Luyện tập Làm quen với xác suất của biến cố KNTT

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 20 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 20 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Vận dụng
    Tính xác suất của biến cố

    Bình và Minh mỗi người gieo một con xúc xắc cân đối và đồng chất loại 6 mặt.

    Tìm xác suất để tổng số chấm xuất hiện trên mặt hai con xúc xắc bằng 8 và số chấm xuất hiện trên mặt con xúc xắc của Bình không vượt quá số chấm xuất hiện trên mặt con xúc xắc của Minh.

    Hướng dẫn:

    Kí hiệu (a\ ;\ b) là một kết quả xảy ra về số chấm xuất hiện trên mặt hai con xúc xắc, với a\ ;\ b lần lượt là số chấm xuất hiện trên mặt con xúc xắc của Bình và của Minh.

    Tập hợp các khả năng có thể xảy ra là

    \left\{ (1;1);\ (1;2);\ (1;3);\
(1;4);(1;5);(1;6);(2;1);(2;2);...;(6;4);(6;5);(6;6) ight\}: có 36 khả năng.

    Xét biến cố B: “Tổng số chấm xuất hiện trên mặt hai con xúc xắc bằng 8 và số chấm xuất hiện trên mặt con xúc xắc của Bình không vượt quá số chấm xuất hiện trên mặt con xúc xắc của Minh”.

    Tập hợp các khả năng xảy ra của biến cố B\left\{
(2;6);\ (3;5);\ (4;4) ight\}: có 3 khả năng.

    Xác suất xảy ra biến cố BP(B) = \frac{3}{36} =
\frac{1}{12}.

  • Câu 2: Thông hiểu
    Chọn đáp án đúng

    Gieo ngẫu nhiên xúc xắc một lần, xác suất của biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số chia 3 dư 1” là

    Hướng dẫn:

    Khi gieo một con xúc xắc cân đối thì 6 mặt có khả năng xuất hiện bằng nhau.

    Ta nói xác suất xuất hiện mỗi mặt của xúc xắc bằng \frac{1}{6}.

    Biến cố: “Số chấm xuất hiện là là số chia 3 dư 1”.

    Các kết quả có khả năng xảy ra là 1; 4

    Vậy xác suất của biến cố “Số chấm xuất hiện bằng 6” là \frac{1}{6} + \frac{1}{6} = \frac{2}{6} =
\frac{1}{3}

  • Câu 3: Thông hiểu
    Chọn đáp án đúng

    Tổng hợp kết quả xét nghiệm bệnh viêm gan tại một phòng khám trong một năm ta được bảng sau:

    Quý

    S ca xét nghim

    S ca dương tính

    I

    210

    21

    II

    150

    15

    III

    180

    9

    IV

    140

    48

    Có bao nhiêu quý có xác suất của biến cố “Một ca có kết quả dương tính” dưới \frac{1}{10}?

    Hướng dẫn:

    Ta có:

    Xác suất của biến cố “Một ca có kết quả dương tính” của quý I là: \frac{21}{210} = \frac{1}{10} =
0,1

    Xác suất của biến cố “Một ca có kết quả dương tính” của quý II là: \frac{15}{200} = \frac{3}{40} =
0,075

    Xác suất của biến cố “Một ca có kết quả dương tính” của quý III là: \frac{9}{180} = \frac{1}{20} =
0,05

    Xác suất của biến cố “Một ca có kết quả dương tính” của quý IV là: \frac{48}{240} = \frac{1}{5} =
0,2

    Ta có: Xác suất của biến cố “Một ca có kết quả dương tính” của quý I là: \frac{1}{10} = 0,1

    Ta có hai số nhỏ hơn 0,1 là 0,05 và 0,075

    Vậy có 2 quý có xác suất của biến cố “Một ca có kết quả dương tính” dưới \frac{1}{10}.

  • Câu 4: Nhận biết
    Chọn các phương án thích hợp

    Xác suất của biến cố A trong trò chơi rút thẻ trong hộp bằng \frac{n(A)}{n}, với n(A) là số các kết quả thuận lợi của biến cố A, n là:

    Hướng dẫn:

    Xác suất của biến cố trong trò chơi rút thẻ từ trong hộp bằng tỉ số của số các kết quả thuận lợi cho biến cố và số các kết quả có thể xảy ra đối với số xuất hiện trên thẻ được rút ra.

