Luyện tập Tam giác cân. Đường trung trực của đoạn thẳng

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 20 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 20 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Chọn kết luận đúng

    Cho điểm C thuộc trung trực của đoạn thẳng AB. Biết AC = 10cm. Độ dài đoạn thẳng CB là:

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa

    Điểm C thuộc trung trực của đoạn thẳng AB nên CB = AC = 10cm (tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng).

  • Câu 2: Nhận biết
    Chọn đáp án đúng

    Cho tam giác ABCAB < AC. Trên cạnh AC lấy điểm D sao cho AD
= AB. Khi đó tam giác nào là tam giác cân?

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa

    Ta có: \Delta ABD AD = AB nên \Delta ABD cân tại A.

  • Câu 3: Thông hiểu
    Xác định phương án thích hợp

    Cho \widehat{xOy} = 40^{0}. Trên tia Ox lấy điểm A, trên tia Oy lấy điểm B. Lấy điểm C sao cho OB là đường trung trực của AC. Chọn khẳng định sai?

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa

    Ta có OB là đường trung trực của đoạn thẳng AC (giả thiết)

    Suy ra OA = OC và BA = BC

    Khi đó tam giác OAC cân tại O

    Xét tam giác OAB và tam giác OCB có :

    OA = OC

    BA = BC

    OB là cạnh chung

    \Rightarrow \Delta OAB = \Delta OCB(c -
c - c)

    \Rightarrow \widehat{AOB} =
\widehat{COB} = 40^{0}

    Khi đó \widehat{AOC} = \widehat{AOB} +
\widehat{COB} = 40^{0} + 40^{0} = 80^{0}

    Ta có tam giác OAC cân tại O

    Suy ra \widehat{OCA} =
\widehat{OAC}(tính chất tam giác cân)

    Tam giác OAC có: \widehat{OCA} +
\widehat{OAC} + \widehat{AOC} = 180^{0}(định lí tổng ba góc tam giác)

    \Rightarrow 2\widehat{OCA} = 180^{0} -
\widehat{AOC} = 180^{0} - 80^{0} = 100^{0}

    Khi đó \Rightarrow \widehat{OCA} = 50^{0}
eq 60^{0}

    Vậy đáp án sai là: \widehat{OCA} =
60^{0}.

  • Câu 4: Nhận biết
    Chọn đáp án đúng

    \Delta EHKKH = KE. Cho biết \Delta EHK là tam giác gì?

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa

    \Delta EHKKH = KE nên \Delta EHK là tam giác cân tại K.

  • Câu 5: Vận dụng
    Chọn kết luận đúng

    Tam giác ABC \widehat{B} - \widehat{C} = 40^{0}. Đường trung trực của BC cắt AC tại I. Số đo góc \widehat{ABI} bằng:

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa

    I thuộc đường trung trực BC suy ra IB = IC

    Suy ra tam giác IBC cân tại I \Rightarrow
\widehat{IBC} = \widehat{C}

    Ta có:

    \widehat{ABI} + \widehat{IBC} =
\widehat{ABC} \Rightarrow \widehat{ABI} = \widehat{ABC} - \widehat{IBC}
= 40^{0}

  • Câu 6: Thông hiểu
    Chọn hình vẽ thích hợp

    Cho đường thẳng d, vẽ hai điểm A, B nằm khác phía với d và AB không vuông góc với d. Dựng điểm C nằm trên d sao cho C cách đều A và B. Hình nào dưới đây vẽ đúng theo yêu cầu trên?

    Hướng dẫn:

    Ta có C cách đều A và B suy ra C thuộc đường trung trực của đoạn thẳng AB

    C thuộc (d) (giả thiết)

    Do đó Điểm C là giao điểm của đường trung trực m của đoạn thẳng AB và đường thẳng d. Kết hợp điều kiện hai điểm A, B khác phía với d

    Vậy hình 4 vẽ đúng với mô tả.

