Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây

I. Tri thức Ngữ văn

Sử thi là một thể loại tự sự dân gian ra đời từ thời cổ đại, thường kết hợp lời thơ với văn xuôi, kể lại những sự kiện quan trọng trong đời sống của cộng đồng thông qua việc tôn vinh, ca ngợi chiến công, kì tích của người anh hùng.

Thời gian sử thi
  • Thuộc về quá khứ “một đi không trở lại” của cộng đồng, thường gắn với xã hội cổ đại hoặc xã hội phong kiến.
Không gian sử thi
  • Thường mở ra theo những cuộc phiêu lưu gắn với các kì tích của người anh hùng.
Nhân vật anh hùng sử thi
  • Hiện thân cho cộng đồng, thường hội tụ những đặc điểm nổi bật như:

     + Sở hữu sức mạnh, tài năng, lòng dũng cảm phi thường.

     + Luôn sẵn sàng đối mặt với thách thức, hiểm nguy.

     + Lập nên những kì tích, uy danh lẫy lừng.

Cốt truyện sử thi
  • Được tổ chức theo quan hệ xung đột giữa con người với thần quyền, giữa cộng đồng này với cộng đồng khác. Các sự kiện xoay quanh cuộc phiêu lưu và những kì tích của nhân vật chính. 
Lời của người kể chuyện
  • Thường ở ngôi thứ ba, thể hiện thái độ tôn vinh, ngợi ca người anh hùng có công với cộng đồng.
Lời của nhân vật người anh hùng
  • Thể hiện hành động, tính cách anh hùng, thường là lời đối thoại (với thần linh hoặc với nhân vật khác).
Thái độ, cảm xúc của người kể chuyện
  • Thể hiện sự trang nghiêm, thành kính đối với sự kiện, nhân vật.
  • Bộc lộ qua các sử dụng ngôn từ, giọng điệu, hình ảnh trong văn bản sử thi.
Cảm hứng chủ đạo
  • Gắn liền với tư tưởng chống thần quyền trong cuộc đấu tranh chinh phục tự nhiên và chống các thế lực đe dọa sự sống của cộng đồng.
Bối cảnh lịch sử - văn hóa
  • Chủ yếu ra đời trong giai đoạn xung đột giữa con người với thần quyền, giữa các cộng đồng với nhau, giữa tinh thần tự do của con người và các trật tự của luân lí xã hội.

II. Soạn bài Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây

Trước khi đọc

Hãy nhớ lại một vài nhân vật lịch sử hoặc nhân vật văn học thường được mọi người gọi là anh hùng và cho biết: do đâu mà họ được tôn xưng như thế?

- Một vài nhân vật lịch sử hoặc nhân vật văn học thường được gợi là anh hùng: Thánh Gióng, vua Quang Trung,…

- Họ được tôn xưng là anh hùng vì có công lao to lớn trong công cuộc bảo vệ đất nước khỏi kẻ thù xâm lược.

Đọc văn bản

Câu 1: Lời văn ở đoạn này gần với truyện hay vở kịch?

Lời văn ở đoạn này gần với vở kịch. Vì đây là đoạn đối thoại của Đăm Săn và Mtao Mxây, có sự phân chia thoại rõ ràng giữa từng nhân vật.

Câu 2: Lưu ý những hình ảnh được sử dụng để miêu tả Đăm Săn. Những hình ảnh đó có điểm gì độc đáo?

- Những hình ảnh được sử dụng để miêu tả Đăm Săn:

  • Một lần xốc tới, chàng vượt một đồi tranh. Một lần xốc tới nữa, chàng vượt một đồi lồ ô.
  • Chàng chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây.
  • Chàng múa trên cao, gió như bão; múa dưới thấp, gió như lốc.
  • Chàng múa chạy nước kiệu, núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung.

- Những hình ảnh đó có điểm độc đáo: những hình ảnh kì ảo, cho thấy sức mạnh phi thường của Đăm Săn.

Câu 3: Chú ý sự xuất hiện của cụm từ “bà con xem...” và ý nghĩa, tác dụng của nó trong lời kể?

Cụm từ “bà con xem…” xuất hiện nhằm xác định người kể không phải là nhân vật trong câu chuyện, đối tượng nghe là dân làng, đồng thời giúp tăng tính khách quan, chân thực.

Câu 4: Cảnh tiệc tùng trong đoạn này được miêu tả qua lời của ai? Điều đó giúp ích gì trong việc thể hiện hình tượng nhân vật Đăm Săn?

- Cảnh tiệc tùng trong đoạn này được miêu tả qua lời của người kể chuyện.

