- Bảo Ninh (1952) tên thật là Hoàng Ấu Phương, ngoài ra ông cò nhiều bút danh khác như Nhật Giang, Mã Pí Lèng,…
- Quê quán: xã Bảo Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
- Ông là nhà văn quân đội, từng trực tiếp tham gia chiến đấu trên chiến trường miền Nam trước năm 1975.
* Hành trình sáng tác
- Bảo Ninh ra mắt công chúng bằng truyện ngắn đầu tay Trại “Bảy chú lùn” in trên tạp chí Văn nghệ quân đội năm 1987.
- Ít lâu sau, cuốn tiểu thuyết đầu tay Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh xuất hiện nhưng do thị hiếu người đọc lúc bấy giờ nhà xuất bản đã đặt cho nó cái tên Thân phận của tình yêu.
⇒ Đến năm 1991, tác phẩm đạt giải nhất Giải thưởng Hội nhà văn. Tâm sự về thành công ban đầu ấy, nhà văn bộc lộ: “Thật ra, đấy là sự ghi dấu của nền văn học Việt Nam thời đổi mới nên một tác giả mới như tôi vẫn được chú ý và cuốn Nỗi buồn chiến tranh đã được nhận giải thưởng vào thời kì đặc biệt đó, thời kì văn học có những thay đổi sâu sắc và đích thực”.
- Sau Nỗi buồn chiến tranh, tác giả hầu như chỉ sáng tác truyện ngắn.
- Ngoài cuốn tiểu thuyết nổi tiếng Nỗi buồn chiến tranh (Thân phận của tình yêu) và các tập truyện ngắn, Bảo Ninh còn viết một số bài trên báo Văn nghệ trẻ bàn về sự đổi mới của văn học.
* Quan niệm nghệ thuật
- Bảo Ninh là một nhà văn từng xông pha trận mạc nên ông rất am hiểu về chiến tranh, ông chuyên viết về đề tài về chiến tranh và muốn “văn của mình phải mang vẻ đẹp quân đội”. Ông từng chia sẻ mình “biết nhiều câu chuyện đương thời ở Việt Nam, nhưng không viết” , nhà văn chỉ tập trung viết về quá khứ chiến trường và cái quá khứ xa hơn của nó ở Hà Nội mà ông vẫn gọi là “thành phố quê hương thứ hai của tôi” .
- Luôn đề cao cá tính sáng tạo của nhà văn. Ông cho rằng mỗi nhà văn phải đi tìm cho mình một cái gì đó thật mới, thật riêng không lẫn với người khác. Bởi thế mà khi chọn viết về đề tài chiến tranh, Bảo Ninh cũng đã có nhiều trăn trở để tìm cho mình một góc cạnh khác trên mảnh đất ấy.
- Quan niệm đã viết văn là phải có vốn văn hóa, hiểu biết sâu, phải có khả năng tìm tòi khám phá để nhận ra viên ngọc quý lấp lánh bên trong. Văn Bảo Ninh đẹp, một thứ văn có phần trau chuốt và giàu sức biểu cảm, một thứ văn có nghiêng về “vị nghệ thuật”.
“Giang” là truyện ngắn ghi dấu một lần gặp gỡ thoảng qua giữa chàng lính trẻ “tôi” với Nhật Giang. Không ngờ cuộc gặp gỡ ấy đã khiến họ nảy sinh tình cảm nhưng không bao giờ họ đến được với nhau, không bao giờ có cơ hội gặp lại. Lòng bồi hồi xúc động và nuối tiếc cho mối tình thoảng qua mà sâu nặng ân tình khiến nhân vật không thể kìm lòng: “Chiến tranh, đời lính, tuổi trẻ, mọi sự là như thế, chỉthế thôi, thoảng nhanh. Thoảng nhanh nhưng không tắt lịm. Chỉ thế thôi nhưng để rồi sau này cứ nhớ mãi. Trở thành nỗi đau. Những nỗi đau mất mát âm thầm (…). Tôi thì không bao giờ quên cô ấy, mặc dù thực ra là có gì đâu một tình cờ như thế, một gặp gỡ vẩn vơ, lưu luyến mơ hồ gần như không có thật mà năm tháng cuộc đời cứ mãi chồng chất lên muốn xoá nhoà”. Chính những bộc bạch chân thành đầy cảm xúc ấy khiến người đọc cảm nhận sâu sắc nỗi đau đôi khi chỉ bắt nguồn từ những cái không ngờ đến, cảm nhận được tình cảm sâu thẳm trong tâm hồn nhân vật.
- “Giang” được trích từ “Tập truyện Bảo Ninh những truyện ngắn”.
- “Giang” là chương I của tập truyện.
- Truyện ngắn là kí ức của tác giả khi tham gia vào quân đội.
- “Giang” là câu chuyện đầy ắp tình người, thông qua đó niềm tin tưởng tuyệt đối và tình thương yêu sâu sắc của đồng bào trong những ngày kháng chiến trường kì gian khổ nhưng huy hoàng của dân tộc.
- Tác phẩm cũng phần nào thể hiện được những nỗi đau, những mất mát mà chiến tranh đã gây nên với con người: thời gian sẽ phủ bụi, xóa nhòa đi tất cả nhưng không thể xóa đi kí ức; những mất mát, éo le, đau khổ, những vết thương không phương hàn gắn của chiến tranh sẽ luôn như ngọn lửa âm ỉ, thường trực trong tâm trí của con người.
