- "Quốc âm thi tập" gồm 254 bài, là tập thơ Nôm sớm nhất hiện còn. Với tập thơ này, Nguyễn Trãi đã trở thành một trong những người đặt nền móng và mở đường cho sự phát triển của thơ Tiếng Việt.
- Quốc âm thi tập được chia thành bốn phần: Vô đề, Môn thì lệnh (Thời tiết), Môn hoa mộc (Cây cỏ), Môn cầm thú (Thú vật).
- Bài thơ trên là bài số 43 trong số 61 bài thơ của mục “Bảo kính cảnh giới” (thuộc phần "Vô đề" của tập thơ "Quốc âm thi tập").
Gồm 2 phần:
- Bức tranh cảnh ngày hè nổi lên với bức tranh thiên nhiên ngày hè rực rỡ:
⇒ Cảnh vật ngày hè tươi tắn tràn đầy sức sống.
- Nghệ thuật ngôn từ được sử dụng:
- Nhà thơ đã cảm nhận cái tinh tế, thú vị của ngày hè qua thị giác và thính giác:
⇒ Tâm hồn nhà thơ Nguyễn Trãi được hòa vào thiên nhiên, nói lên được tác giả là người rất yêu đời, yêu cuộc sống.
- Bức tranh cuộc sống sôi động, phong phú:
- Các câu thơ đa số có bảy tiếng, riêng câu 1 và 8 có sáu tiếng.
- Cách gieo vần: Vần chân (trường - giương - hương - dương - phương)
- Cách ngắt nhịp linh hoạt:
⇒ Tác dụng: Giúp thể hiện cảm xúc của chủ thể trữ tình một cách chân thực, sinh động.
- Mạch cảm xúc: Đến với cảnh trong tâm thái nhàn rỗi, ung dung - Quan sát những cảnh vật ngay trước mắt với tán hòe xanh um, xum xuê, hoa lựu trước hiên nhà vẫn còn đỏ thắm, hoa sen hồng đã thưa thớt dưới ao - Dõi ánh mắt xa hơn, cảnh vật hiện ra không còn rõ ràng, chi tiết mà mông lung hơn qua âm thanh tiếng lao xao họp chợ làng chài, tiếng inh ỏi ve kêu lúc chiều tà - Từ thấy và nghe, tác giả hình dung và thương cảm cho cuộc sống lao động vất vả của người dân nghèo và mong ước có được cây đàn vua Ngu để gảy khúc Nam phong mang đến mưa thuận gió hòa cho nhân dân mọi nơi được no ấm.
⇒ Đến với cảnh - Quan sát - Lắng nghe và liên tưởng - Bộc lộ nỗi lòng.
- Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi: Một con người yêu thiên nhiên, đất nước. Mặc dù ông sống ở ẩn nhưng vẫn lo lắng cho đất nước, nhàn thân chứ không nhàn tâm.