  • Câu 5: Thông hiểu
    Ghi đáp án vào ô trống

    Một bể cá có 6 con cá được đánh số 1; 4; 9; 6; 25. Bắt ngẫu nhiên một con cá trong bể. Khi đó:

    Xác suất của biến cố A: “Con cá bắt được ghi số chính phương” bằng 1

    Xác suất của biến cố B: “Con cá bắt được ghi số nguyên tố” bằng 0

    Đáp án là:

    Một bể cá có 6 con cá được đánh số 1; 4; 9; 6; 25. Bắt ngẫu nhiên một con cá trong bể. Khi đó:

    Xác suất của biến cố A: “Con cá bắt được ghi số chính phương” bằng 1

    Xác suất của biến cố B: “Con cá bắt được ghi số nguyên tố” bằng 0

    Biến cố A là biến cố chắc chắn vì các số được sử dụng là số chính phương. Xác suất của biến cố A bằng 1.

    Biến cố B là biến cố không thể. Xác suất của biến cố B bằng 0.

  • Câu 6: Thông hiểu
    Tính xác suất của biến cố

    Minh và Thư mỗi người gieo một con xúc xắc. Xác suất của biến cố “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bằng 7” là

    Hướng dẫn:

    Các kết quả có thể xảy ra đối với số xuất hiện trên mặt mỗi con xúc sắc khi Minh gieo là M = \left\{ 1;2;3;4;5;6
ight\} có 6 kết quả.

    Các kết quả có thể xảy ra đối với số xuất hiện trên mặt mỗi con xúc sắc khi Thư gieo là T = \left\{ 1;2;3;4;5;6
ight\} có 6 kết quả.

    Khi cả hai bạn cùng gieo thì số kết quả có thể xảy ra là 36 kết quả.

    Các lần gieo có tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bằng 7 là (5;2),(2;5),(6;1),(1;6),(4;3),(3;4)

    Do đó xác xuất của biến cố “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bằng 7” là \frac{6}{36} =
\frac{1}{6}

  • Câu 7: Thông hiểu
    Chọn đáp án đúng

    Viết ngẫu nhiên một số tự nhiên chẵn có hai chữ số. Tính xác suất của biến cố “Số tự nhiên được viết ra là bội của số 20”?

    Hướng dẫn:

    Tập hợp A gồm các số tự nhiên chẵn có hai chữ số: A = \left\{ \ 10;12\
;14\ ;...;94;96;98 ight\}

    Tập hợp A\frac{98 - 10}{2} + 1 = 45 (phần tử).

    4 kết quả có thể xảy ra cho biến cố: “Số tự nhiên được viết ra là bội của số 20” là: 20;\
\ 40\ ;\ \ 60;\ \ 80.

    Do đó, xác suất của biến cố này là \frac{4}{45}.

  • Câu 8: Thông hiểu
    Xác định n

    Trong một hộp kín có chứa 10 bông hoa đỏ, 20 bông hoa vàng và n bông hoa xanh. Lấy ngẫu nhiên một bông trong hộp kín. Biết xác suất để lấy được bông hoa bồng xanh là \frac{4}{10}. Tính số hoa hồng xanh trong hộp?

    Hướng dẫn:

    Tổng số hoa trong hộp là 10 + 20 + n = 30 + n

    Xác suất lấy được một bông hoa hồng xanh là:

    \frac{n}{n + 30} = \frac{4}{10}
\Rightarrow n = 20

    Vậy có 20 bông hoa hồng xanh.

  • Câu 9: Thông hiểu
    Tính xác suất của biến cố

    Bạn Ngọc được đi siêu thị cùng mẹ và muốn mua một cái mũ bảo hiểm. Trong siêu thị có các mũ bảo hiểm màu trắng, hồng, xanh, vàng với hai kiểu có kính và không có kính (các loại mũ bảo hiểm theo từng cỡ đều có cùng số lượng). Bạn Ngọc chọn ngẫu nhiên một cái. Tính xác suất của biến cố C “Bạn Ngọc chọn mua mũ bảo hiểm màu trắng”.

    Hướng dẫn:

    Xét 4 biến cố đồng khả năng sau:

    + Bạn Ngọc chọn mua mũ bảo hiểm màu trắng (cỡ bất kì): (có 2 khả năng).

    + Bạn Ngọc chọn mua mũ bảo hiểm màu hồng (cỡ bất kì): (có 2 khả năng).

    + Bạn Ngọc chọn mua mũ bảo hiểm màu xanh (cỡ bất kì): (có 2 khả năng).

    + Bạn Ngọc chọn mua mũ bảo hiểm màu vàng (cỡ bất kì): (có 2 khả năng).

    Do đó xác xuất của các biến C “Bạn Ngọc chọn mua mũ bảo hiểm màu trắng” bằng \frac{1}{4}.

  • Câu 10: Vận dụng
    Tính xác suất của biến cố

    Một hộp chứa 10 quả cầu đỏ được đánh số từ 1 đến 10, 20 quả cầu xanh được đánh số từ 1 đến 20. Lấy ngẫu nhiên một quả. Tìm xác suất để quả được chọn màu xanh hoặc ghi số lẻ?

