Ôn tập cuối học kì I

Câu 1: Kẻ vào vở hai cột A và B theo mẫu dưới dây, sau đó nối tên thể loại ở cột A với đặc điểm phù hợp được nêu ở cột B, giải thích lí do bạn tạo ra các đường nối giữa hai cột A và B.

(1) Thần thoại: có cốt truyện đơn giản, nhân vật đã tạo ra thế giới và con người.

(2) Sử thi: có cốt truyện xoay quanh những cuộc phiêu lưu, nhân vật là hiện thân của cộng đồng.

(3) Thơ: không có cốt truyện, giàu tính trữ tình và tính nhạc

(4) Văn bản thông tin tổng hợp: có thể lồng ghép yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm; thường kết hợp sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ

(5) Chèo cổ, tuồng cổ: có nhân vật, cốt truyện, không có người kể chuyện

Câu 2: Nêu tóm tắt những điểm cần lưu ý khi đọc hiểu một văn bản theo các thể loại dưới đây (có thể tóm tắt dưới hình thức lập bảng):

Thần thoại
  • Thần thoại là gì?
  • Nhân vật, cốt truyện, thời gian và không gian.
Sử thi
  • Nhân vật, cốt truyện, thời gian và không gian.
  • Thái độ, tình cảm của người kể chuyện.
Chèo (hoặc tuồng)
  • Đề tài, tích truyện, lời thoại
  • Phương thức lưu truyền.
Văn bản thông tin
  • Các loại văn bản thông tin.
  • Mục đích của văn bản.
  • Tính chính xác…
Thơ
  • Thể thơ, hình ảnh, nhịp điệu.
  • Cảm xúc của nhân vật trữ tình…

Câu 3: Hãy tóm tắt hai trong số các văn bản đã đọc ở học kì I, trong đó có:

- Một văn bản thần thoại hoặc sử thi;

Mtao Mxây ganh ghét vì Đăm Săn có vợ đẹp nên quyết tâm bắt Hơ Nhị. Hắn dò la thông tin, khi biết được Đăm Săn đi vắng liền cải trang thành khách đến nhà Đăm Săn, khi trở về nghĩ ra lý do là để quên con dao và bảo Hơ Nhị mang hộ ra ngoài để bắt cóc nàng. Nghe tin vợ mình bị bắt, Đăm Săn tức tốc trở về, đem quan đến đánh Mtao Mxây để cứu vợ. Một cuộc chiến dữ dội diễn ra. Rút bài học từ tên Mtao Grư, Mtao Mxây mặc áo giáp cẩn thận, cầm khiên phòng thủ, không chịu giao chiến. Chỉ khi Đăm Săn dọa phá nhà, hắn mới dám ra giao chiến. Mtao Mxây yếu ớt, kém cỏi còn Đăm Săn thì mạnh mẽ, tài giỏi khiến ai cũng nể sợ. Mtao Mxây sợ hãi bỏ chạy thì bị mũi lao đâm vào đùi, vào bụng nhưng do hắn mặc áo giáo nên không sao. Cuộc chiến diễn ra không phân thắng thua. Đăm Săn mệt mỏi mơ màng thì thấy ông trời bày cách tiêu diệt kẻ ác. Chàng liền làm theo. Đăm Săn lấy chày mòn ném trúng vành tai Mtao Mxây. Áo giáp rơi ra và ngay lập tức Đăm Săn kết thúc cuộc đời của kẻ thù nhanh chóng. Tù trưởng Mtao Mxây cầu xin Đăm Săn tha mạng. Nhưng Đăm Săn kiên quyết phải trừng trị kẻ ác - kẻ đã cướp vợ người khác một cách hèn hạ. Chàng chiến thắng vẻ vang danh tiếng nổi đình nổi đám.

- Một văn bản thông tin tổng hợp, thuyết minh có lồng ghép yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm.

