Luyện tập Làm quen với biến cố ngẫu nhiên CTST

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 20 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 20 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Chọn phương án thích hợp

    Bạn Loan tham gia trò chơi rút tiền lì xì. Có tất cả 7 bao lì xì giống hệt nhau, mỗi bao có 1 tờ tiền mệnh giá 2 000; 5 000; 10 000; 20 000; 50 000; 10 000; x đồng. Bạn Loan rút ngẫu nhiên 2 lần và nhận được tổng số tiền trong 2 lì xì bao tương ứng. Số tiền trong bao lì chưa biết để cho biến cố “Bạn Loan nhận được tiền lì xì ít hơn 500000 đồng” là biến cố chắc chắn (biết rằng các tờ tiền có mệnh giá lớn hơn 2000 đồng) là:

    Hướng dẫn:

    Ta thấy với số mệnh giá các tờ tiền như trên luôn có tổng của hai lần rút là số nhỏ hơn 500000 đồng thì tờ tiền trong bao lì xì còn lại phải không là tờ mệnh giá 500 000 đồng. Do đó tờ tiền còn lại có trong bao lì xì là x \in \left\{
2000;5000;10000;20000;50000;10000;200000 ight\}.

  • Câu 2: Thông hiểu
    Chọn đáp án thích hợp

    Tung một đồng xu hai lần. Hỏi trong các biến cố sau, biến cố nào là biến cố chắc chắn?

    Hướng dẫn:

    Ta có:

    “Có bốn kết quả về mặt xuất hiện khi tung một đồng xu hai lần” là biến cố luôn xảy ra.

    “Có ba mặt sấp xuất hiện khi tung đồng xu như trên” là biến cố không xảy ra

    “Xuất hiện hai mặt giống nhau trong hai lần tung” là biến cố ngẫu nhiên có thể xảy ra hoặc không xảy ra.

    “Mặt một chấm và mặt hai chấm xuất hiện” là biến cố ngẫu nhiên có thể xảy ra hoặc không xảy ra.

  • Câu 3: Nhận biết
    Chọn phương án thích hợp

    Lớp 7A có 35 học sinh gồm 16 bạn nam và 17 bạn nữ, chọn ngẫu nhiên một bạn nam và một bạn nữ để làm lớp trưởng và lớp phó học tập, trong các biến cố sau đây biến cố nào là biến cố chắc chắn?

    Hướng dẫn:

    Vì trong lớp chỉ có bạn nam và bạn nữ. Nếu bạn nam không làm lớp trưởng thì bạn nữ sẽ làm và ngược lại.

    Vì vậy biến cố “Bạn nam hoặc bạn nữ sẽ làm lớp trưởng” là biến cố chắc chắn.

  • Câu 4: Nhận biết
    Xác định biến cố không thể

    Hai lớp và 7C cùng tham gia trận chung kết chơi kéo co, trong các biến cố sau, biến cố nào là biến cố không thể xảy ra sau khi trận đấu giữa hai đội kết thúc?

    Hướng dẫn:

    Vì là trận chung kết nên bắt buộc phải có một trong hai đội thắng cuộc và đội còn lại thua cuộc, vì vậy, biến cố “Không lớp nào bị thua cả” không thể xảy ra.

  • Câu 5: Nhận biết
    Chọn đáp án đúng

    Nhặt ngẫu nhiên một quả bóng bàn từ một chiếc hộp đựng 10 quả bóng có đánh số: 1,2,3,4,5,6,7,8,9,x. Các số tự nhiên x để biến cố “Nhặt được quả bóng có ghi số tự nhiên có hai chữ số” là biến cố chắc chắn là:

    Hướng dẫn:

    Vì có 9 quả bóng đánh số tự nhiên có một chữ số nên không có số tự nhiên x để biến cố “Nhặt được quả bóng có ghi số tự nhiên có hai chữ số” là biến cố chắc chắn.

  • Câu 6: Thông hiểu
    Chọn các phương án thích hợp

    Trong các biến cố sau đây, có bao nhiêu biến cố là biến cố chắc chắn?

    a) Đến năm 2060, con người tìm được sự sống bên ngoài Trái Đất.

    b) Ở trường em, có một giáo viên sinh năm 1800.

    c) Trong điều kiện bình thường, nước đóng băng ở 00C.

    d) Năm 2021 là một năm nhuận.

    e) Tháng Bảy năm 2022 có 31 ngày (theo Dương lịch).

    f) Khi tung một đồng xu thì mặt xuất hiện của đồng xu là mặt ngửa.

