Địa lí ngành du lịch và tài chính-ngân hàng CTST

I. Du lịch

1. Vai trò

  • Tạo nguồn thu ngoại tệ và thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác.
  • Tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.
  • Góp phần quảng bá hình ảnh đất nước; tạo sự gắn kết, hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia, dân tộc.
  • Đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, phục hồi sức khỏe của người dân.
  • Góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá địa phương, bảo vệ môi trường.

2. Đặc điểm

  • Quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ du lịch thường tiến hành đồng thời.
  • Khách du lịch đến những nơi có tài nguyên du lịch để tham quan, trải nghiệm.
  • Tại một số địa điểm, việc tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ có tính thời vụ.
  • Các thành tựu khoa học - công nghệ ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong hoạt động du lịch góp phần thay đổi hình thức cung cấp dịch vụ, chất lượng các dịch vụ.

3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố

Đối với việc hình thành các điểm du lịch, nguồn tài nguyên du lịch có vai trò đặc biệt quan trọng, bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên (đặc điểm địa hình, khí hậu, thủy văn, sinh vật,...) và tài nguyên du lịch văn hóa (các di tích lịch sử - văn hóa, lễ hội và sự kiện đặc biệt, làng nghề, ẩm thực, hoạt động nghệ thuật,...).

Sơ đồ các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành du lịch
Sơ đồ các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành du lịch

4. Tình hình phát triển và phân bố

  • Hoạt động du lịch thế giới đã tăng mạnh từ thập niên 90 của thế kỉ XX trở lại đây.
  • Một số quốc gia có ngành du lịch phát triển: Pháp, Tây Ban Nha, Hoa Kỳ, TQ,...
  • Ở nước ta, ngành du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn. Các trung tâm du lịch lớn là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ,...

II. Tài chính - Ngân hàng

1. Vai trò

  • Cung cấp các dịch vụ tài chính (nhận tiền gửi, cấp tín dụng, thanh toán qua tài khoản,...) nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau trong sản xuất và đời sống.
  • Thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác.
  • Góp phần khai thác có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước.
  • Giúp cho các hoạt động đầu tư và sản xuất trong nền kinh tế diễn ra liên tục.

2. Đặc điểm

  • Là ngành kinh tế năng động song dễ bị tác động của sự suy thoái kinh tế, các cuộc khủng hoảng năng lượng, thảm họa toàn cầu,...
  • Niềm tin của công chúng có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của các tổ chức tài chính, ngân hàng.
  • Các thành tựu khoa học - công nghệ ngày càng ứng dụng mạnh mẽ trong nghiệp vụ tài chính, ngân hàng, như: AI, Chatbot, Blockchain,...
  • Sự phân bố các cơ Sở giao dịch tài chính, ngân hàng thường gắn với các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của các quốc gia và vùng lãnh thổ.

3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố

  • Vị trí địa lí ảnh hưởng đến sự lựa chọn địa điểm hoạt động của các cơ sở giao dịch tài chính - ngân hàng.
  • Trình độ phát triển kinh tế và mức sống của người dân ảnh hưởng đến mức độ thực hiện các hoạt động giao dịch tài chính - ngân hàng.
  • Sự hoàn thiện về cơ sở hạ tầng, đặc điểm về dân số và quần cư góp phần ảnh hưởng đến sự phân bố và quy mô các cơ sở giao dịch tài chính, ngân hàng.
  • Các thành tựu khoa học - công nghệ ảnh hưởng đến sự nhanh chóng, chính xác của các dịch vụ tài chính, sự liên kết giữa tài chính - ngân hàng với các ngành kinh tế khác.
  • Các chính sách tiền tệ, sự bất ổn về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, dịch bệnh,... ảnh hưởng đến tình hình phát triển chung của ngành tài chính - ngân hàng.

4. Tình hình phát triển và phân bố

  • Ngành tài chính - ngân hàng không ngừng phát triển.
  • Ở các nước phát triển, ngành tài chính - ngân hàng có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, cơ sở vật chất - kĩ thuật của ngành hiện đại, các dịch vụ đa dạng.
  • Ở các nước đang phát triển, ngành tài chính - ngân hàng phát triển muộn hơn, hệ thống cơ sở vật chất - kĩ thuật, dịch vụ đang từng bước được hoàn thiện.
  • Sự phát triển của KH-CN giúp ngành tài chính - ngân hàng vượt qua rào cản về khoảng cách địa lí giữa các nước.
  • Các trung tâm tài chính hàng đầu thế giới hiện nay: Niu Ioóc, Luân Đôn, Thượng Hải, Tô-ky-ô,...
Số lượt khách du lịch quốc tế đến và doanh thu du lịch ở một số quốc gia, năm 2019
Số lượt khách du lịch quốc tế đến và doanh thu du lịch ở một số quốc gia, năm 2019
  • 61 lượt xem
Sắp xếp theo