- Điều đó giúp ích trong việc thể hiện hình tượng nhân vật Đăm Săn: hình tượng Đăm Săn trở nên chân thực, khách quan hơn.

Câu 5: Việc miêu tả ngoại hình nhân vật Đăm Săn có gì khác thường và có tác dụng như thế nào?

- Những chi tiết miêu tả ngoại hình nhân vật Đăm Săn: Ngực quấn chéo một tấm mền chiến, mình khoác tấm áo chiến, sát bên nghênh ngang đủ giáo gươm; Đôi mắt linh lợi như mắt chim ghếch ăn hoa tre; Bắp chân to bằng cây xà ngang; Bắp đùi to bằng ống bễ; Sức ngang sức voi đực; Hơi thở ầm ầm tựa sấm dậy.

- Tác dụng: Giúp cho nhân vật mang tầm vóc phi thường, đúng với quan niệm về người anh hùng trong các tác phẩm sử thi.

Sau khi đọc

Câu 1: Tóm tắt các sự kiện chính trong văn bản trên.

Mtao Mxây ganh ghét vì Đăm Săn có vợ đẹp nên quyết tâm bắt Hơ Nhị. Hắn dò la thông tin, khi biết được Đăm Săn đi vắng liền cải trang thành khách đến nhà Đăm Săn, khi trở về nghĩ ra lý do là để quên con dao và bảo Hơ Nhị mang hộ ra ngoài để bắt cóc nàng. Nghe tin vợ mình bị bắt, Đăm Săn tức tốc trở về, đem quan đến đánh Mtao Mxây để cứu vợ. Một cuộc chiến dữ dội diễn ra. Rút bài học từ tên Mtao Grư, Mtao Mxây mặc áo giáp cẩn thận, cầm khiên phòng thủ, không chịu giao chiến. Chỉ khi Đăm Săn dọa phá nhà, hắn mới dám ra giao chiến.

Mtao Mxây yếu ớt, kém cỏi còn Đăm Săn thì mạnh mẽ, tài giỏi khiến ai cũng nể sợ. Mtao Mxây sợ hãi bỏ chạy thì bị mũi lao đâm vào đùi, vào bụng nhưng do hắn mặc áo giáo nên không sao. Cuộc chiến diễn ra không phân thắng thua. Đăm Săn mệt mỏi mơ màng thì thấy ông trời bày cách tiêu diệt kẻ ác. Chàng liền làm theo. Đăm Săn lấy chày mòn ném trúng vành tai Mtao Mxây. Áo giáp rơi ra và ngay lập tức Đăm Săn kết thúc cuộc đời của kẻ thù nhanh chóng. Tù trưởng Mtao Mxây cầu xin Đăm Săn tha mạng. Nhưng Đăm Săn kiên quyết phải trừng trị kẻ ác - kẻ đã cướp vợ người khác một cách hèn hạ. Chàng chiến thắng vẻ vang danh tiếng nổi đình nổi đám.

Câu 2: Đăm Săn đã gặp khó khăn gì vào thời điểm cuối cuộc giao chiến với Mtao Mxây? Nhờ đâu mà chàng vượt qua được khó khăn ấy để giành chiến thắng?

- Đăm Săn đã gặp khó khăn vào thời điểm cuối cuộc giao chiến với Mtao Mxây: Chàng dùng cây giáo thần của mình nhằm vào đùi và người của Mtao Mxây nhưng không thủng. Chàng đâm vào người Mtao Mxây, cũng không thủng.

- Nhờ có sự giúp đỡ của ông Trời - mách kế cho Đăm Săn nên chàng vượt qua được khó khăn ấy để giành chiến thắng

Câu 3: Đăm Săn và Mtao Mxây đều là những tù trưởng tài giỏi, nhưng văn bản trên đã cho thấy, người xứng đáng được xem là anh hùng của cộng đồng chỉ có thể là Đăm Săn. Hãy so sánh hai nhân vật để làm rõ điều đó.

Nội dung so sánh

Đăm Săn

Mtao Mxây

Ngôn ngữ, lời nói

Mạnh mẽ, dứt khoát: “Ta thách ngươi đọ dao với ta đấy…”.

Lúc đầu thì ngạo mạn, trêu tức Đăm Săn. Lúc sau thì sợ hãi, van xin.

Cuộc giao chiến

- Hiệp 1: Đăm Săn rung khiên múa. Một lần xốc tới, chàng vượt qua đồi tranh. Một lần xốc tới nữa chàng vượt qua đồi lồ ô. Chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây.”

