Lý thuyết Vật lý 10 bài 14 KNTT

Lý thuyết Vật lý lớp 10 bài 14: Định luật I Newton được Khoahoc sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Vật lý lớp 10 sách Kết nối tri thức. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

1. Lực và chuyển động

  • Lực là sự kéo hoặc đẩy.
  • Lực có tác dụng: Làm biến dạng vật hoặc làm thay đổi chuyển động của vật.
  • Lực luôn do một vật tạo ra và tác dụng lên vật khác. Có hai loại lực: lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc.

2. Định luật I Newton

- Năm 1687, nhà vật lí người Anh Newton đã khái quát kết quả nghiên cứu của mình, đồng thời phát triển các ý tưởng của Galilei thành một định luật chuyển động, sau này được gọi là định luật I Newton:

- Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không, thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.

a) Quả cầu đứng yên khi được treo vào một sợi dây

b) Người trượt ván chuyển động với vận tốc không đổi

Phát biểu định luật I Newton

Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng 0 thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.

Ý nghĩa của định luật I Newton

Lực không phải là nguyên nhân gây ra chuyển động, mà là nguyên nhân làm thay đổi vận tốc chuyển động của vật.

Ví dụ: Một vật đang nằm yên trên mặt bàn nằm ngang. Tại sao ta có thể khẳng định rằng bàn đã tác dụng một lực nên nó.

Giải thích

Vật có khối lượng để trên mặt bàn, chắc chắn rằng vật có trọng lượng và trọng lượng luôn hướng xuống dưới, vật vẫn nằm yên nên hợp lực tác dụng lên vật phải bằng 0.

Suy ra vật phải chịu thêm một lực khác ngược chiều với trọng lực và đó chính là phản lực từ bàn tác dụng lên vật.

3. Quán tính

a. Quán tính

Tính chất bảo toàn trạng thái đứng yên hay chuyển động của vật, gọi là quán tính của vật.

  • Do có quán tính mà mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn.
  • Định luật I Newton còn được gọi là định luật quán tính.

Ví dụ: Khi xe đang đứng yên sau đó đột ngột tăng tốc hoặc xe đang chạy đều bất chợt phanh gấp thì người ngồi trên xe sẽ có xu hướng ngả người về phía sau hoặc chúi người về phía trước đối với xe.

b. Ứng dụng của quán tính trong đời sống

  • Khi đi trên xe buýt xe đang chạy mà dừng đột ngột sẽ làm cho hành khách lao về phía trước đó là do quán tính
  • Khi đang đi thì vấp phải hòn đá ta sẽ ngã về phía trước là do quán tính
  • Khi ngồi trên ô tô, tàu lượn cao tốc hoặc máy bay, hành khách luôn được nhắc thắt dây an toàn, vì khi các phương tiện di chuyển với tốc độ nhanh về phía trước, theo quán tính thì người ngồi trên các phương tiện sẽ lao người về phía sau. Khi các phương tiện gặp vấn đề, sẽ phanh gấp, lúc này theo quán tính, cơ thể sẽ lao về phía trước, nhờ có dây an toàn mà cơ thể vẫn giữ lại được cơ thể chúng ta, tránh trường hợp bị ngã, nguy hiểm đến con người. 

Quán tính của vật là tính chất bảo toàn trạng thái đứng yên hay chuyển động.

 
Ví dụ: Hình bên cho thấy một trong hai con tàu vũ trụ Voyager đang làm nhiệm vụ thăm dò các hành tinh nằm xa Trái Đất trong hệ Mặt Trời. Chúng được phóng lên từ mũi Canaveral, Florida (Hoa Kì) vào năm 1977 và hiện nay cả hai con tàu đã ra khỏi hệ Mặt Trời, đang tiếp tục hoạt động và gửi thông tin về Trái Đất.

Điều gì đã giúp cho tàu Voyager tiếp tục chuyển động rời xa Trái Đất, mặc dù trên thực tế không còn lực nào tác dụng lên chúng nữa?

Giải thích

Theo định luật I Newton, tàu Voyager không chịu tác dụng của lực nào nên nó đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều rời xa Trái Đất. Hay nói cách khác, quán tính đã giúp cho tàu Voyager tiếp tục chuyển động rời xa Trái Đất.

  • 45 lượt xem
Sắp xếp theo