    Hướng dẫn:

    a) Biến cố đã cho là biến cố ngẫu nhiên vì biến cố này xảy ra khi khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ, con người có thể tìm được sự sống bên ngoài Trái Đất vào năm 2060 và biến cố này không xảy ra khi có thể chưa tìm ra được sự sống bên ngoài Trái Đất vào năm 2060.

    b) Biến cố này là biến cố không thể vì nếu một giáo viên sinh năm 1800 thì tính đến giờ là 222 tuổi, theo thực tế chưa có con người nào sống thọ như vậy.

    c) Biến cố đã cho là chắc chắn vì theo vật lý, nước đóng băng ở 0°C trong điều kiện bình thường luôn xảy ra.

    d) Biến cố này là một biến cố không thể vì năm nhuận là năm chia hết cho 4 mà 2021 không chia hết cho 4.

    e) Biến cố này là một biến cố chắc chắn vì tháng Bảy có 31 ngày.

    f) Biến cố này là một biến cố ngẫu nhiên vì khi tung một đồng xu thì có thể xuất hiện mặt ngửa hoặc mặt sấp nên biến cố đã cho không biết trước được có xảy ra hay không.

    Vậy có 2 biến cố chắc chắn trong các biến cố đã cho.

  • Câu 7: Thông hiểu
    Chọn đáp án thích hợp

    Có hai hộp kín đựng một số chiếc thẻ cùng loại. Hộp thứ nhất tất cả các thẻ là màu đỏ. Bạn Tuấn lấy ngẫu nhiên mỗi hộp một chiếc thẻ và sẽ thắng cuộc nếu trong hai thẻ lấy ra có thẻ màu xanh. Trong hộp thứ hai cần có những thẻ màu gì để biến cố A: "Bạn Tuấn là người chơi thắng cuộc" là biến cố ngẫu nhiên?

    Hướng dẫn:

    Để biến cố A là biến cố ngẫu nhiên thì bạn Tuấn có thể rút được thẻ màu đỏ hoặc màu xanh ở hộp thứ hai. Khi đó hộp thứ hai cần có những thẻ cả màu đỏ và xanh.

  • Câu 8: Vận dụng
    Ghi đáp án vào ô trống

    Có hai chiếc hộp, hộp A đựng 5 quả bóng ghi các số 1; 3; 5; 7; 9; hộp B đựng 5 quả bóng ghi các số 2; 4; 6; 8; 10. Lấy ngẫu nhiên một quả bóng từ mỗi hộp. Điền một trong số các từ sau: chắc chắn, không thể, ngẫu nhiên.

    Biến cố

    Loại biến cố

    Tổng các số ghi trên hai quả bóng lớn hơn 2.

    Chắc chắn||chắc chắn

    Tích các số ghi trên hai quả bóng bằng 30.

    Ngẫu nhiên||ngẫu nhiên

    Chênh lệch giữa hai số ghi trên hai quả bóng bằng 10.

    Không thể||không thể

    Đáp án là:

    Có hai chiếc hộp, hộp A đựng 5 quả bóng ghi các số 1; 3; 5; 7; 9; hộp B đựng 5 quả bóng ghi các số 2; 4; 6; 8; 10. Lấy ngẫu nhiên một quả bóng từ mỗi hộp. Điền một trong số các từ sau: chắc chắn, không thể, ngẫu nhiên.

    Biến cố

    Loại biến cố

    Tổng các số ghi trên hai quả bóng lớn hơn 2.

    Chắc chắn||chắc chắn

    Tích các số ghi trên hai quả bóng bằng 30.

    Ngẫu nhiên||ngẫu nhiên

    Chênh lệch giữa hai số ghi trên hai quả bóng bằng 10.

    Không thể||không thể

    Ta có:

    Biến cố

    Loại biến cố

    Tổng các số ghi trên hai quả bóng lớn hơn 2.

    Chắc chắn

    GT: Vì hai số nhỏ nhất ghi trên mỗi quả bóng lấy ra từ hộp A và hộp B lần lượt là 1 và 2 nên tổng các số ghi trên hai quả bóng nhỏ nhất là 3, chắc chắn lớn hơn 2.

    Tích các số ghi trên hai quả bóng bằng 30.

    Ngẫu nhiên

    GT: Vì chẳng hạn biến cố này xảy ra khi hộp A lấy được quả bóng ghi số 3; hộp B lấy được quả bóng ghi số 10 nhưng biến cố này không xảy ra khi hộp A lấy được quả bóng ghi số 1; hộp B lấy được quả ghi số 6.

