Chúng tôi xin giới thiệu bài Lý thuyết Vật lý lớp 10 Bài tập cuối chương 4 được Khoahoc sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Vật lý lớp 10 sách Kết nối tri thức. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.
Năng lượng không tự nhiên sinh ra và cũng không tự nhiên mất đi mà chỉ truyền từ vật này sang vật khác hoặc chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác. Như vậy, năng lượng luôn được bảo toàn.
Ví dụ: Tính công của lực nâng một búa máy có khối lượng là 20 tấn lên cao 120 cm
Hướng dẫn giải
Ta có:
Lực nâng của một búa máy bằng trọng lượng của vật:
Công của lực nâng một búa máy là:
Công suất là đại lượng đặc trưng cho tốc độ sinh công, được đo bằng công sinh ra trong một đơn vị thời gian.
Trong hệ SI, công suất có đơn vị là Oát (W).
Động năng là năng lượng mà vật có được do chuyển động, có giá trị bằng công của lực làm cho vật chuyển động từ trạng thái đứng yên đến khi đạt được tốc độ đó.
Một vật có khối lượng m ở độ cao h so với một vị trí làm gốc dữ trữ một dạng năng lượng được gọi là thế năng trọng trường.
Ví dụ: Khi nào động năng của vật
a. Biến thiên? | b. Tăng lên? | c. Giảm đi? |
Giải thích
- Khi lực tác dụng lên vật sinh công dương (A > 0) thì động năng của vật tăng lên (Wđ2 > Wđ1).
- Ngược lại khi lực tác dụng lên vật sinh công âm (A < 0) thì động năng của vật giảm đi (Wđ2< Wđ1).
- Nói chung, khi lực sinh công thì động năng của vật biến thiên.
- Động năng và thế năng của vật có thể chuyển hoá qua lại lẫn nhau.
Cơ năng của một vật là tổng của động năng và thế năng
Khi một vật chuyển động chỉ chịu tác dụng của lực bảo toàn thì cơ năng của vật là một đại lượng bảo toàn.
Hiệu suất của động cơ là tỉ số giữa công suất có ích và công suất toàn phần của động cơ, đặc trưng cho hiệu quả làm việc của động cơ.