Đọc mở rộng theo thể loại: Nắng mới

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

- Lưu Trọng Lư (1911-1991)

- Quê quán: Hà Nội

- Phong cách nghệ thuật: giọng thơ trong trẻo, ý thơ tinh tế

- Tác phẩm chính: Tiếng thu, Khói lam chiều

2. Tác phẩm

- Thể loại: thơ thất ngôn

- Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Trích từ tập thơ “Tiếng thu”

- Phương thức biểu đạt: Miêu tả kết hợp biểu cảm

- Bố cục:

  • Khổ 1: Bức tranh thiên nhiên “nắng mới”
  • Khổ 2+3: Nỗi nhớ của nhân vật trữ tình

II. Soạn bài Nắng mới

Câu 1: Nhân vật “tôi” đã thể hiện tình cảm, cảm xúc gì trong bài thơ? Tình cảm, cảm xúc đó được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào?

- Nhân vật “tôi” thể hiện tình cảm, cảm xúc: Nỗi buồn bã, nhớ nhung dành cho người mẹ.

- Tình cảm, cảm xúc đó được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh:

  • Từ ngữ: “rượi buồn, nhớ”
  • Hình ảnh người mẹ với chiếc áo đỏ, nụ cười với hàm răng đen nhánh.

Câu 2: Bạn có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ, ngắt nhịp, gieo vần và tác dụng của chúng trong bài thơ?

- Từ ngữ: Giản dị, mộc mạc và mang đậm màu sắc Nam Bộ.

- Cách ngắt nhịp: Linh hoạt (Trong khổ thơ 1: Câu 1 ngắt nhịp 3/4, Câu 2 ngắt nhịp 2/5, Câu 3 và câu 4 ngắt nhịp: 4/3…)

- Bài thơ được gieo vần chân (thời - phơi)

⇒ Tác dụng: thể hiện cảm xúc trầm buồn, nhớ thương.

Câu 3: Hình ảnh người mẹ hiện lên như thế nào trong tâm tưởng nhân vật “tôi”?

- Hình ảnh mẹ đưa áo ra giậu phơi mỗi khi có nắng mới về. Bên song cửa ngập tràn “nắng mới”, vào khoảnh khắc yên ắng, tĩnh lặng của một buổi trưa buồn, bất chợt nhà thơ nhìn ra giậu thưa và bắt gặp hình ảnh của mẹ lúc còn sống.

- Ở khổ thơ thứ 2, hình ảnh mẹ chỉ thấp thoảng ẩn hiện sau màu áo đỏ, sau lưng giậu thưa đậm màu nắng mới.

- Ở khổ thơ thứ 3, chân dung người mẹ dần hiện ra rõ nét hơn với “nét cười” vừa lấp lánh tỏa sáng, vừa kín đáo, nhẹ nhàng.

⇒ Hình ảnh người mẹ hiện lên trong tâm tưởng nhà thơ với đầy đủ nét duyên sáng, hiền từ của người phụ nữ Việt thuở xưa.

Câu 4: Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì? Cảm hứng đó thể hiện giá trị đạo đức truyền thống nào của người Việt Nam?

- Cảm hứng chủ đạo: Tình yêu, nỗi nhớ dành cho người mẹ.

- Cảm hứng đó thể hiện giá trị đạo đức truyền thống: tình cảm gia đình, sựhiếu thảo của người Việt Nam.

  • 4.648 lượt xem
Sắp xếp theo