    Chênh lệch giữa hai số ghi trên hai quả bóng bằng 10.

    Không thể

    GT: Vì chênh lệch lớn nhất giữa hai số lấy được ghi trên mỗi quả bóng từ hộp là 9, hộp A lấy được số 1, hộp B lấy được số 10.

  • Câu 9: Nhận biết
    Chọn đáp án đúng

    Chọn ngẫu nhiên một số từ tập hợp các số \left\{ 14;16;19;x ight\} (x là số tự nhiên có một chữ số nhỏ hơn 25). Giá tri của x để biến cố M “Chọn được số là số nguyên tố” là biến cố ngẫu nhiên là:

    Hướng dẫn:

    Để biến cố M là biến cố ngẫu nhiên thì x
\in \left\{ 10;11;12;13;15;16;17;18;20;21;22;23;24 ight\}

  • Câu 10: Thông hiểu
    Chọn phương án thích hợp

    Trong một chiếc hộp có 5 tấm thẻ ghi số 1; 2; 3; 5; 6. Rút ngẫu nhiên một tấm thẻ từ trong hộp. Xét các biến cố sau, biến cố nào là biến cố chắc chắn, biến cố không thể, biến cố ngẫu nhiên?

    A: “Rút được tấm thẻ ghi số lớn hơn 8”. Biến cố không thể||Biến cố chắc chắn||Biến cố ngẫu nhiên

    B: “Rút được tấm thẻ ghi số là số nguyên số”. Biến cố ngẫu nhiên||Biến cố không thể||Biến cố chắc chắn

    C: “Rút được thẻ ghi số nhỏ hơn 7”. Biến cố chắc chắn||Biến cố không thể||Biến cố ngẫu nhiên

    Đáp án là:

    Trong một chiếc hộp có 5 tấm thẻ ghi số 1; 2; 3; 5; 6. Rút ngẫu nhiên một tấm thẻ từ trong hộp. Xét các biến cố sau, biến cố nào là biến cố chắc chắn, biến cố không thể, biến cố ngẫu nhiên?

    A: “Rút được tấm thẻ ghi số lớn hơn 8”. Biến cố không thể||Biến cố chắc chắn||Biến cố ngẫu nhiên

    B: “Rút được tấm thẻ ghi số là số nguyên số”. Biến cố ngẫu nhiên||Biến cố không thể||Biến cố chắc chắn

    C: “Rút được thẻ ghi số nhỏ hơn 7”. Biến cố chắc chắn||Biến cố không thể||Biến cố ngẫu nhiên

    A: “Rút được tấm thẻ ghi số lớn hơn 8”. Biến cố không thể vì ta chỉ rút được thẻ ghi một trong các số 1; 2; 3; 5; 6, không có số nào lớn hơn 8.

    B: “Rút được tấm thẻ ghi số là số nguyên số”. Biến cố ngẫu nhiên vì ta không chắc chắn rút được thẻ ghi số nào. Ví dụ, nếu ta rút được thẻ số 2 hoặc 3 hoặc 5 thì biến cố B xảy ra, rút được thể số 1 hoặc 6 thì biến cố B không xảy ra.

    C: “Rút được thẻ ghi số nhỏ hơn 7”. Biến cố chắc chắn vì ta luôn rút được thẻ ghi các số 1; 2; 3; 5; 6 đều là các số nhỏ hơn 7.

  • Câu 11: Thông hiểu
    Chọn phương án thích hợp

    Trong một chiếc hộp có mười tấm thẻ ghi số 1; 2; 3;4;5; 6;7;8;9;10. Rút ngẫu nhiên một tấm thẻ từ trong hộp. Trong các biến cố sau, biến cố nào là biến cố chắc chắn, biến cố không thể, biến cố ngẫu nhiên?

    A: “Rút được thẻ ghi số lớn hơn 10”. Biến cố không thể||Biến cố chắc chắn||Biến ngẫu nhiên

    B: “Rút được thẻ ghi số là số nguyên tố”. Biến cố ngẫu nhiên||Biến cố không thể||Biến cố chắc chắn

    C: “Rút được thẻ ghi số nhỏ hơn 11”. Biến cố chắc chắn||Biến cố không thể|| Biến cố ngẫu nhiên

    Đáp án là:

    Trong một chiếc hộp có mười tấm thẻ ghi số 1; 2; 3;4;5; 6;7;8;9;10. Rút ngẫu nhiên một tấm thẻ từ trong hộp. Trong các biến cố sau, biến cố nào là biến cố chắc chắn, biến cố không thể, biến cố ngẫu nhiên?