- Về tình huống truyện, đó là tình huống nhỏ bé tưởng chừng vô nghĩa nhưng lại để lại ấn tượng, dư vị khó phai nhòa.
- Lựa chọn ngôi kể thứ nhất, điểm nhìn của nhân vật “tôi” , câu chuyện càng thêm phần trải nghiệm, chân thực, người đọc được cảm nhận sâu sắc hơn về tình người trong cuộc chiến, những cảm xúc rung động lãng mạn nhẹ nhàng, tinh tế và cả những xúc cảm về sự mất mát, về nỗi đau li biệt.
- Xây dựng những cuộc đối thoại đặc sắc, thông qua đó thể hiện rõ nét nội tâm, tính cách nhân vật.
- Giọng văn tự nhiên, nhẹ nhàng; lối kể chuyện chân thật, tỉ mỉ, giàu cảm xúc.
Câu hỏi gợi dẫn |
Gợi ý trả lời |
Đây có phải là hoàn cảnh phù hợp để tình cảm thân mật, yêu mến giữa Giang và “tôi” nảy nở? |
|
Lời nói, thái độ của bố Giang khi gặp Hùng lần này có gì khác so với lần trước? |
|
Hai đoạn văn này là lời của ai nói với ai? |
|
“Không để ý đến tôi, cô đặt gánh lên vai. Tôi vội vã nhưng thản nhiên như thật:
- Kìa, Giang. Cho anh mượn cái gầu đã nào.”
“Ông bước tới bên cửa, cầm lấy ghi đông chiếc xe đạp, và nhìn tôi, ông nói:
- Hùng ngồi chơi nhá. Nhưng nhớ giờ giấc đấy”
…
- Những cuộc gặp gỡ: “tôi” và Giang, “tôi” và bố Giang lần đầu gặp, “tôi” và bố Giang gặp ở chiến trường.
- Những cuộc gặp gỡ ấy cho thấy cách đối xử của con người với nhau, nhất là với những người lính trong hoàn cảnh chiến tranh: chân thành, tình cảm.
Hình ảnh của Giang (1) |
Qua điểm nhìn (2) |
Nét tính cách nổi bật (3) |
Tại giếng nước công cộng, khi tình cờ gặp anh tân binh. |
Nhân vật “tôi” |
Ân cần, chu đáo |
Tại nhà cùng với anh tân binh và bố Giang. |
Nhân vật “tôi” |
Dịu dàng, dễ mến. |
Tại chiến trường qua lời của bố Giang. |
Nhân vật “bố Giang” |
Tình cảm, thường nhắc tới Hùng. |
Tác giả lựa chọn ngôi kể, điểm nhìn giúp câu chuyện được kể trở nên chân thực, sinh động hơn.
⇒ “Tôi” đã kể lại câu chuyện của cuộc đời mình theo trình tự thời gian một cách đầy đủ, trọn vẹn từ lúc bắt đầu tới khi kết thúc của một cuộc gặp gỡ tình cờ nhưng dư vị sâu sắc, khó phai nhòa. Lựa chọn điểm nhìn của nhân vật “tôi”, câu chuyện càng thêm phần trải nghiệm, chân thực, người đọc được cảm nhận sâu sắc hơn về tình người trong cuộc chiến, những cảm xúc rung động lãng mạn nhẹ nhàng, tinh tế và cả những xúc cảm về sự mất mát, về nỗi đau li biệt. Ngôi kể thứ nhất, không phải vị thế người kể “toàn tri” song đó mới chính là bản chất của con người trong cuộc sống hiện thực: không bao giờ biết được tất cả - đó cũng chính là nét đặc sắc trong nghệ thuật viết truyện ngắn của Bảo Ninh.
Chủ đề: Những kí ức trong chiến tranh của người lính.
- Tư tưởng: Những kỉ niệm đôi khi chỉ thoáng qua nhưng để lại những dấu ấn sâu đậm.
- Hai đoạn cuối là trữ tình ngoại đề, thể hiện suy nghĩ của tác giả.
⇒ Thời gian sẽ phủ bụi, xóa nhòa đi tất cả nhưng không thể xóa đi kí ức của con người. Những mất mát, éo le, đau khổ, những vết thương không phương hàn gắn của chiến tranh sẽ luôn như ngọn lửa âm ỉ, thường trực trong tâm trí của người lính.
Cách xử sự của Giang là phù hợp với hoàn cảnh, tình huống cụ thể. Qua đó, tính cách nhân vật mới được bộc lộ rõ ràng. Đằng sau đó là câu chuyện đầy ắp tình người, niềm tin tưởng tuyệt đối và tình thương yêu sâu sắc của đồng bào trong những ngày kháng chiến trường kì gian khổ nhưng huy hoàng của dân tộc.
Giả sử sau ba mươi năm, “anh bộ đội” năm xưa và Giang tình cờ gặp lại nhau, câu chuyện giữa hai người cần được kể thêm một đoạn. Nếu được tác giả úy quyền, bạn sẽ viết tiếp câu chuyện như thế nào? Bạn có thể triển khai ý tưởng bằng nhiều hình thức dưới dạng một tranh vẽ, một bài thơ, một đoạn văn tự sự,...
Giang và anh bộ đội đã có gia đình riêng. Anh bộ đội tình cờ trở về quê cũ, gặp lại Giang. Họ vui vẻ trò chuyện, ôn lại kỉ niệm xưa.