    Hướng dẫn:

    Tập hợp các kết quả có thể xảy ra khi lấy ngẫu nhiên một quả cầu trong hộp là: {quả cầu màu đỏ đánh số 1, quả cầu màu đỏ đánh số 2, quả cầu màu đỏ đánh số 3, …, quả cầu màu đỏ đánh số 10, quả cầu màu xanh đánh số 1, quả cầu màu xanh đánh số 2, quả cầu màu xanh đánh số 3, …, quả cầu màu xanh đánh số 20}

    Tập hợp này có 30 phần tử.

    Tập hợp các kết quả thuận lợi cho biến cố “Quả cầu được chọn có màu xanh hoặc ghi số lẻ” là: {quả cầu màu đỏ đánh số 1, quả cầu màu đỏ đánh số 3, quả cầu màu đỏ đánh số 5, quả cầu màu đỏ đánh số 7, quả cầu màu đỏ đánh số 9, quả cầu màu xanh đánh số 1, quả cầu màu xanh đánh số 2, quả cầu màu xanh đánh số 3, …, quả cầu màu xanh đánh số 20}.

    Tập hợp này có 25 phần tử.

    Do đó, xác suất của biến cố “Quả cầu được chọn có màu xanh hoặc ghi số lẻ” là: \frac{25}{30} =
\frac{5}{6}.

  • Câu 11: Thông hiểu
    Tính xác suất của biến cố

    Một hộp chứa bốn cái thẻ được đánh số 1,\
2,\ 3,\ 4. Lấy ngẫu nhiên hai thẻ. Tính xác xuất của các biến cốA: “Tổng các số trên hai thẻ là số chẵn”.

    Hướng dẫn:

    Khi lấy ngẫu nhiên hai thẻ, tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với số ghi trên hai thẻ là:

    \left\{ (1\ ;\ 2),\ (1\ ;\ 3)\ ,\ (1\ ;\
4),\ (2\ ;\ 3),\ (2\ ;\ 4),\ (3\ ;\ 4) ight\}.

    Tập hợp các kết quả thuận lợi cho biến cố A là: \left\{
\ (1\ ;\ 3),\ \ (2\ ;\ 4) ight\}.

    Do đó, xác suất của biến cố A\frac{2}{6} = \frac{1}{3}.

  • Câu 12: Nhận biết
    Chọn đáp án thích hợp

    Gieo một con xúc xắc được chế tạo cân đối. Xác suất của biến cố “Số chấm xuất hiện không là số nguyên tố” là

    Hướng dẫn:

    Khi gieo một con xúc xắc cân đối thì 6 mặt có khả năng xuất hiện bằng nhau.

    Biến cố: “Số chấm xuất hiện không là số nguyên tố”.

    Các kết quả có khả năng xảy ra là 1; 4; 6

    Vậy xác suất của biến cố “Số chấm xuất hiện không là số nguyên tố” là \frac{3}{6} = \frac{1}{2}.

  • Câu 13: Nhận biết
    Chọn phương án thích hợp

    Tung hai đồng xu cân đối một số lần ta được kết quả như bảng sau:

    Biến c

    Hai đồng sp

    Mt động sp, mt đồng nga

    Hai đồng nga

    S ln

    22

    20

    8

    Xác suất của biến cố “Một đồng sấp, một đồng ngửa”. là:

    Hướng dẫn:

    Tổng số lần tung là 22 + 20 + 8 = 50 lần

    Số lần sự kiện “Một đồng sấp, một đồng ngửa” xảy ra là 20 lần

    Xác suất của biến cố này là: \frac{20}{50} = \frac{2}{5}.

  • Câu 14: Vận dụng cao
    Chọn đáp án đúng

    Chọn ngẫu nhiên một số tự nhiên có hai chữ số. Tính xác suất để số được chọn chia hết cho 2 mà không chia hết cho 5?

    Hướng dẫn:

    Các số tự nhiên có 2 chữ số từ 10 đến 9990 cách chọn

    Gọi A là biến cố: “Số được chọn là số chia hết cho 2 mà không chia hết cho 5

    Gọi số cần tìm có dạng: \overline{ab} trong đó a,b\mathbb{\in N}; 1 \leq a \leq 9; 0 \leq b \leq 9

    9 cách chọn a; có 4 cách chọn b

    Nên số cần tìm \overline{ab}9.4 = 36 cách chọn

    Vậy xác suất để số được chọn chia hết cho 2 mà không chia hết cho 5 là: \frac{36}{90} = \frac{2}{5}.