    A: “Rút được thẻ ghi số lớn hơn 10”. Biến cố không thể||Biến cố chắc chắn||Biến ngẫu nhiên

    B: “Rút được thẻ ghi số là số nguyên tố”. Biến cố ngẫu nhiên||Biến cố không thể||Biến cố chắc chắn

    C: “Rút được thẻ ghi số nhỏ hơn 11”. Biến cố chắc chắn||Biến cố không thể|| Biến cố ngẫu nhiên

    - Biến cố C là biến cố chắc chắn vì ta luôn rút được thẻ ghi các số 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10 đều là các số nhỏ hơn 11.

    - Biến cố A là biến cố không thể vì ta chỉ rút được thẻ ghi một trong các số 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10 không có số nào lớn hơn 11.

    - Biến cố B là biến cố ngẫu nhiên vì ta không chắc chắn rút được thẻ ghi số nào.

    Ví dụ, nếu ta rút được thẻ số 2 hoặc 3 hoặc 5 hoặc 7 thì biến cố B xảy ra, rút được thẻ các số còn lại thì biến cố B không xảy ra.

  • Câu 12: Vận dụng cao
    Chọn đáp án đúng

    Có các tuyến đường với độ dài như hình vẽ để nối các điểm du lịch A, B, C. Bạn Dương đi từ A qua B rồi đến C.

    Trong các biến cố sau, biến cố nào là biến cố chắc chắn, biến cố ngẫu nhiên, biến cố không thể?

    A: “Quãng đường Dương đi có độ dài là một số chính phương”. Biến cố không thể||Biến cố chắc chắn||Biến cố ngẫu nhiên

    B: “Quãng đường Dương di không vượt quá 15km”. Biến cố chắc chắn||Biến cố ngẫu nhiên||Biến cố không thể

    C: “Quãng đường Dương đi có độ dài là một số nguyên tố”. Biến cố ngẫu nhiên||Biến cố chắc chắn||Biến cố không thể

    D: “Chênh lệch quãng đường Dương đi giữa hai cách đi là ước của 9”. Biến cố ngẫu nhiên||Biến cố chắc chắn||Biến cố không thể

    Đáp án là:

    Có các tuyến đường với độ dài như hình vẽ để nối các điểm du lịch A, B, C. Bạn Dương đi từ A qua B rồi đến C.

    Trong các biến cố sau, biến cố nào là biến cố chắc chắn, biến cố ngẫu nhiên, biến cố không thể?

    A: “Quãng đường Dương đi có độ dài là một số chính phương”. Biến cố không thể||Biến cố chắc chắn||Biến cố ngẫu nhiên

    B: “Quãng đường Dương di không vượt quá 15km”. Biến cố chắc chắn||Biến cố ngẫu nhiên||Biến cố không thể

    C: “Quãng đường Dương đi có độ dài là một số nguyên tố”. Biến cố ngẫu nhiên||Biến cố chắc chắn||Biến cố không thể

    D: “Chênh lệch quãng đường Dương đi giữa hai cách đi là ước của 9”. Biến cố ngẫu nhiên||Biến cố chắc chắn||Biến cố không thể

    Các kết quả có thể xảy ra đối với độ dài quãng đường Dương đi là: 12km; 13km; 14km; 15km.

    Biến cố A là biến cố không thể vì trong số độ dài quãng đường Dương đi không có độ dài nào là số chính phương.

    Biến cố B là biến cố chắc chắn vì độ dài lớn nhất quãng đường Dương đi là 15km.

    Biến cố C là biến cố ngẫu nhiên vì biến cố C xảy ra nếu Dương lựa chọn quãng đường đi có độ dài là 13km và biến cố C không xảy ra khi Dương lựa chọn quãng đường đi có độ dài 12km hoặc 14km hoặc 15km.

    Biến cố D là biến cố ngẫu nhiên vì biến cố này xảy ra nếu chọn cách đi 12km và 13km, có sự chênh lệch là 1, là ước của 9, còn biến cố này không xảy ra khi chọn cách đi 13km và 15km, sự chênh lệch là 2, không là ước của 9.

