABD} =
65^{0}

    \Rightarrow \widehat{BAD} =
65^{0}\widehat{CAB} +
\widehat{CAD} = \widehat{BAD}

    \Rightarrow \widehat{CAD} =
\widehat{BAD} - \widehat{CAB} = 65^{0} - 50^{0} = 15^{0}

  • Câu 12: Nhận biết
    Tính độ dài cạnh

    Cho hình vẽ sau:

    Biết AM = 3cm. Độ dài cạnh GM là:

    Hướng dẫn:

    Quan sát hình vẽ, hai đường trung tuyến BN và CP cắt nhau tại G.

    Suy ra G là trọng tâm tam giác ABC.

    Do đó AG = \frac{2}{3}AM \Rightarrow GM =
\frac{1}{3}AM = \frac{1}{3}.3 = 1(cm)

  • Câu 13: Thông hiểu
    Chọn đáp án thích hợp

    Cho \Delta ABC vuông tại BAD là tia phân giác của \widehat{BAC};(D \in BC). Kẻ DF\bot AC tại F. Tính khoảng cách từ D đến đường thẳng AC, DB =
2cm.

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa

    Ta có: \Delta ABD = \Delta AFD (cạnh huyền – góc nhọn)

    \Rightarrow DF = BD = 2cm

    Vậy khoảng cách từ điểm D đến đường thẳng AC2cm.

  • Câu 14: Thông hiểu
    Chọn kết luận đúng

    Cho tam giác ABC có \widehat{B} =
60^{0};\widehat{C} = 50^{0}. Ba đường cao AD, BE và CF cắt nhau tại H. Tính số đo góc \widehat{BHC}?

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh hạ

    Xét tam giác ABC theo định lí tổng ba góc trong tam giác ta có:

    \widehat{A} + \widehat{B} + \widehat{C}
= 180^{0} \Rightarrow \widehat{A} = 180^{0} - \left( \widehat{B} +
\widehat{C} ight) = 70^{0}

    \widehat{BAC} = \widehat{EHC} =
70^{0} (vì cùng phụ với \widehat{HCE})

    \widehat{BHC} + \widehat{EHC} = 180^{0}
\Rightarrow \widehat{BHC} = 110^{0}

  • Câu 15: Nhận biết
    Chọn đáp án thích hợp

    Em hãy chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống: "Trong hai đường xiên kẻ từ một điểm nằm ngoài một đường thẳng đến đường thẳng đó thì đường xiên nào có hình chiếu lớn hơn thì ..."

    Hướng dẫn:

    Hoàn thành câu như sau: “Trong hai đường xiên kẻ từ một điểm nằm ngoài một đường thẳng đến đường thẳng đó thì đường xiên nào có hình chiếu lớn hơn thì lớn hơn".

  • Câu 16: Nhận biết
    Chọn đáp án đúng

    Cho ∆ABC vuông tại A. Hai đường trung trực của hai cạnh AB, AC cắt nhau tại điểm O. Nhận định nào sau đây đúng.

    Hướng dẫn:

    Ba đường trung trực của một tam giác cùng đi qua một điểm. Điểm này cách đều ba đỉnh của tam giác và là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác đó.

    Nhận định đúng: “Điểm O cách đều ba đỉnh của ∆ABC”.

  • Câu 17: Thông hiểu
    Chọn kết luận đúng

    Cho ABC có ba đường trung tuyến AX;BY;CZ cắt nhau tại G. Biết GA =
GB = GC. Kết luận nào sau đây đúng?

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa

    Vì G là trọng tâm tam giác ABC nên theo tính chất trọng tâm ta có:

    \frac{GX}{GA} =
\frac{1}{2};\frac{GY}{GB} = \frac{1}{2};\frac{GZ}{GC} =
\frac{1}{2}

    \Rightarrow GX = \frac{1}{2}GA;GY =
\frac{1}{2}GB;GZ = \frac{1}{2}GC

    GA = GB = GC suy ra GX = GY = GZ.

  • Câu 18: Nhận biết
    Chọn khẳng định đúng

    Cho hình vẽ:

    Khẳng định nào sau đây đúng?

    Hướng dẫn:

    Ta có: \widehat{BAF} =
\widehat{FAC} vì AF là phân giác của góc \widehat{BAC}.

  • Câu 19: Thông hiểu
    Chọn đáp án đúng

    Cho \Delta ABC\widehat{B} = 95^{0};\widehat{A} =
40^{0}. Hãy chọn câu trả lời đúng nhất?

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa

    Áp dụng định lý tổng ba góc của một tam giác cho ∆ABC ta được:

    \widehat{A} + \widehat{B} + \widehat{C}
= 180^{0}

    \Rightarrow \widehat{C} = 180^{0} -
\left( \widehat{A} + \widehat{B} ight) = 180^{0} - \left( 40^{0} +
95^{0} ight) = 45^{0}

    \Rightarrow \widehat{A} < \widehat{C}
< \widehat{B} \Rightarrow BC < AB < AC

  • Câu 20: Vận dụng
    Chọn đáp án đúng

    Cho hình vẽ sau:

    Biết rằng AO là đường trung tuyến của tam giác ABC và AO = AK; AB = 6,3cm; BC = 6,5cm; AC = 6,7cm. Độ dài CK bằng:

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa

    Nối CK

    Xét tam giác ABO và tam giác CKO có:

    BO = CO (AO là đường trung tuyến)

    AO = OK (giả thiết)

    \widehat{AOB} = \widehat{KOC} (hai góc đối đỉnh)

    Do đó \Delta AOB = \Delta CKO(c - g -
c)

    Suy ra AB = CK (hai cạnh tương ứng)

    Mà AB = 6,3cm nên CK = 6,3cm.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (35%):
    2/3
  • Thông hiểu (40%):
    2/3
  • Vận dụng (15%):
    2/3
  • Vận dụng cao (10%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 4 lượt xem
Sắp xếp theo