- Hiệp 1: Múa khiên như trò chơi, khiên kêu lạch xạch như quả mướp khô, chạy bước cao bước thấp, chạy hết từ bãi tây sang bãi đông, tự xem mình là tướng quen đánh trăm trận, quen xéo nát đất đai thiên hạ

hết.

- Hiệp 2: Đăm Săn đớp được miếng trầu mà Mtao Mxây bảo Hơ Nhị quăng cho hắn, sức chàng như tăng lên gấp bội, múa khiên càng mạnh, càng nhanh, càng đẹp.

- Hiệp 2: Mtao Mxây tháo chạy, tránh quanh chuồng trâu, chuồng lợn và cuối cùng ngã lăn ra đất.

- Hiệp 3: Nhờ Trời mách kế, Đăm Săn đuổi theo và đánh thắng được Mtao Mxây.

- Hiệp 3: Mtao Mxây thua cuộc, bị giết chết.

Tính cách

Bình tĩnh, tài năng và bản lĩnh.

Kém cỏi nhưng huênh hoang, khoác lác.

Câu 4: Trong sử thi, lời nói của nhân vật thường góp phần quan trọng trong việc thể hiện tính cách, vị thế xã hội của mình. Hãy chọn và phân tích một số lời thoại của Đăm Săn trong văn bản trên để làm rõ điều đó.

- Đoạn mở đầu: “Ơ diêng, ơ diêng, xuống đây! Ta thách ngươi đọ đao với ta đấy!” hay “Xuống, diêng! Xuống, diêng! Ngươi không xuống ư? Ta sẽ lấy cái sàn hiên của nhà ngươi ta bổ đôi, ta sẽ lấy cái cầu thang của nhà người chẻ ra kéo lửa, ta hun cái nhà của ngươi cho mà xem!”

⇒ Bộc lộ sự bản lĩnh, mạnh mẽ và tự tin của Đăm Săn.

- Khi Mtao Mxây không dám xuống giao chiến: “Sao ta lại đâm ngươi khi đang đi xuống nhỉ? Ngươi xem, đến cả con lợn nái của nhà ngươi dưới đất, ta cũng không thèm đâm nữa là! ”

⇒ Một người trọng lời hứa.

- Sau khi chiến thắng: “Ơ các con, ơ các con, hãy đi lấy rượu bắt trâu…”

⇒ Một người coi trọng tình nghĩa, yêu thương và quý trọng dân làng.

Câu 5: Cho biết:

a. Tác dụng của lối nói quá và cách ví von trong văn bản; nhận xét về ngôn ngữ sử thi.

- Tác dụng của lối nói quá và cách ví von nhằm giúp cho tác phẩm trở nên sinh động, hấp dẫn hơn.

- Ngôn ngữ sử thi: giản dị, hàm súc, sử dụng các từ ngữ địa phương.

b. Cụm từ “bà con xem...” trong văn bản trên là lời của ai hướng đến ai? Theo bạn, việc sử dụng những cụm từ như thế trong văn bản sử thi có tác dụng gì?

- Cụm từ “bà con xem…” là lời của người kể chuyện hướng đến người nghe (dân làng). Tác dụng là giúp câu chuyện thêm khách quan và chân thực, làm nổi bật đặc trưng của sử thi, tạo ra sự đồng điệu giữa người nghe và người kể.

Câu 6: Cảnh tiệc tùng và hình ảnh Đăm Săn ở nửa sau của văn bản gợi cho bạn suy nghĩ gì về phong tục và không khí hội hè của người Ê-đê?

Quang cảnh nhà Đăm Săn: mở tiệc to, khách đông nghịt, tôi tớ chật ních cả nhà. Tác giả dân gian sử dụng nghệ thuật phóng đại, qua đó thể hiện sự tự hào về một bộ tộc giàu mạnh và sự đồng tâm, thống nhất của cả cộng đồng.

Câu 7: Có người cho rằng văn bản Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây có đủ yếu tố của truyện, kịch và thơ. Cho biết ý kiến của bạn về nhận định trên.

- Ý kiến: Tán đồng

- Giải thích:

  • Yếu tố truyện: Kể về cuộc giao chiến giữa Đăm Săn và Mtao Mxây cùng những kì tích mà người anh hùng Đăm Săn đã có được.
  • Yếu tố thơ: Những câu văn khá ngắn, chất chứa vần và nhịp điệu trong đó (“Chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc”).
  • Yếu tố kịch: Cuộc hội thoại giữa hai nhân vật chính là Đăm Săn và Mtao Mxây; các lời thoại cũng được phân chia rõ ràng theo tên nhân vật.
  • 8.017 lượt xem
Sắp xếp theo