  • Câu 13: Vận dụng
    Xác định các biến cố thích hợp

    Một cơn bão rất mạnh đã vượt qua một đảo của Phillippin đang tiến vào bờ biển của Việt Nam. Cơ quan khí tượng thủy văn dự báo chắc chắn sau 48 giờ tới bão sẽ đổ bộ vào đất liền của Việt Nam. Đường đi của cơn bão rất phức tạp, hướng đi thay đổi liên tục nên cơ quan khí tượng thủy văn không thể biết được bão sẽ đổ bộ vào tỉnh ven biển nào của nước ta. Các biến cố dưới đây, đâu là biến cố chắc chắn, biến cố không thể, biến cố ngẫu nhiên?

    L: “Sau 48 giờ tới bão sẽ đổ bộ vào đất liền của Việt Nam”. Biến cố chắc chắn||Biến cố ngẫu nhiên||Biến cố không thể

    M: “Cơn bão sẽ đổ bộ vào Pháp”. Biến cố không thể||Biến cố chắc chắn||Biến cố ngẫu nhiên

    N: “Sức gió của cơn bão đạt cấp 13”. Biến cố ngẫu nhiên||Biến cố không thể||Biến cố chắc chắn

    Đáp án là:

    Một cơn bão rất mạnh đã vượt qua một đảo của Phillippin đang tiến vào bờ biển của Việt Nam. Cơ quan khí tượng thủy văn dự báo chắc chắn sau 48 giờ tới bão sẽ đổ bộ vào đất liền của Việt Nam. Đường đi của cơn bão rất phức tạp, hướng đi thay đổi liên tục nên cơ quan khí tượng thủy văn không thể biết được bão sẽ đổ bộ vào tỉnh ven biển nào của nước ta. Các biến cố dưới đây, đâu là biến cố chắc chắn, biến cố không thể, biến cố ngẫu nhiên?

    L: “Sau 48 giờ tới bão sẽ đổ bộ vào đất liền của Việt Nam”. Biến cố chắc chắn||Biến cố ngẫu nhiên||Biến cố không thể

    M: “Cơn bão sẽ đổ bộ vào Pháp”. Biến cố không thể||Biến cố chắc chắn||Biến cố ngẫu nhiên

    N: “Sức gió của cơn bão đạt cấp 13”. Biến cố ngẫu nhiên||Biến cố không thể||Biến cố chắc chắn

    Biến cố L là biến cố chắc chắn vì theo giả thiết, chắc chắn sau 48 giờ tới bão sẽ đổ bộ vào đất liền của Việt Nam.

    Biến cố M là biến cố không thể vì theo đài khí tượng thủy văn dự báo cơn bão này chắc chắn đổ bộ vào Việt Nam nên việc đổ bộ vào Pháp là không thể vì quốc gia này ở châu Âu.

    Biến cố N là biến cố ngẫu nhiên vì chưa có dự đoán chính xác về sức gió của cơn bão, đây là cơn bão rát mạnh nên biến cố N xảy ra khi sức gió của cơ bão đạt cấp 13 nhưng không xảy ra khi sức gió cơn bão đạt cấp 12 hoặc cấp 14.

  • Câu 14: Thông hiểu
    Xác định phương án thích hợp

    Một hộp đựng ba tấm thẻ màu xanh đánh số 2; 4; 6 và hai tấm thẻ màu đỏ được số 1; 3. Bạn Yến lấy ngẫu nhiên một tấm thẻ từ trong hộp. Trong các biến cố sau, biến cố nào là biến cố chắc chắn, biến cố không thể, biến cố ngẫu nhiên?

    a. “Lấy được tấm thẻ ghi số chẵn”. Biến cố ngẫu nhiên||Biến cố không thể||Biến cố chắc chắn

    b. “Lấy được tấm thẻ màu đỏ ghi số chẵn”. Biến cố không thể||Biến cố ngẫu nhiên||Biến cố chắc chắn

    c. “Lấy được tấm thẻ ghi số nhỏ hơn 10”. Biến cố chắc chắn||Biến cố không thể||Biến cố ngẫu nhiên

    d. “Lấy được tấm thẻ ghi số nguyên tố”. Biến cố ngẫu nhiên||Biến cố chắc chắn||Biến cố không thể

    Đáp án là:

    Một hộp đựng ba tấm thẻ màu xanh đánh số 2; 4; 6 và hai tấm thẻ màu đỏ được số 1; 3. Bạn Yến lấy ngẫu nhiên một tấm thẻ từ trong hộp. Trong các biến cố sau, biến cố nào là biến cố chắc chắn, biến cố không thể, biến cố ngẫu nhiên?

