Lý thuyết Vật lý 10 Bài tập cuối chương 7 KNTT

Chúng tôi xin giới thiệu bài Lý thuyết Vật lý lớp 10 Bài tập cuối chương 7 được Khoahoc sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Vật lý lớp 10 sách Kết nối tri thức. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

1. Biến dạng của vật rắn

Biến dạng kéo

Kích thước của vật theo phương tác dụng của lực tăng lên so với kích thước tự nhiên của nó.

Biến dạng nén

Kích thước của vật theo phương tác dụng của lực giảm xuống so với kích thước tự nhiên của nó.

Lực đàn hồi

Khi ta kéo hoặc nén một lò xo, tức là làm lò xo biến dạng, lực đàn hồi xuất hiện ở hai đầu của lò xo và chống lại lực gây ra sự kéo hoặc nén này. Hướng của lực đàn hồi ở mỗi đầu lò xo ngược với hướng của lực gây biến dạng lò xo.

Độ biến dạng của lò xo

Độ biến dạng của lò xo là hiệu số giữa chiều dài khi biến dạng và chiều dài tự nhiên của lò xo.

  • Khi lò xo biến dạng nén: Độ biến dạng của lò xo âm, độ lớn của độ biến dạng được gọi là độ nén.
  • Khi lò xo biến dạng kéo: Độ biến dạng của lò xo dương và được gọi là độ dãn.

Định luật Hooke

  • Trong giới hạn đàn hổi, độ lớn lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo theo biểu thức:

{F_{dh}} = k.\left| {\Delta l} \right|

  • Trong hệ SI, đơn vị của lực cứng là N/m.
  • Lực đàn hồi có tác dụng cống lại sự biến dạng của vật, do đó luôn ngược chiều với lực gây ra sự biến dạng của vật. 

Ví dụ: Người ta dùng hai lò xo, lò xo thứ nhất khi treo vật 6kg có độ dãn 12cm, lò xo thứ hai treo vật nặng 2kg thì có độ dãn 4cm. So sánh về độ cứng của hai lò xo? Lấy g=10m/s^2.

Hướng dẫn giải

Khi ở vị trí cân bằng F_{dh}=P⇒k.Δl=mg

Với lò xo 1 ⇒k_1.Δl_1=m_1g⇒k_1.0,12=6g(1)

Với lò xo 2 ⇒k_2.Δl_2=m_2g⇒k+2.0,04=2g(2)

\Rightarrow \frac{{{k_1}.0,12}}{{{k_2}.0,04}} = 3 \Rightarrow \frac{{{k_1}}}{{{k_2}}} = 1

Độ cứng hai lò xo là như nhau.

Ví dụ: Một lò xo có chiều dài tự nhiên 40cm được treo thẳng đứng. Đầu trên cố định, đầu dưới treo một quả cân 500g thì chiều dài của lò xo là 45cm. Hỏi khi treo vật có khối lượng 600g thì chiều dài khi đó là bao nhiêu? Lấy g=10m/s^2.

Hướng dẫn giải

Khi lò xo ở vị trí cân bằng

Fdh=P

\begin{matrix}   \Leftrightarrow k\Delta l = mg \hfill \\   \Rightarrow k = \dfrac{{mg}}{{{l_1} - {l_0}}} = \dfrac{{0,5.10}}{{0,45 - 0,4}} = 100\left( {N/m} ight) \hfill \\ \end{matrix}

Khi m=600g: F_{dh′}=P

⇒k(l′−l_0)=m_2g⇒100(l′−0,4)=0,6.10⇒l′=0,46m

2. Khối lượng riêng. Áp suất chất lỏng

Khối lượng riêng

Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó:

Khối lượng riêng = Khối lượng : Thể tích

p = m : V

Đơn vị của khối lượng riêng trong hệ SI là kg/m3 (kg.m-3).

Áp suất

Áp suất = Áp lực : Diện tích bị ép

p = \frac{{{F_N}}}{S}

Đơn vị của áp suất là N/m2, có tên gọi là Paxcan (Pa): 1 Pa = 1 N/m2.

Công thức tính áp suất của chất lỏng

Trên mặt thoáng của chất lỏng, còn có áp suất khí quyển p_a. Áp suất này được chất lỏng truyền nguyên vẹn xuống đáy bình. Do đó, đáy bình chịu áp suất

p = p_a + p.g.h

Trong đó: p là khối lượng riêng của chất lỏng, g là gia tốc trọng trường, h là độ sâu của chất lỏng.

Chú ý: Chất lỏng truyền áp suất theo mọi hướng nên áp suất mà ta tính được ở trên cũng là áp suất của chất lỏng tác dụng lên các điểm ở thành bình có khoảng cách tới mặt thoáng chất lỏng là h.

Phương trình cơ bản của chất lưu đứng yên

\Delta p=\rho .g.\Delta h

Ví dụ: Một người tác dụng lên mặt sàn một áp suất 1,7.10^4N/m^2. Tính khối lượng của người đó.

Hướng dẫn giải

Theo định luật III Newton ta xác định được trọng lượng của người bằng áp lực của người đó tác dụng lên mặt sàn (1)

Áp dụng công thức tính áp suất ta có:

⇒F_N=p.S=1,7.10^4.0,03=510(N)

Từ (1) ta có: P=F_N⇔m.g=510⇒m=51kg.

  • 14 lượt xem
Sắp xếp theo