Thực hành tiếng Việt - Bài 8, trang 77

Lý thuyết

- Biện pháp tu từ chêm xen:

  • Là biện pháp chêm vào câu một từ, một cụm từ, một câu, thậm chí một chuỗi câu để bổ sung thông tin cần thiết hay bộc lộ cảm xúc.
  • Thành phần chêm xen thường đứng sau dấu phẩy, dấu gạch ngang hoặc trong ngoặc đơn.

- Biện pháp tu từ liệt kê:

  • Là biện pháp sắp xếp nối tiếp các từ, các cụm từ cùng loại để diễn tả những khía cạnh khác nhau của thực tế, của tư tưởng, tình cảm đồng thời tạo ấn tượng mạnh về hình ảnh và cảm xúc cho người đọc.
  • Xét theo cấu tạo, có kiểu liệt kê theo từng cặp và không theo từng cặp.
  • Xét theo ý nghĩa, có thể phân biệt kiểu liệt kê tăng tiến và không tăng tiến.

Thực hành

Câu 1 : Hãy chỉ ra biện pháp tu từ chêm xen và nêu tác dụng của biện pháp ấy trong các trường hợp dưới đây:

Ngữ liệu

Biểu hiện - Tác dụng

“- Có một nàng Bạch Tuyết các bạn ơi
Với lại bảy chú lùn rất quấy!”

“- Mười chú chứ, nhìn xem, trong lớp ấy”
(Ôi những trận cười trong sáng đó lao xao).

(Hoàng Nhuận Cầm)

  • Biện pháp tu từ chêm xen: (Ôi những trận cười trong sáng đó lao xao).
  • Tác dụng: Bộc lộ cảm xúc vui vẻ, sung sướng.

Đoạn ông mở gói giấy, lấy ra cục a ngùy - cái thứ thuốc dẻo quánh, màu vàng xỉn mà tôi đã thấy dạo trước - véo một miếng gắn vào đầu một cọng sậy.

(Đoàn Giỏi)

  • Biện pháp tu từ chêm xen: cái thứ thuốc dẻo quánh, màu vàng xỉn mà tôi đã thấy dạo trước
  • Tác dụng: Bổ sung thông tin về “cục a ngùy”

Tôi thì không bao giờ quên cô ấy, mặc dù thực ra là có gì đâu một tình cờ như thế, một gặp gỡ vẩn vơ, lưu luyến mơ hồ gần như không có thật mà năm tháng cuộc đời cứ mãi chồng chất lên muốn xóa nhòa.

(Bảo Ninh)

  • Biện pháp tu từ chêm xen: mặc dù thực ra là có gì đâu một tình cờ như thế, một gặp gỡ vẩn vơ, lưu luyến mơ hồ gần như không có thật mà năm tháng cuộc đời cứ mãi chồng chất lên muốn xóa nhòa.
  • Tác dụng: Bổ sung thông tin về thái độ, tình cảm của nhân vật “tôi”.

Câu 2 : Chỉ ra biện pháp tu từ liệt kê và nêu tác dụng của biện pháp ấy trong các trường hợp sau:

Ngữ liệu

Biểu hiện - Tác dụng

Cái lành lạnh của hơi nước sông ngòi, mương rạch, của đất ẩm và dưỡng khí thảo mộc thở ra từ bình minh. (Đoàn Giỏi)

  • Biện pháp tu từ liệt kê: sông ngòi, mương rạch, của đất ẩm và dưỡng khí thảo mộc
  • Tác dụng: Miêu tả chi tiết những khía cạnh khác nhau của đối tượng.

Mấy con kì nhông nằm vươn mình phơi lưng trên gốc cây mục, sắc da lưng luôn luôn biến đổi từ xanh hóa vàng, từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hóa tím xanh... (Đoàn Giỏi)

  • Biện pháp tu từ: từ xanh hóa vàng, từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hóa tím xanh…
  • Tác dụng: Miêu tả chi tiết trạng thái sắc da của con kì nhông.

