Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu

Các bước trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu

Bước 1: Chuẩn bị nói
  • Xác định đề tài, mục đích nói, đối tượng người nghe, không gian và thời gian nói
  • Tìm ý, lập dàn ý
  • Luyện tập
Bước 2: Trình bày bài nói
  • Dựa vào phần tóm tắt ý đã chuẩn bị từ trước, ngoài ra bạn có thể sử dụng những tờ giấy nhỏ để viết, ghi chú ngắn gọn, nội dung nói dưới dạng từ, cụm từ…
  • Trình bày từ khái quát đến cụ thể.
  • Phân tích, đánh giá các phương tiện phi ngôn ngữ với bài thuyết trình.
  • Chú ý tương tác với người nghe, giọng diệu trình bày tự tin, rõ ràng và rành mạch.
Bước 3: Trao đổi và đánh giá
  • Có thái độ cầu thị, nghiêm túc lắng nghe ý kiến.
  • Lựa chọn một số câu hỏi, ý kiến phản biện mà bạn cho là quan trọng để phản hồi trong thời gian cho phép.

Nghe và nắm bắt nội dung trình bày kết quả nghiên cứu

Bước 1: Chuẩn bị
  • Tìm hiểu trước về đề tài thuyết trình bằng cách tìm kiếm các từ khóa liên quan.

Bước 2: Nghe thuyết trình và ghi chép

  • Cần chú ý vào nội dung trình bày, ghi nhận những ý trọng tâm.
Bước 3: Phản hồi và đặt câu hỏi
  • Xem lại và đối chiếu những câu hỏi mình đã chuẩn bị ở nhà với phần ghi chú của bản thân rồi tự đánh giá.

Bước 4: Đánh giá và rút kinh nghiệm

  • Lập bảng đánh giá về phần trình bày.

Dàn ý bài nói tham khảo

* Vấn đề nghiên cứu: Nghệ thuật sân khấu chèo.

* Một số luận điểm chính:

- Những loại hình văn hóa như chèo, tuồng, cải lương,... qua nhiều giai đoạn hình thành và phát triển dù mang đậm chất địa phương của từng vùng nhưng khái quát chung vẫn mang đậm chất văn hóa dân gian Việt Nam. Chèo là loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền dân gian lâu đời nhất của Việt Nam.

- Sân khấu biểu diễn chèo đa dạng: sân đình, sân khấu chuyên nghiệp, các lễ hội ở một số đền chùa,... Quy mô lớn nhất của các đơn vị nghệ thuật Chèo là Nhà hát Chèo rồi đến Đoàn Chèo, một số tỉnh chỉ biên chế đội hoặc tổ Chèo thuộc đoàn nghệ thuật.

- Chèo không có cấu trúc cố định năm hồi một kịch như trong sân khấu châu Âu mà các nghệ sỹ tham gia diễn chèo thường ứng diễn. Diễn viên đóng chèo nói chung là những người không chuyên, hợp nhau trong những tổ chức văn nghệ dân gian gọi là phường chèo hay phường trò...

- Chèo sử dụng tối thiểu là hai loại nhạc cụ dây là đàn nguyệt và đàn nhị, đồng thời thêm cả sáo nữa. Ngoài ra, các nhạc công còn sử dụng thêm trống và chũm chọe. Bộ gõ nếu đầy đủ thì có trống cái, trống con, trống cơm, thanh la, mõ.

  • 18.046 lượt xem
Sắp xếp theo