Thực hành tiếng Việt - Bài 3, trang 71

Lý thuyết

Lỗi dùng từ  Cách sửa
Lỗi lặp từ
  • Lược bỏ hoặc thay thế từ ngữ bị lặp bằng từ ngữ khác
Lỗi dùng từ không đúng hình thức ngữ âm
  • Sửa lại cho đúng với hình thức ngữ âm
Lỗi dùng từ không đúng nghĩa
  • Thay thế từ đúng nghĩa
Lỗi dùng từ không phù hợp với khả năng kết hợp
  • Thêm/bớt/thay thế từ ngữ cho phù hợp với khả năng kết hợp của từ
Lỗi dùng từ không phù hợp với kiểu văn bản
  • Thay thế từ ngữ phù hợp

Thực hành

Câu 1: Tìm và sửa lỗi dùng từ trong các trường hợp sau

Ngữ liệu Sửa lỗi

a. Thời cơ đã chín mùi nhưng họ lại không biết nắm bắt.

  • chín mùi - chín muồi

b. Nó không giấu giếm với ba mẹ chuyện gì.

  • Nó không giấu giếm ba mẹ chuyện gì.

c. Ngày mai, lớp em sẽ đi thăm quan động Hương Tích.

  • thăm quan - tham quan

d. Những bài hát bất tử ấy sẽ còn lại mãi với thời gian.

  • bất tử - bất hủ
đ. Tôi rất thích bài “Thơ duyên” của xuân Diệu vì bài “Thơ duyên” của xuân Diệu rất hay.
  • Tôi rất thích bài “Thơ duyên” của xuân Diệu vì nó rất hay.

e. Tôi xin phiền Ban Giám hiệu xem xét và giải quyết vấn đề này giúp tôi. (Đơn đề nghị)

  • Tôi đề nghị Ban Giám hiệu xem xét và giải quyết vấn đề này giúp tôi.

Câu 2: Lựa chọn từ ngữ ở cột A tương ứng với cột B

  • đề xuất - đưa ra một ý kiến, giải pháp
  • đề cử - giới thiệu ra để lựa chọn mà bầu
  • đề đạt - trình bày ý kiến, nguyện vọng lên cấp trên
  • đề bạt - đưa một người giữ chức vụ cao hơn

Câu 3: Đặt câu với các từ sau để thấy rõ sự khác biệt về ý nghĩa của chúng:

a. Làm bộ, làm dáng, làm cao

  • Con bé chỉ đang làm bộ khóc lóc thôi.
  • Con công đang làm dáng để thu hút bạn tình.
  • Cô ta rất thích, nhưng vẫn còn làm cao.

b. Nhẹ nhàng, nhè nhẹ, nhẹ nhõm

  • Công việc hôm nay rất nhẹ nhàng.
  • Tôi nghe thấy tiếng bước chân nhè nhẹ.
  • Tôi cảm thấy nhẹ nhõm khi giải quyết xong mọi việc.

c. Nho nhỏ, nhỏ nhoi, nhỏ nhen, nhỏ nhặt

  • Chú chim non nho nhỏ đang đậu trên cành cây.
  • Tôi chỉ có một mong muốn nhỏ nhoi.
  • Cậu ta là một người nhỏ nhen.
  • Chị ấy lúc nào cũng quan tâm đến những chuyện nhỏ nhặt.

Từ đọc đến viết

Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) thể hiện niềm giao cảm với thiên nhiên và con người, trong đó có sử dụng từ ngữ gợi cảm xúc.

Gợi ý

Con người và thiên nhiên có một mối giao cảm đặc biệt. Trước hết, thiên nhiên cung cấp môi trường sống, nguồn tài nguyên quý giá cho con người. Không chỉ vậy, thiên nhiên còn nuôi dưỡng tâm hồn của con người. Sống hòa hợp với thiên nhiên, con người sẽ cảm thấy thư thái, an yên. Từ xưa đến nay, thiên nhiên đã trở thành một nguồn cảm hứng bất tận trong sáng tác nghệ thuật. Con người coi thiên nhiên là chuẩn mực của cái đẹp, mượn thiên nhiên để bày tỏ tâm tư, tình cảm. Đặc biệt nhất là trong văn học, thiên nhiên đã trở thành người bạn tâm giao của các nhà văn, nhà thơ. Đại thi hào Nguyễn Du đã từng viết: “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu/Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” để thể hiện mối giao cảm giữa thiên nhiên và con người. Chúng ta cần phải sống hòa hợp với thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên để cuộc sống thêm hạnh phúc hơn.

Từ ngữ gợi cảm xúc: hạnh phúc

  • 8.090 lượt xem
Sắp xếp theo