Thuyết trình về một vấn đề xã hội có kết hợp sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ

1. Hướng dẫn

Bước 1: Chuẩn bị nói

Bước chuẩn bị nói gồm có: Xác định đề tài; Xác định mục đích nói, đối tượng nghe, không gian và thời gian nói; Tìm ý và lập dàn ý; Luyện tập.

a. Xác định đề tài: Bạn cần xác định rõ đề tài bài nói (trong trường hợp này chính là đề tài của bài viết).

b. Tìm ý, lập dàn ý:

- Tìm ý:

Trong trường hợp này, ý tưởng và các thông tin, tài liệu chính đã được bạn xác định khi thực hiện bài viết. Bạn có thể sử dụng các ý tưởng, thông tin, tài liệu đã có sao cho việc nói có hiệu quả nhất. Tuy vậy, nói là trình bày giao tiếp trực tiếp với người nghe cụ thể trong không gian, thời gian xác định. Vì thế, bạn cần:

  • Tìm những cách mở đầu, kết thúc bài nói phù hợp, nhằm gây ấn tượng.
  • Sử dụng các công cụ hỗ trợ như bản tóm tắt ý chính, hình anh, video clip, sơ đồ…
  • Dự kiến trước một số điểm nghi vẫn, băn khoăn, thắc mắc mà người nghe có thể nêu để tìm cách trả lời, giải đáp.

- Lập dàn ý: Dàn ý của bài nói cơ bản cũng là dàn ý mà bạn đã chuẩn bị cho bài viết, có thể chỉnh sửa lại dàn ý dùng cho phù hợp với bài nói của bạn.

- Luyện tập: Bạn có thể luyện nói theo nhiều cách:

  • Tập trình bày với bạn cùng nhóm.
  • Thu hình, thu âm bài nói, sau đó xem lại, tự phân tích ưu, nhược điểm từng nội dung trình bày của mình để rút kinh nghiệm lần trình bày chính thức.

Bước 2: Trình bày bài nói

  • Trình bày theo tóm tắt đã chuẩn bị.
  • Trình bày theo thứ tự từ khái quát đến cụ thể các luận điểm, sau đó mới trình bày cụ thể từng luận điểm…
  • Những nội dung đã trình bày mang đặc điểm ngôn ngữ viết nên cần chuyển sang ngôn ngữ nói.
  • Kết hợp tranh ảnh, video clip, sơ đồ, bảng biểu, điệu bộ cho phù hợp.

Bước 3: Trao đổi và đánh giá

- Trao đổi:

  • Trong vai trò người nói: Lắng nghe và ghi chép những câu hỏi hoặc góp ý.
  • Trong vai trò người nghe: Lắng nghe, nêu câu hỏi hoặc góp ý cho phần trình bày của bạn.

- Đánh giá: Đánh giá lại phần trình bày.

2. Thực hành nói

Chắc hẳn chúng ta ít nhiều đều đã được nghe qua về công cụ gần đây mới được ra mắt: Chat GPT - một công cụ được xem là toàn năng khi có thể giải đáp tất cả mọi thứ, kể cả viết một bài văn hoàn chỉnh.

Sự ra đời, phát triển và thông dụng của Chat GPT đặt ra cho con người những suy ngẫm về sự phát triển của nó nói riêng, và trí tuệ nhân tạo nói chung. Liệu rằng trong tương lai, trí tuệ nhân tạo có hoàn toàn thay thế được con người? Chúng ta không thể phủ nhận những lợi ích của trí tuệ nhân tạo như tiết kiệm sức lao động của con người, giúp phát hiện và hạn chế những rủi ro, xóa bỏ những khoảng cách,... Thế giới ngày càng phát triển hiện đại hơn, thông minh hơn, sự ra đời của những thiết bị công nghệ cao ngày càng nhiều, tỉ lệ người thất nghiệp do trí tuệ nhân tạo thay thế cũng ngày càng gia tăng,... Song, trí tuệ nhân tạo sẽ không thể thay thế được con người, vì đó là những sản phẩm do con người sáng tạo, chỉ có thể hoạt động với dữ liệu được cung cấp, khả năng sáng tạo hạn chế lại không có kỹ năng mềm,... Điều quan trọng nhất, trí tuệ nhân tạo không có trái tim, không có cảm xúc giống như con người. AI có thể truyền đạt tri thức cho học sinh lĩnh hội, nhưng sẽ không thể dạy cho các em cách để sống, để làm người với nhân cách cao đẹp. AI cũng có thể hỗ trợ bác sĩ trong việc cải thiện tình trạng sức khẻ bệnh nhân, nhưng sẽ không bao giờ có được sự cảm thông, thấu hiểu và chia sẻ với người bệnh,... Sống chung với trí tuệ nhân tạo, khoa học công nghệ cao là điều chắc chắn. Để sống chung thoải mái và nhàn nhã với nó, con người phải không ngừng học, nâng cấp bản thân. “Giống như thời xưa, người cưỡi ngựa luôn thắng người đi bộ, nhưng phải học cưỡi nó, ai càng giỏi chế ngự thì chạy càng nhanh” (trích bình luận của một độc giả báo VnExpress). Trí tuệ nhân tạo cũng là con ngựa mà mọi người phải học cách để chế ngự nó.

  • 2.187 lượt xem
Sắp xếp theo