Lý thuyết Vật lý 10 bài 19 KNTT

Chúng tôi xin giới thiệu bài Lý thuyết Vật lý lớp 10 bài 19: Lực cản và lực nâng được Khoahoc sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Vật lý lớp 10 sách Kết nối tri thức. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

1. Lực cản của chất lưu

a) Lực cản

  • Khi chuyển động trong không khí, trong nước hoặc trong chất lỏng nói chung (gọi là chất lưu), vật đều chịu tác dụng của lực cản.
  • Lực này tương tự như lực ma sát về xu hướng cản trở chuyển động.

b) Đặc điểm của lực cản

  • Lực cản của chất lưu được biểu diễn bởi một lực đặt tại trọng tâm của vật.
  • Lực cản cùng phương và ngược chiều với chiều chuyển động của vật trong chất lưu.
  • Lực cản phụ thuộc vào hình dạng và tốc độ của vật.

Ví dụ: Về lực cản trong thực tiễn như sau:

Lực cản và lực nâng

2. Lực nâng của chất lưu

Khi vật chuyển động trong nước hay trong không khí thì ngoài lực cản (của không khí, của nước), vật còn chịu tác dụng của lực nâng.

- Nhờ có lực nâng:

+ Máy bay có thể di chuyển trong không khí (Hình 19.3). Nếu cánh máy bay nghiêng đi một chút, chếch theo luồng gió, thì tăng thêm lực nâng tác dụng vuông góc với mặt dưới của cánh để nâng máy bay lên cao.

Lực cản và lực nâng

+ Tàu thuyền có thể nổi và di chuyển được trên mặt nước (Hình 19.4).

+ Khinh khí cầu lơ lửng trên không trung (Hinh 19.5a).

+ Nhiều sinh vật bay lượn dễ dàng trong không khí (Hình 19.5b).

Lực cản và lực nâng

- Khi vật rơi trong chất lưu dưới tác dụng của trọng lực và lực cản của chất liệu thì đến một lúc nào đó vật sẽ đạt tới vận tốc giới hạn và sẽ chuyển động đều với vận tốc này.

- Lực đẩy Archimedes Lực đẩy Archimedes học ở môn Khoa học tự nhiên lớp 8 là trường hợp riêng của lực nâng vật đứng yên trong chất liệu.

Áp suất chất lỏng hoặc chất khí tăng theo độ sâu nên áp suất lên bề mặt dưới của một vật lớn hơn áp suất lên mặt trên. Do đó, mỗi vật ở trong chất lỏng hoặc chất khí đều chịu một lực nâng hướng lên trên. Lực nâng này được gọi là lực đẩy Archimedes.

Lực cản và lực nâng

Đặc điểm của lực đẩy Archimedes

  • Điểm đặt của lực tại vị trí trùng vời trọng tâm của phần chất lỏng bị chất lưu bị vật chiếm chỗ.
  • Có phương thẳng đứng và có chiều từ dưới lên.
  • Có độ lớn bằng trọng lượng phần chất lưu bị chiếm chỗ.

Công thức tính lực đẩy Archimedes

F_A = p.g.V

- Trong đó:

F_A: lực đẩy Archimedes (N).

p: khối lượng riêng của chất lỏng (kg/m^3).

V: thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ (m^3).

Chú ý: Trạng thái nổi lên hay chìm xuống của vật ở trong nước phụ thuộc vào chênh lệch độ lớn giữa trọng lượng và lực đẩy Archimedes tác dụng lên vật.

  • 119 lượt xem
Sắp xếp theo