Khái niệm: Là lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì.
Độ phì của đất là khả năng cung cấp nước, nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trưởng và phát triển.
Khái niệm: Là lớp sản phẩm vụn thô ở phần trên cùng của vỏ Trái Đất.
Kết quả của các quá trình phong hóa làm đá và khoáng vật bị biến đổi.
Tất cả các loại đất đều được hình thành từ những sản phẩm phong hóa của đá gốc.
Đất hình thành trên những loại đá mẹ khác nhau sẽ không giống nhau về thành phần khoáng vật, cấu trúc, tính chất lí hóa và cả màu sắc.
Địa hình tác động đến sự hình thành đất thông qua yếu tố độ cao, độ dốc và hướng.
- Theo độ cao: Càng lên cao thì nhiệt độ càng giảm, quá trình phong hóa đá diễn ra chậm, dẫn đến quá trình hình thành đất yếu.
- Theo độ dốc: Độ dốc địa hình ảnh hưởng đến tốc độ xói mòn đất, nên những nơi bằng phẳng thường có tầng đất dày hơn nơi địa hình dốc.
- Theo hướng sườn: Hướng sườn núi khác nhau nhận được lượng nhiệt ẩm không giống nhau, làm cho đất ở các sườn núi cũng có nhiều khác biệt.
- Nhân tố khí hậu giữ vai trò quan trọng trong quá trình hình thành đất.
- Nhiệt độ, mưa và các chất khí phá hủy đá gốc thành các sản phẩm phong hóa.
- Các yếu tố khí hậu như nhiệt độ, độ ẩm,... ảnh hưởng tới quá trình hình thành đất.
- Khí hậu ảnh hưởng tới đất thông qua sinh vật -> thành phần hữu cơ của đất khác nhau.
Tích cực: Con người có thể làm tăng độ phì của đất thông qua các hoạt động sản xuất kinh tế và sinh hoạt phù hợp như làm thủy lợi, làm ruộng bậc thang,...
Tiêu cực: Nếu sử dụng đất không hợp lí, con người cũng là nhân tố làm đất bị thoái hóa, bạc màu.