Luyện tập Đường trung trực của một đoạn thẳng CTST

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 20 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 20 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Chọn đáp án đúng

    Cho điểm I nằm trong \widehat{aOb}. Vẽ điểm K sao cho Oa là đường trung trực của đoạn IK. Vẽ điểm N sao cho Ob là đường trung trực của đoạn IN. Hãy chọn khẳng định đúng?

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa

    Ta có Oa là đường trung trực của đoạn IK suy ra OI = OK

    Ob là đường trung trực của IN suy ra OI = ON

    Vậy OK = ON

  • Câu 2: Thông hiểu
    Chọn đáp án đúng

    Cho đường thẳng d cắt đoạn AB tại một điểm khác trung điểm của AB. Xác định vị trí điểm M trên đường thẳng d sao cho M cách đều hai điểm A, B?

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa

    Vì điểm M cách đều hai điểm A và B

    Nên điểm M thuộc đường trung trực của đoạn thẳng BA

    Giả sử xy là đường trung trực của đoạn thẳng AB và xy cắt d tại M

    Khi đó M là giao điểm của đường thẳng d với đường trung trực của đoạn thẳng AB và điểm M là duy nhất.

  • Câu 3: Nhận biết
    Chọn đáp án đúng

    Điểm cách đều hai đầu mút của đoạn thẳng thì

    Hướng dẫn:

    Điểm cách đều hai đầu mút của đoạn thẳng thì nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng đó (tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng).

  • Câu 4: Thông hiểu
    Chọn hình vẽ thích hợp

    Cho đường thẳng d, vẽ hai điểm A, B nằm khác phía với d và AB không vuông góc với d. Dựng điểm C nằm trên d sao cho C cách đều A và B. Hình nào dưới đây vẽ đúng theo yêu cầu trên?

    Hướng dẫn:

    Ta có C cách đều A và B suy ra C thuộc đường trung trực của đoạn thẳng AB

    C thuộc (d) (giả thiết)

    Do đó Điểm C là giao điểm của đường trung trực m của đoạn thẳng AB và đường thẳng d. Kết hợp điều kiện hai điểm A, B khác phía với d

    Vậy hình 4 vẽ đúng với mô tả.

  • Câu 5: Vận dụng cao
    Chọn đáp án đúng

    Hai nhà máy được xây dựng tại hai địa điểm A và B cùng nằm về một phía của khúc sông thẳng. Lấy điểm mốc D ở phía bên kia bờ sông là điểm đối xứng của nhà máy A qua khúc sông thẳng.

    Tìm trên bờ sông một địa điểm C để xây dụng trạm bơm sao cho tổng chiều dài đường ống dẫn nước từ C đến A và đến B nhỏ nhất?

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa

    Vì D là điểm đối xứng của A qua bờ sông

    Nên bờ sông chính là đường trung trực của AD

    Do đó CA = CD (tính chất đường trung trực)

    Suy ra CA + CB = CD + CB

    Gọi M là giao điểm của BD và bờ sông

    Nếu C không trùng với M, ta xét tam giác BCD có:

    CB + CD > BD hay CA + CB > BD (1)

    Nếu C không trùng với M thì

    CA + CB = CD + CB = MA + MB = BD (2)

    Từ (1) và (2) ta suy ra CA + CB ≥ BD

    Do đó C chỉ trùng với M hay C là giao điểm của BD với bờ sông thì giá trị của tổng CA + CB là nhỏ nhất.

  • Câu 6: Nhận biết
    Chọn đáp án đúng

    Đường thẳng xy là đường trung trực của đoạn thẳng AB nếu:

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa

    Đường trung trực của một đoạn thẳng là đường thẳng vuông góc với đoạn thẳng tại trung điểm của đoạn thẳng ấy.

    Do đó xy là đường trung trực của đoạn thẳng AB nếu xy vuông góc với AB tại trung điểm của AB.

  • Câu 7: Thông hiểu
    Chọn đáp án đúng

    Cho tam giác ABC vuông tại A\widehat{C} = 60^{0}. Trên tia đối của tia AC lấy điểm D sao cho AC
= AD. Hỏi tam giác BCD là tam giác gì?

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa

    Ta có: AC = ADBA\bot AC (vì tam giác ABC vuông tại A)

    Nên AB là đường trung trực của đoạn thẳng CD,

    Do đó BD = BC

    Suy ra tam giác BCD cân tại B.

    \widehat{BCA} =
60^{0}(gt)

    Suy ra tam giác BCD đều.

