Lý thuyết Vật lý 10 bài 24 KNTT

Chúng tôi xin giới thiệu bài Lý thuyết Vật lý lớp 10 bài 24: Công suất được Khoahoc sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Vật lý lớp 10 sách Kết nối tri thức. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

1. Khái niệm công suất

  • Trong sản xuất và đời sống, ngoài khả năng sinh công thì tốc độ sinh công của các máy là một đại lượng được quan tâm. 
  • Đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công nhanh hay chậm của người hoặc thiết bị sinh công được gọi là công suất hay tốc độ sinh công.

2. Công thức tính công suất

Công suất có độ lớn được xác định bằng công sinh ra trong một đơn vị thời gian:

\wp  = \frac{A}{t}

Trong đó: A tính bằng jun (J), t tính bằng giây (s) thì \wp tính bằng oát (W): 1W = \frac{{1J}}{{1s}}

  • Một oát là công suất của một thiết bị hoặc lực thực hiện công bằng 1J trong thời gian 1s.
  • Một đơn vị thông dụng khác của công suất được sử dụng trong kĩ thuật là mã lực, kí hiệu là HP.

1HP = 746W;1kW \approx \frac{4}{3}HP

- Các bội của oát (W) là: 1 kW = 10^3 W; 1 MW = 10^6 W

Lưu ý:

  • Kilooát giờ (kW.h) không phải là đơn vị công suất mà là đơn vị công.
  • 1kWh là công của một thiết bị sinh công có công suất là 1 kW thực hiện trong 1 giờ.

3. Liên hệ giữa công suất với lực và vận tốc

- Động cơ tạo ra lực phát động làm xe máy chuyển động về phía trước. Động cơ hoạt động với công suất càng lớn thì có thể tác dụng lực lớn, làm xe máy chuyển động càng nhanh.

- Giả sử xe máy đang di chuyển với vận tốc v không đổi. Động cơ tác dụng lực F cùng hướng chuyển động để cân bằng với lực cản của đường và không khí.

- Trong khoảng thời gian t, xe máy di chuyển được quãng đường s=v.t. Lực F coi như không đổi và cùng hướng với độ dịch chuyển của vật, sinh công A=F.s.

Công suất hoạt động của động cơ là:

\wp  = \frac{A}{t} = \frac{{F.s}}{t} =\frac{{F.v.t}}{t}= F.v

Đây là biểu thức xác định công suất trung bình.

Công thức tính công suất tức thời

\wp=F.v_t

Chú ý: 

  • Nếu v là tốc độ trung bình của vật thì \wp là công suất trung bình của lực làm vật chuyển động.
  • Nếu v là tốc độ tức thời của vật thì \wp là công suất tức thời của lực làm vật chuyển động. 

Ví dụ: Một người kéo một thùng nước 15 kg từ giếng sâu 8 m lên trong 10 s. Hãy tính công suất của người kéo. Biết thùng nước chuyển động đều và lấy g = 10 m/s2.

Hướng dẫn giải

Vì vật chuyển động thẳng đều nên vận tốc của vật là:

v = \frac{s}{t} = \frac{8}{{10}} = 0,8m/s

Lực kéo vật lên bằng trọng lượng của vật:

F= P = m.g = 15.10 = 150 N

Công suất của người kéo bằng:

\wp= F.v = 150.0,8 = 120 W.

  • 38 lượt xem
Sắp xếp theo