  • Câu 7: Nhận biết
    Chọn đáp án đúng

    Cho \Delta ABC cân tại A. Trên tia đối của tia BA lấy điểm D sao cho BD
= BA. Số tam giác cân có là:

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa

    Có 1 tam giác cân là \Delta ABC cân tại A.

  • Câu 8: Thông hiểu
    Chọn đáp án sai

    Cho tam giác ABC cân tại A. Phát biểu nào sau đây là sai?

    Hướng dẫn:

    Vì tam giác ABC cân tại A \Rightarrow
\widehat{B} = \widehat{C} (tính chất tam giác cân)

    Xét tam giác ABC có:

    \widehat{A} + \widehat{B} + \widehat{C}
= 180^{0}

    \widehat{A} + 2\widehat{C} =180^0

    \widehat{A} = 180^{0} -
2\widehat{C}

    \widehat{C} = \frac{180^{0} -
\widehat{A}}{2}

    Vậy đáp án sai là: \widehat{A} =\frac{180^0 - \widehat{B}}{2}.

  • Câu 9: Thông hiểu
    Chọn đáp án đúng

    Cho tam giác DEF cân tại D. Lấy điểm K nằm trong \Delta DEF sao cho KE = KF. Kẻ KP vuông góc với DE;(P \in DE), kẻ KQ vuông góc với DF;(Q \in DF). Điểm K thuộc đường tròn trung trực của đoạn thẳng:

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa

    Xét tam giác DEK và tam giác DFK có:

    DE = DF (do tam giác DEF cân tại D)

    KE = KF (giả thiết)

    DK là cạnh chung

    Do đó \Delta DEK = \Delta DFK(c - c -
c)

    Suy ra \widehat{D_{1}} =
\widehat{D_{2}}(cặp góc tương ứng)

    Xét tam giác DPK và tam giác DQK có:

    DK là cạnh chung

    \widehat{D_{1}} =
\widehat{D_{2}}

    \widehat{DPK} = \widehat{DQK} =
90^{0}

    Do đó \Delta DPK = \Delta DQK(ch -
gn)

    Suy ra KP = KQ (cạnh tương ứng)

    Khi đó K thuộc đường trung trực của đoạn thẳng PQ.

  • Câu 10: Thông hiểu
    Xác định phương án thích hợp

    Một tam giác cân có số đo góc ở đỉnh gấp hai lần số đo góc ở đáy. Số đo góc ở đáy của một tam giác cân đó là:

    Hướng dẫn:

    Gọi số đo góc ở đáy tam giác là x

    Khi đó số đo ở đỉnh của tam giác là 2x

    Tam giác đã cho là tam giác cân nên hai góc ở đáy bằng nhau, theo định lí tổng ba góc của tam giác ta có :

    x + x + 2x = 1800

    4x = 1800

    x = 450

    Vậy số đo ở đỉnh của tam giác cân đó là 2 . 450 = 900.

  • Câu 11: Thông hiểu
    Chọn đáp án đúng

    Một tam giác cân có số đo góc ở đáy gấp hai lần số đo góc ở đỉnh. Số đo góc ở đáy của tam giác cân đó là:

    Hướng dẫn:

    Gọi số đo góc ở đỉnh tam giác là x

    Khi đó số đo ở đáy của tam giác là 2x

    Tam giác đã cho là tam giác cân nên hai góc ở đáy bằng nhau, theo định lí tổng ba góc của tam giác ta có :

    x + 2x + 2x = 1800

    5x = 1800

    x = 360

    Vậy số đo góc ở đáy của tam giác là 2 . 360 = 720

  • Câu 12: Vận dụng
    Chọn đáp án đúng

    Cho \widehat{xOy};\left( 0^{0} <
\widehat{xOy} < 90^{0} ight), Ot là tia phân giác của \widehat{xOy}H là một điểm bất kì thuộc tia Ot. Qua H lần lượt vẽ đường thẳng vuông góc với Ox tại A, cắt Oy tại C và đường thẳng vuông góc với Oy tại B, cắt Ox tại D. Hỏi OH là đường trung trực của đoạn thẳng nào? (chọn nhiều đáp án).