  • Câu 15: Thông hiểu
    Chọn đáp án đúng

    Gieo ngẫu nhiên ba đồng xu phân biệt một lần. Kí hiệu S, N lần lượt chỉ đồng xu lật mặt sấp, lật mặt ngửa. Những kết quả thuận lợi cho biến cố: ”Có ít nhất hai đồng xu xuất hiện mặt ngửa” là:

    Hướng dẫn:

    Có ít nhất hai đồng xu xuất hiện mặt ngửa tức là có thể có hai hoặc ba đồng tiền xuất hiện mặt ngửa nên có những kết quả thuận lợi là NNS;NSN;SNN;NNN.

  • Câu 16: Nhận biết
    Chọn phương án thích hợp

    Chọn ngẫu nhiên một số trong tập hợp \left\{ 2;3;5;6;7;8;10 ight\}. Nếu những kết quả thuận lợi cho biến cố “Số được chọn là số chẵn”?

    Hướng dẫn:

    Trong tập hợp số \left\{ 2;3;5;6;7;8;10
ight\} có 4 số chẵn là: 2;6;8;10

    Vậy có 4 kết quả thuận lợi cho biến cố “Số được chọn là số chẵn” là số 2;6;8;10.

  • Câu 17: Nhận biết
    Ghi đáp án vào ô trống

    Ghi xác suất của các biến cố sau vào ô trống:

    A: “Tháng Một có nhiều hơn 31 ngày” có xác suất bằng 0.

    B: “Nước sôi ở 1000C” có xác suất bằng 1.

    C: “Mặt Trời quay xung quanh Trái Đất” có xác suất bằng 1.

    Đáp án là:

    Ghi xác suất của các biến cố sau vào ô trống:

    A: “Tháng Một có nhiều hơn 31 ngày” có xác suất bằng 0.

    B: “Nước sôi ở 1000C” có xác suất bằng 1.

    C: “Mặt Trời quay xung quanh Trái Đất” có xác suất bằng 1.

    Ta có:

    A: “Tháng Một có nhiều hơn 31 ngày” là biến cố không thể nên xác suất bằng 0.

    B: “Nước sôi ở 1000C” là biến cố chắc chắn nên xác suất bằng 1.

    C: “Mặt Trời quay xung quanh Trái Đất” là biến cố chắc chắn nên xác suất bằng 1.

  • Câu 18: Vận dụng
    Tính xác suất của biến cố

    Cho một lục giác đều ABCDEF. Viết các chữ cái A;B;C;D;E;F vào 6 cái thẻ. Lấy ngẫu nhiên hai thẻ. Tính xác suất sao cho đoạn thẳng mà các đầu mút là các điểm được ghi trên hai thẻ là: “Cạnh của lục giác”.

    Hướng dẫn:

    Việc chọn ngẫu nhiên hai thẻ trong 6 thẻ có \frac{5.6}{2} = 15 trường hợp

    Để chọn được đoạn thẳng mà các đầu mút là các điểm ghi trên hai thẻ đó là cạnh của lục giác thì có 6 trường hợp (đó là 6 cạnh).

    Xác suất để xảy ra là: \frac{6}{15} =
\frac{2}{5}

  • Câu 19: Nhận biết
    Tìm kết quả thuận lợi của biến cố

    Một hộp có 12 quả bóng cùng màu, mỗi quả được ghi một trong các số 1; 2; …; 12 hai quả khác nhau ghi hai số khác nhau. Lấy ngẫu nhiên một quả trong hộp. Xét biến cố “Số xuất hiện trên quả bóng được lấy ra là hợp số”. Kết quả thuận lợi cho biến cố là:

    Hướng dẫn:

    Trong các số 1; 2; …; 12 có 6 số nguyên tố 4;6;8;9;10;12.

    Vậy có 6 kết quả thuận lợi cho biến cố “Số xuất hiện trên quả bóng được lấy ra là hợp số” là: 4;6;8;9;10;12

  • Câu 20: Nhận biết
    Tìm xác suất của biến cố

    Một hộp có 15 chiếc thẻ cùng loại, mỗi thẻ được ghi một trong các số 2; 4; 6.; ... ; 12; 14; Rút ngẫu nhiên một thẻ trong hộp. Tính xác suất của biến cố sau A “Rút được thẻ ghi số có ba chữ số”?

    Hướng dẫn:

    Biến cố A “Rút được thẻ ghi số có ba chữ số” là biến cố không thể nên xác suất bằng 0

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (35%):
    2/3
  • Thông hiểu (45%):
    2/3
  • Vận dụng (15%):
    2/3
  • Vận dụng cao (5%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 3 lượt xem
Sắp xếp theo