Bà con xem, Đăm Săn uống không biết say, ăn không biết no, chuyện trò không biết chán. (Trích sử thi Đăm Săn)

  • Biện pháp tu từ liệt kê: uống không biết say, ăn không biết no, chuyện trò không biết chán
  • Tác dụng: Diễn tả sức ăn, sưc uống cũng như sự vui vẻ của Đăm Săn.

Tôi đã cầm cây xà gạc phát rẫy mới này, tôi rạch rừng, tôi giết tê giác trong thung, giết cọp beo trên núi, giết kên kên, quạ dữ trên ngọn cây, chém ma thiêng quỷ ác trên đường đi. (Trích sử thi Đăm Săn)

  • Biện pháp tu từ liệt kê: tê giác trong thung, giết cọp beo trên núi, giết kên kên, quạ dữ trên ngọn cây, chém ma thiêng quỷ ác trên đường đi
  • Tác dụng: Diễn tả hành động của Đăm Săn trên đường đi, cho thấy sức mạnh của Đăm Săn.

Câu 3 : Một ngôn ngữ được đánh giá là phát triển khi nó ngày càng có tính chất trí tuệ hóa và quốc tế hóa. Điều này rất quan trọng khi ta đặt tiếng Việt trong bối cảnh thời đại ngày nay: thời đại của thông tin, của trí tuệ; thời đại của hội nhập khu vực, hội nhập toàn cầu,... (Phạm Văn Đồng)

Thử đảo thứ tự các bộ phận trong những phép liệt kê trong đoạn văn trên rồi rút ra kết luận: xét về ý nghĩa, các phép liệt kê ấy có gì khác nhau?

Gợi ý

- Thử đảo: …. Điều này rất quan trọng khi ta đặt tiếng Việt trong bối cảnh thời đại ngày nay: thời đại của trí tuệ, của thông tin; thời đại của hội nhập toàn cầu, hội nhập khu vực,...

- Nhận xét:

  • Câu gốc: Đảm bảo được tính lô-gíc, thứ tự các bộ phận được sắp xếp theo trình tự tăng tiến.
  • Câu đã đảo thứ tự các bộ phận: Đây là phép liệt kê tăng tiến nên khi đảo thứ tự các phần không đảm bảo được tính lô-gíc, cái trước bao trùm cái sau.

Từ đọc đến viết

Viết một đoạn văn (khoảng 150 đến 200 chữ) trong đó có sử dụng biện pháp liệt kê và chêm xen: Nêu cảm nghĩ về một nhân vật đã để lại cho bạn ấn tượng rõ rệt khi đọc hai văn bản Đất rừng phương Nam (Đoàn Giỏi) và Giang (Bảo Ninh).

“Giang” là câu chuyện về cuộc gặp gỡ tình cờ nhưng rất mực tình cảm, duyên dáng giữa cô gái Hà Nội Nhật Giang và anh bộ đội “Hùng” - cái tên Hùng được “phịa vội ra” mà cho đến mãi mãi về sau, anh cũng không có cơ hội để “cải chính” . Năm ấy, khi “tôi” - chàng lính trẻ vừa tròn mười bảy vừa được kết nạp vào một tiểu đoàn tân binh đóng quân ở Bãi Nai, vì đạt điểm cao nhất đội môn thiện xạ mà được chỉ huy cho phép hai ngày nghỉ. Song, “tôi” trở về nhà nhưng cũng nóng lòng trở lại tiểu đoàn, mười hai giờ trưa đã tức tốc chạy ra bến xe Kim Mã để bắt xe cho kịp. Sự vội vã, nôn na, hồi hộp ấy đã đem lại cho anh cuộc gặp gỡ định mệnh, gây biết bao thổn thức, nhớ thương.Cuộc gặp gỡ giữa “tôi” và bố Giang cũng diễn ra chóng vánh, nhưng cũng đủ để độc giả hình dung về người bố mẫu mực, đàng hoàng nhưng cũng rất đỗi tình cảm. Như vậy, đằng sau cuộc gặp gỡ vội vã ấy là câu chuyện đầy ắp tình người, niềm tin tưởng tuyệt đối và tình thương yêu sâu sắc của đồng bào trong những ngày kháng chiến trường kì gian khổ nhưng huy hoàng của dân tộc.

  • 541 lượt xem
Sắp xếp theo