    a. “Lấy được tấm thẻ ghi số chẵn”. Biến cố ngẫu nhiên||Biến cố không thể||Biến cố chắc chắn

    b. “Lấy được tấm thẻ màu đỏ ghi số chẵn”. Biến cố không thể||Biến cố ngẫu nhiên||Biến cố chắc chắn

    c. “Lấy được tấm thẻ ghi số nhỏ hơn 10”. Biến cố chắc chắn||Biến cố không thể||Biến cố ngẫu nhiên

    d. “Lấy được tấm thẻ ghi số nguyên tố”. Biến cố ngẫu nhiên||Biến cố chắc chắn||Biến cố không thể

    a. Vì có thể rút được tấm thẻ xanh đánh số chẵn 2;4;6 hoặc thẻ đỏ đánh số lẻ nên biến cố “Lấy được tấm thẻ ghi số chẵn” là biến cố ngẫu nhiên.

    b. Vì chỉ có thể rút được thẻ đỏ đánh số lẻ nên biến cố “Lấy được tấm thẻ màu đỏ 1; 3 ghi số chẵn” là biến cố không thể.

    c. Vì các thẻ đỏ đánh số lẻ nhỏ hơn 10 nên biến cố “Lấy được tấm thẻ ghi số nhỏ hơn 10” là biến cố chắc chắn.

    d. Vì có thể rút được tấm thẻ xanh đánh số chẵn 2; 4; 6 hoặc thẻ đỏ đánh số lẻ 1; 3 và trong các số đó vừa có hợp số vừa có số nguyên tố nên biến cố “Lấy được tấm thẻ ghi số nguyên tố” là biến cố ngẫu nhiên

  • Câu 15: Nhận biết
    Điền từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống

    Chọn từ thích hợp (ngẫu nhiên, chắc chắn, không thể) vào ô trống để được câu đúng.

    Trong hộp có 4 quả bóng vàng, 3 quả bóng xanh và 1 quả bóng đỏ. Hoàng lấy ra 5 quả bóng từ hộp.

    H: “Có ít nhất một quả bóng vàng trong 5 quả bóng lấy ra” là biến cố chắc chắn.

    I: “5 quả bóng lấy ra có cùng màu” là biến cố không thể.

    K: “5 quả bóng lấy ra có đủ ba màu xanh, đỏ, vàng” là biến cố ngẫu nhiên.

    Đáp án là:

    Chọn từ thích hợp (ngẫu nhiên, chắc chắn, không thể) vào ô trống để được câu đúng.

    Trong hộp có 4 quả bóng vàng, 3 quả bóng xanh và 1 quả bóng đỏ. Hoàng lấy ra 5 quả bóng từ hộp.

    H: “Có ít nhất một quả bóng vàng trong 5 quả bóng lấy ra” là biến cố chắc chắn.

    I: “5 quả bóng lấy ra có cùng màu” là biến cố không thể.

    K: “5 quả bóng lấy ra có đủ ba màu xanh, đỏ, vàng” là biến cố ngẫu nhiên.

    Biến cố không thể là biến cố I vì trong số các quả bóng cùng màu thì tối đa chỉ có 4 quả bóng vàng nên không có trường hợp lấy ra được 5 quả bóng cùng màu.

    Biến cố ngẫu nhiên là biến cố K vì biến cố xảy r chẳng hạn khi lấy được 1 quả bóng đỏ, 2 quả bóng xanh, 2 quả bóng vàng nhưng biến cố này không xảy ra trong trường hợp lấy được 4 quả bóng vàng, 1 quả bóng xanh.

    Biến cố chắc chắn là biến cố H vì số lượng tối đa của quả bóng xanh và quả bóng đỏ là 4 quả trong khi lấy ra 5 quả nên chắc chắn phải có ít nhất một quả bóng vàng.

  • Câu 16: Nhận biết
    Chọn đáp án đúng

    Trong một hộp bút có 3 bút xanh, 2 bút đỏ và 1 bút đen. Rút ngẫu nhiên 3 bút từ hộp, biến cố nào sau đây là biến cố không thể?

    Hướng dẫn:

    Vì trong hộp không có ba bút đỏ chọn đáp án “Rút được 3 bút đỏ”.

  • Câu 17: Nhận biết
    Xác định biến cố không thể

    Hộp bút của Bình có ba đồ dùng học tập gồm một bút nhớ, một bút bi và một bút chì. Bình lấy ra một dụng cụ học tập từ hộp bút. Trong các biến cố sau, biến cố nào là biến cố chắc chắn?