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa

    Xét tam giác HAO và tam giác HBO có:

    \widehat{HAO} = \widehat{HBO} =
90^{0}

    \widehat{HOA} = \widehat{HOB}(do OH là phân giác \widehat{xOy})

    OH là cạnh chung

    Do đó \Delta HAO = \Delta HBO (cạnh huyền – góc nhọn)

    Suy ra HA = HB; OA = OB (các cặp cạnh tương ứng)

    Do đó H và O nằm trên đường trung trực của AB

    Khi đó OH là đường trung trực của đoạn thẳng AB.

    Xét tam giác OAC và tam giác OBD có:

    \widehat{OAC} = \widehat{OBD} =
90^{0}

    OA = OB (chứng minh trên)

    \widehat{AOB} chung

    Do đó \Delta OAC = \Delta OBD (cạnh góc vuông – góc nhọn kề)

    Suy ra OC = OD (cặp cạnh tương ứng)

    Do đó O nằm trên đường trung trực của CD (1)

    Xét tam giác HBC và tam giác HAD có:

    \widehat{BHC} =
\widehat{AHD}(đối đỉnh)

    HA = HB (chứng minh trên)

    \widehat{HBC} = \widehat{HAD} =
90^{0}

    Do đó \Delta HBC = \Delta HAD (cạnh góc vuông – góc nhọn kề)

    Suy ra HC = HD (cặp cạnh tương ứng)

    Do đó H nằm trên đường trung trực của CD (2)

    Từ (1) và (2) suy ra OH là đường trung trực của đoạn thẳng CD

    Ta có BD không vuông góc với AB

    Mà OH là đường trung trực của đoạn thẳng AB.

    Nên OH không thể là đường trung trực của đoạn thẳng BD.

  • Câu 13: Nhận biết
    Chọn kết luận đúng

    Số tam giác có trong hình vẽ là:

    Hướng dẫn:

    Ta có:

    \Delta ABC có AB = AC nên \Delta ABC là tam giác cân tại A

    \Delta ADE có AD = AE nên \Delta ADE là tam giác cân tại A.

  • Câu 14: Thông hiểu
    Chọn đáp án đúng

    Cho \Delta ABC cố định, đường phân giác AI;(I \in BC). Trên đoạn thẳng IC lấy điểm H. Từ H kẻ đường thẳng song song với AI, cắt AB kéo dài tại E và cắt AC tại F. Chọn khẳng định đúng?

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa

    Vì HE // AI (giả thiết)

    Nên \widehat{AEF} =
\widehat{A_{1}} (hai góc đồng vị) và \widehat{F_{1}} = \widehat{A_{2}}(so le trong)

    \widehat{A_{1}} =
\widehat{A_{2}} (do AI là phân giác \widehat{BAC}).

    Suy ra \widehat{AEF} =
\widehat{F_{1}}

    Do đó tam giác AEF cân tại A

    Vì tam giác AEF cân tại A nên AE = AF

    Suy ra A thuộc đường trung trực của đoạn thẳng EF luôn đi qua đỉnh A của \Delta ABC.

  • Câu 15: Nhận biết
    Chọn các đáp án đúng

    Tập hợp tất cả các điểm cách đều hai đầu mút của một đoạn thẳng là:

    Hướng dẫn:

    Tập hợp tất cả các điểm cách đều hai đầu mút của một đoạn thẳng là đường trung trực của đoạn thẳng đó.

  • Câu 16: Nhận biết
    Tìm câu sai

    Trong các khẳng định sau, khẳng định nào sai?

    Hướng dẫn:

    Tam giác tù là tam giác có 1 góc bất kì lớn hơn 900

    Giả sử tam giác ABC cân tại A có góc A bằng 1200

    Suy ra 1200 + B + C = 1800

    Suy ra 1200 + B + B = 1800 (vì tam giác cân nên B = C)

    Do đó 2B = 600 hay B = C = 300

    Ta thấy tam giác ABC cân tại A và có số đo các cạnh các góc đều dương mà A = 1200 > 900

    Nên tam giác tù vẫn có thể là tam giác cân.