  • Câu 8: Thông hiểu
    Xác định phương án thích hợp

    Cho \widehat{xOy} = 40^{0}. Trên tia Ox lấy điểm A, trên tia Oy lấy điểm B. Lấy điểm C sao cho OB là đường trung trực của AC. Chọn khẳng định sai?

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa

    Ta có OB là đường trung trực của đoạn thẳng AC (giả thiết)

    Suy ra OA = OC và BA = BC

    Khi đó tam giác OAC cân tại O

    Xét tam giác OAB và tam giác OCB có :

    OA = OC

    BA = BC

    OB là cạnh chung

    \Rightarrow \Delta OAB = \Delta OCB(c -
c - c)

    \Rightarrow \widehat{AOB} =
\widehat{COB} = 40^{0}

    Khi đó \widehat{AOC} = \widehat{AOB} +
\widehat{COB} = 40^{0} + 40^{0} = 80^{0}

    Ta có tam giác OAC cân tại O

    Suy ra \widehat{OCA} =
\widehat{OAC}(tính chất tam giác cân)

    Tam giác OAC có: \widehat{OCA} +
\widehat{OAC} + \widehat{AOC} = 180^{0}(định lí tổng ba góc tam giác)

    \Rightarrow 2\widehat{OCA} = 180^{0} -
\widehat{AOC} = 180^{0} - 80^{0} = 100^{0}

    Khi đó \Rightarrow \widehat{OCA} = 50^{0}
eq 60^{0}

    Vậy đáp án sai là: \widehat{OCA} =
60^{0}.

  • Câu 9: Nhận biết
    Chọn đáp án đúng

    Điểm I thuộc đường trung trực của đoạn thẳng AB thì

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa

    Đường trung trực của đoạn thẳng AB cắt AB tại I nên I là trung điểm của AB Suy ra: IA = IB = \frac{1}{2}AB =
\frac{6}{2} = 3cm

  • Câu 10: Thông hiểu
    Chọn đáp án đúng

    Cho tam giác ABC cân tại C; N là trung điểm của AB. Đường trung trực của ACBC cắt nhau tại K. Khi đó ta có:

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa

    K thuộc đường trung trực của AC và BC \Rightarrow KA = KC;KB = KC

    \Rightarrow KA = KB = KC

    Suy ra K thuộc đường trung trực của AB

    Mặt khác tam giác ABC cân tại C

    Suy ra CA = CB

    Suy ra C thuộc đường trung trực của AB

    N là trung điểm của AB

    Suy ra N thuộc đường trung trực của đoạn thẳng AB

    Suy ra ba điểm C; K; N thẳng hàng.

  • Câu 11: Nhận biết
    Chọn đáp án thích hợp

    Điểm nằm trên đường trung trực của một đoạn thẳng thì

    Hướng dẫn:

    Điểm cách đều hai đầu mút của đoạn thẳng thì nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng đó (tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng).

  • Câu 12: Thông hiểu
    Chọn đáp án đúng

    Cho \Delta ABC cố định, đường phân giác AI;(I \in BC). Trên đoạn thẳng IC lấy điểm H. Từ H kẻ đường thẳng song song với AI, cắt AB kéo dài tại E và cắt AC tại F. Chọn khẳng định đúng?

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa

    Vì HE // AI (giả thiết)

    Nên \widehat{AEF} =
\widehat{A_{1}} (hai góc đồng vị) và \widehat{F_{1}} = \widehat{A_{2}}(so le trong)

    \widehat{A_{1}} =
\widehat{A_{2}} (do AI là phân giác \widehat{BAC}).

    Suy ra \widehat{AEF} =
\widehat{F_{1}}

    Do đó tam giác AEF cân tại A

    Vì tam giác AEF cân tại A nên AE = AF

    Suy ra A thuộc đường trung trực của đoạn thẳng EF luôn đi qua đỉnh A của \Delta ABC.

  • Câu 13: Nhận biết
    Chọn đáp án thích hợp

    Cho đoạn thẳng AB. Gọi O là trung điểm của AB. Trong hai nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng AB lấy hai điểm M và N sao cho MA = MB và NA = NB. Em hay chọn khẳng định đúng nhất?

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa

    Ta có: MA = MB suy ra M thuộc đường trung trực của đoạn thẳng AB

    NA = NB suy ra N thuộc đường trung trực của đoạn thẳng AB.

    Suy ra đường thẳng MN là đường trung trực của AB.