    Hướng dẫn:

    Ta có:

    “Bình lấy được một cái bút” là biến cố luôn xảy ra.

    “Bình lấy được một cái bút bi” là biến cố có thể xảy ra hoặc không xảy ra.

    “Bình lấy được một cục tẩy” là biến cố không thể xảy ra.

    “Bình lấy được một bút nhớ” là biến cố có thể xảy ra hoặc không xảy ra.

  • Câu 18: Nhận biết
    Chọn các phương án thích hợp

    Tổ hai của lớp 7A có bốn học sinh nữ là: Dung, Linh, Mai, Quỳnh và sáu học sinh nam là: Đức, Hưng, Toàn, Minh, Vũ, Hải. Chọn ngẫu nhiên một học sinh trong tổ hai của lớp 7A. Các biến cố sau biến cố nào là biến cố ngẫu nhiên, biến cố chắc chắn, biến cố không thể?

    M: “Bạn học sinh được chọn ra có tên là Lan”. Biến cố không thể||Biến cố chắc chắn||Biến cố ngẫu nhiên

    N: “Bạn học sinh được chọn ra là học sinh lớp 7A”. Biến cố chắc chắn||Biến cố ngẫu nhiên||Biến cố không thể

    P: “Bạn học sinh được chọn ra là nữ”. Biến cố ngẫu nhiên||Biến cố không thể||Biến cố chắc chắn

    Đáp án là:

    Tổ hai của lớp 7A có bốn học sinh nữ là: Dung, Linh, Mai, Quỳnh và sáu học sinh nam là: Đức, Hưng, Toàn, Minh, Vũ, Hải. Chọn ngẫu nhiên một học sinh trong tổ hai của lớp 7A. Các biến cố sau biến cố nào là biến cố ngẫu nhiên, biến cố chắc chắn, biến cố không thể?

    M: “Bạn học sinh được chọn ra có tên là Lan”. Biến cố không thể||Biến cố chắc chắn||Biến cố ngẫu nhiên

    N: “Bạn học sinh được chọn ra là học sinh lớp 7A”. Biến cố chắc chắn||Biến cố ngẫu nhiên||Biến cố không thể

    P: “Bạn học sinh được chọn ra là nữ”. Biến cố ngẫu nhiên||Biến cố không thể||Biến cố chắc chắn

    M: “Bạn học sinh được chọn ra có tên là Lan” là biến cố không thể vì trong số mười bạn học sinh của tổ hai lớp 7A không có bạn học sinh nào tên là Lan.

    N: “Bạn học sinh được chọn ra là học sinh lớp 7A” là iến cố chắc chắn chọn được một học sinh tới từ lớp 7A.

    P: “Bạn học sinh được chọn ra là nữ” là biến cố ngẫu nhiên vì bạn học sinh được chọn ra có thể là một trong số bốn bạn nữ thì biến cố này xảy ra nhưng biến cố P không xảy ra khi bạn học sinh được chọn ra là một trong số sáu bạn nam.

  • Câu 19: Vận dụng
    Chọn phương án thích hợp

    Gieo một con xúc xắc ba lần liên tiếp và quan sát số chấm xuất hiện trong mỗi lần gieo. Trong các biến cố sau, hãy chỉ ra biến cố nào là biến cố chắc chắn, biến cố không thể, biến cố ngẫu nhiên.

    a. "Tích số chấm xuất hiện trong ba lần gieo lớn hơn 1". Biến cố ngẫu nhiên||Biến cố không thể||Biến cố chắc chắn

    b. "Tổng số chấm xuất hiện trong ba lần gieo nhỏ hơn 2". Biến cố không thể||Biến cố chắc chắn||Biến cố ngẫu nhiên

    c. "Tích số chấm xuất hiện trong ba lần gieo nhỏ hơn 19". Biến cố ngẫu nhiên||Biến cố chắc chắn||Biến cố không thể

    Đáp án là:

    Gieo một con xúc xắc ba lần liên tiếp và quan sát số chấm xuất hiện trong mỗi lần gieo. Trong các biến cố sau, hãy chỉ ra biến cố nào là biến cố chắc chắn, biến cố không thể, biến cố ngẫu nhiên.

