a. Nêu những điểm nổi bật của chèo cổ trong từng văn bản theo mẫu sau:
Văn bản |
Xung đột chính trong cốt truyện |
Đặc điểm của ngôn ngữ nhân vật |
Diễn biến tâm lí nhân vật |
Đặc điểm tính cách nhân vật |
Thị Mầu lên chùa |
Xung đột tính cách giữa Thị Mầu và Thị Kính. |
- Thị Mầu: táo bạo, phóng khoáng. - Thị Kính: Điềm đạm, khuôn phép |
- Thị Mầu: Háo hức, rung động đến quyết tâm. - Thị Kính: Trầm ổn, hoảng hốt đến suy tư. |
- Thị Mầu: Lẳng lơ, đi ngược lễ giáo phong kiến. - Thị Kính: Dịu dàng, tuân theo chuẩn mực lễ giáo phong kiến. |
Xã trưởng - Mẹ Đốp |
Xung đột về suy nghĩ, lời nói của xã trưởng với mẹ Đốp về nghề nghiệp của mỗi người. |
- Xã trưởng: ngôn ngữ sỗ sàng, khinh thường (hề áo dài) - Mẹ Đốp: ngôn từ đối đáp khôn khéo, tinh tế (hề áo ngắn) |
Xã trưởng tự cao nhưng bị đuối lí trước màn đối đáp khéo léo, tinh tế của mẹ Đốp. |
- Xã trưởng: ngu dốt, háo sắc, tự cao. - Mẹ Đốp: thông minh, nhanh nhẹn, tinh tế. |
b. Nêu những điểm nổi bật của tuồng đồ trong từng văn bản theo mẫu sau:
Văn bản |
Mâu thuẫn, xung đột chính trong cốt truyện |
Đặc điểm tính cách nhân vật |
Cách thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả |
Cảm hứng chủ đạo |
Huyện Trìa xử án |
Huyện Trìa xử kiện nhưng lại thiên vị Thị Hến vì nhan sắc. |
Huyện Trìa: háo sắc, ham tiền bạc, hư vinh. Đề Hầu: hay nói xằng bậy, không trung thực |
Lời thoại của nhân vật. |
Phê phán, châm biếm những tên quan lại không liêm chính. |
Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến |
Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu cùng đến nhà Thị Hến, cuối cùng thành một màn xét xử tội lỗi của cả ba. |
Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu: Háo sắc Thị Hến: Mưu mẹo, biết giữ gìn tiết hạnh |
Hành động, lời thoại của nhân vật. |
Phê phán, châm biếm những kẻ có chức quyền, ham mê nữ sắc. |
⇒ Những điều cần thiết để người đọc nắm được nội dung của văn bản.
- Văn bản nội dung: Theo một quy cách thống nhất, phần chính là các quy định/
- Văn bản hướng dẫn: Kết hợp cả phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ; Phần chính của văn bản hướng dẫn phải chia rõ phần, đề mục, các kí hiệu, chi tiết phải phù hợp, có kèm hình ảnh.
Việc phát huy các giá trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống trong đời sống đương đại có ý nghĩa giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Khi xã hội ngày càng phát triển, nhiều loại hình nghệ thuật mới ra đời hấp dẫn và thu hút con người hơn, việc gìn giữ và lưu truyền các giá trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống lại càng quan trọng hơn.