Tranh Đông Hồ là nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam. Từ những hình ảnh mộc mạc, bình dị của làng quê Việt Nam, các tác giả đã vẽ nên những bức tranh ngộ nghĩnh, tràn đầy sức sống. Giấy in tranh được gọi là giấy điệp: vỏ con sò được nghiền nát, trộn với hồ, rồi dùng chổi lá thông quét lên mặt giấy dó. Màu sắc là màu tự nhiên lấy từ cây cổ. Công đoạn chế tác khéo léo từ chọn đề tài, phác họa, in tranh. Tranh Đông Hồ được sử dụng rất rộng rãi trong ngày Tết và thời gian thịnh nhất là cuối thế kỉ XIX đến những năm 40 của thế kỉ XX. Hiện nay tranh Đông Hồ đang dần bị mai một nhưng vẫn còn những nghệ nhân, dòng họ vẫn còn tâm huyết với nghề.

Câu 4: Theo bạn, vì sao cách giải thích của người xưa về đặc điểm, tập tính một số loài vật trong Cuộc tu bổ lại các giống vật (thần thoại Việt Nam) vẫn có thể mang lại sự thích thú đối với người đọc, người nghe trong thời đại phát triển của khoa học?

Tình huống được xây dựng khá thú vị, khơi gợi trí tò mò của người đọc, người nghe: Các loài vật bị thiếu các bộ phận, cần được hoàn thiện.

Câu 5: Theo bạn, hai nhân vật anh hùng Đăm Săn (sử thi Đăm Săn) và Ô-đi-xê (sử thi Ô-đi-xê) có những điểm gì giống nhau và vì sao có sự giống nhau ấy?

- Giống nhau:

  • Là nhân vật sử thi
  • Là những người anh hùng đại diện cho cộng đồng.
  • Lập được những chiến công vĩ đại.

- Sự giống nhau: Đặc điểm chung về nhân vật trong sử thi.

Câu 6: Theo bạn, trong Đăm Săn đi chinh phục nữ thần Mặt Trời, việc tác giả nói nhiều về nhân vật nữ thần Mặt Trời có làm mờ đi tính cách anh hùng của Đăm Săn trong văn bản hay không? Vì sao?

- Việc tác giả nói nhiều về nhân vật nữ thần Mặt Trời không làm mờ đi tính cách anh hùng của Đăm Săn trong văn bản.

- Nguyên nhân: Việc khắc họa vẻ đẹp, quyền năng của Nữ thần Mặt Trời càng khiến cho hành động của Đăm Săn trở nên vĩ đại.

Câu 7: Nêu một số điểm giống nhau và khác nhau về đề tài, nhân vật trong chèo cổ và tuồng đồ.

Giống nhau
  • Đề tài lấy trong cuộc sống đời thường
  • Nhân vật gồm các kiểu như kép, đào, mụ lão, có tính cách nhất quán, mang tính ước lệ.
Khác nhau Chèo
  • Giáo dục, ứng xử giữa người với người, theo triết lý dân gian hoặc tư tưởng Nho giáo;
  • Nhân vật không xưng danh, nghề nghiệp.
Tuồng
  • Lấy từ cuộc sống thôn dã hoặc tích truyện có sẵn, phê phán các hạng người trong xã hội;
  • Nhân vật xưng danh…

Câu 8: Phát biểu suy nghĩ của bạn về nhân vật Thị Mầu khi đọc Thị Mầu lên chùa (Quan Âm Thị Kính) hoặc nhân vật Thị Hến khi đọc Huyện Trìa Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lõm Thị Hến (Nghêu, Sò, Ốc, Hến).

- Thị Mầu: cá tính mạnh mẽ, đi ngược lại hoàn toàn với những nét đẹp truyền thống của người phụ nữ truyền thống Việt Nam. Thị Hến xuất thân trong một gia đình giàu có, tính cách phóng khoáng, táo bạo và có phần lẳng lơ. Thị Mầu tôi mang tiếng lẳng lơ/Thầy như táo rụng sân đình./Em như gái rớ đi tìm của chua. Những ngôn từ, lời nói của Thị Mầu không phù hợp nơi chốn cửa chùa nhưng vì quá thích Tiểu nên Mầu cũng không ngần ngại mà bày tỏ. Đồng thời, nhân vật này cũng có những quan niệm về tình yêu khá mới mẻ so với thời đại xã hội lúc bấy giờ: chỉ cần mình thấy thích đó là tình yêu, yêu một cách tự do, không quan tâm đến lễ giáo, lễ nghi phong kiến, chỉ cần dựa vào cảm xúc của mình.

