Thực hành tiếng Việt - Bài 5 trang 127

Câu 1:

a. Các hình ảnh được sử dụng trong văn bản Đàn ghi-ta phím lõm trong dàn nhạc cải lương giúp bạn hiểu thêm điều gì về các thông tin chính mà văn bản truyền tải.

⇒ Các hình ảnh được sử dụng trong văn bản Đàn ghi-ta phím lõm trong dàn nhạc cải lương giúp: Thấy được sự khác biệt giữa ghi-ta thường và ghi-ta lõm; Nắm được các nhạc cụ trong dàn nhạc cải lương và Đàn ghi-ta trên sân khấu cải lương được sử dụng như thế nào.

b. Nhận xét về cách tác giả văn bản chú thích các hình ảnh đính kèm: Độ dài của phần chú thích hình ảnh, mối liên hệ giữa hình ảnh và phần chú thích trong văn bản chính.

⇒ Hình ảnh được chú thích ngắn gọn, về nội dung hình ảnh truyền tải.

Câu 2: Có rất nhiều dạng biểu đồ, sơ đồ, chẳng hạn như các dạng biểu đồ cột, biểu đồ đường, biểu đồ tròn như trong SGK. Theo bạn, có thể thay thế các biểu đồ trong ba hình minh họa trên bằng dạng khác không? Vì sao?

  • Ý kiến: Không thể
  • Nguyên nhân: Mỗi biểu đồ biểu thị một đặc điểm khác nhau của đối tượng được thể hiện.

Câu 3: Sưu tầm ít nhất một văn bản thông tin trên sách báo, trong đó có sử dụng biểu đồ. Giải thích tác dụng của biểu đồ đó.

- Ví dụ:

  • Bài viết: Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế số cao (dangcongsan.vn)
  • Biểu đồ được sử dụng: Dự báo tăng trưởng của nền kinh tế số Việt Nam từ Báo cáo e-Conomy SEA 2021 (Biểu đồ cột)

- Tác dụng: Giúp người đọc hình dung rõ hơn về tốc độ tăng trưởng kinh tế số của Việt Nam.

Từ đọc đến viết

Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày ý kiến của bạn về việc bảo tồn một loại hình nghệ thuật, một nhạc cụ, một kiểu trang phục... truyền thống của dân tộc, trong đó có sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.

Gợi ý

Với những vai trò, cống hiến của mình, nghệ nhân dân gian được UNESCO trân trọng gọi là “báu vật nhân văn sống”. Song, điều đáng lo ngại là, khi những di sản văn hóa của dân tộc ngày càng có nguy cơ cao bị mai một, thì những “báu vật” ấy cũng dần giảm đi. Như vậy, điều chúng ta cần làm là hiện thực hóa những khẩu hiệu, những nghị quyết, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Đầu tiên, chúng ta có thể dốc sức sưu tầm gấp rút để gìn giữ và phát huy toàn bộ giá trị di sản văn hóa phi vật thể của cha ông để lại. Tôn vinh, chăm sóc các nghệ nhân dân gian, những người thầy tài năng, trí tuệ cũng là những hành động không khó để chúng ta thực hiện. Sự tôn vinh ấy không nhất thiết phải phô trương, lớn lao như việc trao giải thưởng trên các sân khấu lớn. Sự tôn vinh, trân trọng bắt nguồn từ những hành động nhỏ bé nhất, đó là việc chúng ta lắng nghe, tham dự vào những sự kiện diễn xướng của họ, quan sát, và học hỏi,… Bảo vệ những vốn văn hóa, linh hồn dân tộc là việc của cả cộng đồng, nhưng là một người trẻ, thuộc lớp người đang có xu hướng “lãng quên” những giá trị ấy, lớp người dường như ở thế đối lập với những người “muôn năm cũ” – chúng tôi thực sự hi vọng chúng ta sẽ có những nhận thức, tiếng nói, những hành động thiết thực hơn cả.

  • 589 lượt xem
Sắp xếp theo