    Mà O là trung điểm của AB

    Vậy đường thẳng MN vuông góc với AB tại O

  • Câu 14: Vận dụng
    Chọn đáp án đúng

    Cho tam giác ABC nhọn có AB < AC. Xác định điểm D \in AC sao cho DA + DB = AC?

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa

    Vẽ xy là đường trung trực của đoạn thẳng BC, cắt đoạn thẳng AC tại D (AB < AC)

    Suy ra D là điểm cần xác định.

    Thật vậy, ta có: DB = DC (do D nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng BC)

    Suy ra DB + DA = DC + DA

    Do đó DB + DA = AC (vì D nằm giữa A và C)

    Vậy D là giao điểm của AC với đường trung trực của đoạn thẳng BC thì thỏa mãn yêu cầu bài toán.

  • Câu 15: Nhận biết
    Chọn kết luận đúng

    I thuộc trung trực của đoạn MN thì:

    Hướng dẫn:

    I thuộc trung trực của đoạn MN thì IM = IN (tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng).

  • Câu 16: Vận dụng
    Chọn kết luận đúng

    Trong tam giác ABC, hai đường trung trực của hai cạnh AB và AC cắt nhau tại D trên cạnh BC. Tính số đo góc \widehat{BAC}?

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa

    D thuộc đường trung trực của AB và AC suy ra DA = DB, DA = DC

    Suy ra tam giác ABD cân tại D suy ra \widehat{A_{1}} = \widehat{B} (tính chất tam giác cân)

    Tam giác ACD cân tại D suy ra \widehat{A_{2}} = \widehat{C} (tính chất tam giác cân)

    Do đó \widehat{BAC} = \widehat{A_{1}} +
\widehat{A_{2}} = \widehat{B} + \widehat{C}

    Trong tam giác ABC:

    \widehat{BAC} + \widehat{B} + \widehat{C}
= 180^{0} (định lí tổng ba góc tam giác)

    \Rightarrow \widehat{BAC} =
\frac{1}{2}.180^{0} = 90^{0}

  • Câu 17: Thông hiểu
    Chọn đáp án thích hợp

    Cho đoạn thẳng AB. Dựng tam giác PAB cân tại P và tam giác QAB cân tại Q như hình vẽ:

    Chọn khẳng định đúng nhất?

    Hướng dẫn:

    Ta có :

    Tam giác PAB cân tại P nên PA = PB

    Suy ra P thuộc đường trung trực của đoạn thẳng AB (1)

    Tương tự ta có tam giác QAB cân tại Q nên QA = QB

    Suy ra Q thuộc đường trung trực của đoạn thẳng AB (2)

    Từ (1) và (2) suy ra PQ là đường trung trực của đoạn thẳng AB

    Vì đường trung trực của một đoạn thẳng là đường thẳng đi qua trung điểm của đoạn thẳng và vuông góc với đoạn thẳng tại trung điểm của đoạn thẳng đó,

    Vậy đáp án đúng nhất là: "PQ là đường trung trực của đoạn thẳng BA”.

  • Câu 18: Nhận biết
    Chọn kết luận đúng

    Cho điểm C thuộc trung trực của đoạn thẳng AB. Biết AC = 10cm. Độ dài đoạn thẳng CB là:

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa

    Điểm C thuộc trung trực của đoạn thẳng AB nên CB = AC = 10cm (tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng).

  • Câu 19: Nhận biết
    Chọn kết luận đúng

    Nếu điểm M thỏa mãn MA = MB thì:

    Hướng dẫn:

    Nếu điểm M thỏa mãn MA = MB thì điểm M thuộc đường trung trực của đoạn AB (tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng).

  • Câu 20: Nhận biết
    Chọn đáp án sai

    Khẳng định nào sau đây là sai?

    Hướng dẫn:

    a) Định nghĩa: Đường trung trực của một đoạn thẳng là đường thẳng vuông góc với đoạn thẳng ấy tại trung điểm của nó.

    Hình vẽ trên, d là đường trung trực của đoạn AB.

    b) Tính chất

    + Điểm nằm trên trung trực của một đoạn thẳng thì cách đều hai đầu mút của đoạn thẳng đó.

    M thuộc đường trung trực của đoạn AB

    ⇒ MA = MB

    + Điểm cách đều hai đầu mút của đoạn thẳng thì nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng đó.

    MA = MB ⇒ M thuộc đường trung trực của đoạn AB.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (45%):
    2/3
  • Thông hiểu (40%):
    2/3
  • Vận dụng (10%):
    2/3
  • Vận dụng cao (5%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 2 lượt xem
Sắp xếp theo