- Thị Hến: là một người phụ nữ góa chồng Phận góa bụa hôm mai côi cút. Thị Hến thể hiện sự thông minh, sắc sảo của mình khi tự thân đối mặt với sự háo sắc, đểu cáng của ba nhân vật Huyện Trìa, Đề Hầu và Thầy Nghêu. Cô nàng lừa được ba tên đó vào tròng và cuối cùng để họ tự xử nhau. Tuy nhiên, Thị Hến cũng là người biết giữ gìn phẩm giá, tự trọng chính mình Giữ tiết hạnh một đường cho toại.

Câu 9: Nêu tác dụng của việc lồng ghép yếu tố miêu tả, biểu cảm trong hai văn bản Tranh Đông Hồ – nét tinh hoa của văn hoá dân gian Việt Nam và Chợ nổi – nét văn hoá sông nước miền Tây.

Việc lồng ghép các yếu tố miêu tả trong hai văn bản có tác dụng miêu tả rõ nét hơn về những đặc điểm của bức tranh dân gian Đông Hồ và phiên chợ nổi ở miền Tây. Đồng thời, yếu tố biểu cảm giúp tác giả trực tiếp bộc lộ những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của mình về loại hình nghệ thuật truyền thống dân gian và văn hóa dân gian vùng miền. Từ đó, những thông điệp về ý thức giữ gìn, yêu quý, trân trọng cũng được tác giả gửi gắm qua.

Câu 10: Việc sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong một văn bản thông tin có tác dụng như thế nào? Sử dụng bằng chứng từ các văn bản mà bạn đã đọc để làm rõ thêm ý kiến của mình.

- Việc sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong một văn bản thông tin giúp cụ thể hóa những lời thuyết minh trong văn bản. Từ đó, người đọc sẽ tiếp nhận thông tin một cách dễ dàng, đầy đủ và đúng đắn nhất.

- Bằng chứng: Trong văn bản Đàn ghi-ta lõm trong dàn nhạc cải lương, tác giả sử dụng ba hình ảnh minh họa (Hình 1: Cầm đàn ghi-ta thường và cầm đàn ghi-ta phím lõm; Hình 2: Các nhạc cụ phổ biến trong dàn nhạc cải lương; Hình 3: Đàn ghi-ta phím lõm trên sân khấu cải lương) để giúp người đọc hình dung ra hình dáng của cây đàn và môi trường sử dụng của loại đàn này.

Câu 11: Xác định chủ thể trữ tình, cách ngắt nhịp, gieo vần trong văn bản dưới đây:

Thân em vừa trắng lại bìa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

(Bánh trôi nước, Hồ Xuân Hương)

- Chủ thể trữ tình “thân em”: ý chỉ người con gái trong xã hội phong kiến xưa với số phận lênh đênh, ba chìm bảy nổi nhưng vẫn giữ vững những nét đẹp truyền thống, vốn có, phẩm chất cao quý của mình.

- Ngắt nhịp: 2/2/3, 4/3.

- Gieo vần “on”: tròn, non, son.

Câu 12: Dựa vào yêu cầu đối với kiểu bài (Bài 2 và Bài 3), hãy chỉ ra điểm khác biệt trong cách mở bài, thân bài, kết bài giữa hai kiểu bài: nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học và nghị luận về một vấn đề xã hội.

Câu 13. Nêu một số điểm khác nhau đáng lưu ý trong cách tìm ý, lập dàn ý cho hai kiểu bài viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề, những nét đặc sắc về nghệ thuật của một truyện kể và của một bài thơ.

  • 823 lượt xem
Sắp xếp theo