Lý thuyết Vật lý 10 bài 16 KNTT

Khoahoc xin giới thiệu bài Lý thuyết Vật lý lớp 10 bài 16: Định luật III Newton được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Vật lý lớp 10 sách Kết nối tri thức. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

1. Định luật III Newton

a. Lực tương tác giữa hai vật

- Khi một vật tác dụng lên vật khác một lực thì vật đó cũng bị vật kia tác dụng ngược trở lại một lực.

→ Ta nói giữa 2 vật có sự tương tác.

Thí nghiệm về sự tương tác giữa các vật

b. Định luật III Newton

Phát biểu định luật III Newton

Khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này có điểm đặt lên hai vật khác nhau, có cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều (hay gọi là hai lực trực đối).

{\overrightarrow F _{AB}} =  - {\overrightarrow F _{BA}}

Hai lực trực đối là hai lực tác dụng theo cùng một đường thắng, ngược chiều nhau, có độ lớn bằng nhau và điểm đặt lên hai vật khác nhau.

Mô tả hai lực trực đối bằng hình vẽ:

2. Các đặc điểm của lực và phản lực

Theo định luật III Newton, trong tương tác giữa hai vật, một lực gọi là lực tác dụng còn lực kia gọi là phản lực.

Đặc điểm của lực và phản lực

  • Lực và phản lực luôn luôn xuất hiện (hoặc mất đi) đồng thời.
  • Lực và phản lực có cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều.
  • Hai lực có đặc điểm như vậy gọi là hai lực trực đối.
  • Lực và phản lực không cân bằng nhau vì chúng đặt vào hai vật khác nhau.
Ví dụ: Một xe A đang chuyển động với vận tốc 3,6 km/h đến va chạm vào xe B đang đứng yên. Sau va chạm xe A lùi lại với vận tốc 0,1 m/s, còn xe B chạy với vận tốc 0,55 m/s. Cho m_B = 200g. Tìm m_A.

Hướng dẫn giải

Đổi 3,6 km/h = 1 m/s

Ta có: v_{0A} = 1 m/s; v_A = 0,1 m/s

v_{0B} = 0; v_B = 0,55 m/s

m_B = 200 g = 0,2 kg

Gọi t là thời gian tương tác giữa hai xe. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của xe A trước va chạm.

Áp dụng định luật III Newton ta có:

\overrightarrow {{F_{AB}}}  =  - \overrightarrow {{F_{BA}}}   \Leftrightarrow {m_B}\overrightarrow {{a_B}}  = {m_A}\overrightarrow {{a_A}}  \Leftrightarrow {m_B}\frac{{\overrightarrow {{v_B}}  - \overrightarrow {{v_{0B}}} }}{{\Delta t}} =  - {m_A}\frac{{\overrightarrow {{v_A}}  - \overrightarrow {{v_{0A}}} }}{{\Delta t}}

Chiếu lên chiều dương ta chọn, ta được:

{m_B}\frac{{{v_B}}}{{\Delta t}} =  - {m_A}\frac{{ - {v_A} - {v_{0A}}}}{{\Delta t}}

 \Rightarrow {m_A} = \frac{{{m_B}{v_B}}}{{{v_A} + {v_{0A}}}} = \frac{{0,2.0,55}}{{1 + 0,1}} = 0,1kg.

  • 24 lượt xem
Sắp xếp theo