    a. "Tích số chấm xuất hiện trong ba lần gieo lớn hơn 1". Biến cố ngẫu nhiên||Biến cố không thể||Biến cố chắc chắn

    b. "Tổng số chấm xuất hiện trong ba lần gieo nhỏ hơn 2". Biến cố không thể||Biến cố chắc chắn||Biến cố ngẫu nhiên

    c. "Tích số chấm xuất hiện trong ba lần gieo nhỏ hơn 19". Biến cố ngẫu nhiên||Biến cố chắc chắn||Biến cố không thể

    a. "Tích số chấm xuất hiện trong ba lần gieo lớn hơn 1" là biến cố ngẫu nhiên vì số chấm xuất hiện trên mặt con xúc xắc là các số 1; 2; 3; 4; 5; 6 nếu ba lần gieo đều là 1 là số nhỏ nhất thì tích số chấm xuất hiện trong ba lần gieo là số nhỏ nhất có giá trị là 1.

    b. "Tổng số chấm xuất hiện trong ba lần gieo nhỏ hơn 2 " là biến cố không thể vì số chấm xuất hiện trên mặt con xúc xắc là các số 1; 2; 3; 4; 5; 6 nên nếu ba lần gieo đều là 1 là số nhỏ nhất thì tổng số chấm xuất hiện trong ba lần gieo là số nhỏ nhất có giá trị là 3 không thể nhỏ hơn 2.

    c. "Tích số chấm xuất hiện trong ba lần gieo nhỏ hơn 19 là biến cố ngẫu nhiên " vì số chấm xuất hiện trên mặt con xúc xắc là các số 1; 2; 3; 4; 5; 6 nên

    + Nếu ba lần gieo đều là 1 là số nhỏ nhất thì tích số chấm xuất hiện trong ba lần gieo là số nhỏ nhất có giá trị là 1.

    + Nếu ba lần gieo đều là 6 là số lớn nhất thì tích số chấm xuất hiện trong ba lần gieo là số lớn nhất có giá trị là 216.

  • Câu 20: Thông hiểu
    Xác định phương án thích hợp

    Trong các biến cố sau, biến cố nào là biến cố chắc chắn, biến cố không thể, biến cố ngẫu nhiên?

    a. “Tuần sau giá xăng sẽ giảm”. Biến cố ngẫu nhiên||Biến cố không thể||Biến cố chắc chắn

    b. “Tuần sau trăng sẽ sáng nhất vào đầu tháng”. Biến cố không thể||Biến cố ngẫu nhiên||Biến cố chắc chắn

    c. “Tháng sau, Mặt Trời sẽ quay quanh Trái Đất”. Biến cố không thể||Biến cố ngẫu nhiên||Biến cố chắc chắn

    d. “Khi chọn số tự nhiên là số lớn hơn 10 và nhỏ hơn 100, chọn được số có hai chữ số”. Biến cố chắc chắn||Biến cố ngẫu nhiên||Biến cố không thể

    Đáp án là:

    Trong các biến cố sau, biến cố nào là biến cố chắc chắn, biến cố không thể, biến cố ngẫu nhiên?

    a. “Tuần sau giá xăng sẽ giảm”. Biến cố ngẫu nhiên||Biến cố không thể||Biến cố chắc chắn

    b. “Tuần sau trăng sẽ sáng nhất vào đầu tháng”. Biến cố không thể||Biến cố ngẫu nhiên||Biến cố chắc chắn

    c. “Tháng sau, Mặt Trời sẽ quay quanh Trái Đất”. Biến cố không thể||Biến cố ngẫu nhiên||Biến cố chắc chắn

    d. “Khi chọn số tự nhiên là số lớn hơn 10 và nhỏ hơn 100, chọn được số có hai chữ số”. Biến cố chắc chắn||Biến cố ngẫu nhiên||Biến cố không thể

    a. “Tuần sau giá xăng sẽ giảm” là biến cố ngẫu nhiên vì xăng có thể tăng hoặc giảm.

    b. “Tuần sau trăng sẽ sáng nhất vào đầu tháng” là biến cố không thể vì trăng sáng nhất vào giữa tháng.

    c. “Tháng sau, Mặt Trời sẽ quay quanh Trái Đất” là biến cố không thể vì Trái Đất sẽ quay quanh Mặt Trời.

    d. “Khi chọn số tự nhiên là số lớn hơn 10 và nhỏ hơn 100, chọn được số có hai chữ số” là biến cố chắc chắn vì các số tự nhiên là số lớn hơn 10 và nhỏ hơn 100 gồm các số thuộc tập hợp {11; 12; 13; 14; ... ; 15; 17; 99} là các số có hai chữ số.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (40%):
    2/3
  • Thông hiểu (40%):
    2/3
  • Vận dụng (15%):
    2/3
  • Vận dụng cao (5%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 2 lượt xem
Sắp xếp theo