  • Câu 17: Thông hiểu
    Chọn đáp án đúng

    Cho tam giác ABC vuông tại A\widehat{C} = 60^{0}. Trên tia đối của tia AC lấy điểm D sao cho AC
= AD. Hỏi tam giác BCD là tam giác gì?

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa

    Ta có: AC = ADBA\bot AC (vì tam giác ABC vuông tại A)

    Nên AB là đường trung trực của đoạn thẳng CD,

    Do đó BD = BC

    Suy ra tam giác BCD cân tại B.

    \widehat{BCA} =
60^{0}(gt)

    Suy ra tam giác BCD đều.

  • Câu 18: Nhận biết
    Chọn kết luận đúng

    Nếu điểm M thỏa mãn MA = MB thì:

    Hướng dẫn:

    Nếu điểm M thỏa mãn MA = MB thì điểm M thuộc đường trung trực của đoạn AB (tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng).

  • Câu 19: Vận dụng cao
    Chọn đáp án đúng

    Cho tam giác ABC \widehat{B} = 45{^\circ}, \widehat{C} = 120{^\circ}. Trên tia đối của tia CB lấy điểm D sao cho CD
= 2CB. Tính \widehat{ADB}?

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa

    Trên CA lấy điểm E sao cho AE
= BE \Rightarrow \Delta
EBA cân tại E

    \Rightarrow \widehat{B_{1}} =
\widehat{A_{1}} = 15{^\circ} \Rightarrow \widehat{B_{2}} =
30{^\circ}.

    Ta có \widehat{E_{1}} = \widehat{A_{1}} +
\widehat{B_{2}} = 30{^\circ} (tính chất góc ngoài của tam giác)

    Do đó \Delta CBE cân tại C \Rightarrow
CB = CE.

    Gọi F là trung điểm CD \Rightarrow CB = CE = CF = FD.

    Tam giác CEF cân tại C\widehat{C_{2}} = 180{^\circ} - \widehat{C_{1}} =
60{^\circ} nên CEF là tam giác đều.

    \Rightarrow CE = CF = FD = EF \Rightarrow \Delta EDF cân tại F.

    Suy ra \widehat{D_{1}} = \widehat{E_{3}}
= \frac{\widehat{F_{2}}}{2} = 30{^\circ}

    Xét tam giác CDE ta có:

    \widehat{CED} = \widehat{E_{2}} +
\widehat{E_{3}} = 60{^\circ} + 30{^\circ} = 90{^\circ} (1)

    Ta có: \widehat{D_{1}} =
\widehat{B_{1}} \Rightarrow \Delta
EBD cân tại E

    \Rightarrow EB = ED \Rightarrow EA = ED\ \ ( = EB) (2)

    Từ (1)(2) suy ra \Delta EDA vuông cân tại E

    \Rightarrow \widehat{D_{2}} =
45{^\circ}

    Vậy \widehat{ADB} = \widehat{D_{1}} +
\widehat{D_{2}} = 30{^\circ} + 45{^\circ} = 75{^\circ}.

  • Câu 20: Thông hiểu
    Chọn đáp án đúng

    Cho đoạn thẳng AB = 5cm. Vẽ đường tròn tâm A, bán kính 4cm và đường tròn tâm B, bán kính 3cm. Hai đường tròn này cắt nhau tại D;E. Khẳng định nào sau đây đúng nhất?

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa

    Ta có:

    AD = AE (Do D; E thuộc đường tròn tâm A)

    Suy ra A nằm trên đường trung trực của DE.

    BD = BE (do B, E thuộc đường tròn tâm B).

    Suy ra B nằm trên đường trung trực của DE

    Do đó AB là đường trung trực của đoạn thẳng DE.

    Vậy câu đúng nhất là: “AB là đường trung trực của đoạn thẳng DE”.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (40%):
    2/3
  • Thông hiểu (45%):
    2/3
  • Vận dụng (10%):
    2/3
  • Vận dụng cao (5%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 3 lượt xem
Sắp xếp theo