- Tác phẩm chính: Cỏ mùa xuân, Hoa trong cây, Đợi,...
2. Tác phẩm
- Thể loại: Thơ 7 chữ
- Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: In trong tập Hoa trong cây, Những điều cùng đến, vết thời gian
- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm
- Bố cục:
Khổ 1: Khung cảnh thiên nhiên mùa đông ở trước sân
Khổ 2: Khung cảnh thiên nhiên mùa đông ở trên những mái tranh
Khổ 3: Khung cảnh thiên nhiên mùa đông ở trên núi
Khổ 4: Những hy vọng tương lai của nhân vật trữ tình
II. Soạn bài Nắng đã hanh rồi
Câu 1: Thiên nhiên trong bài thơ được miêu tả, quan sát ở thời điểm nào? Chỉ ra những từ ngữ hình ảnh thể hiện điều đó?
- Thiên nhiên được miêu tả, quan sát ở thời điểm một ngày mùa đông, trời nắng hanh.
- Các từ ngữ, hình ảnh thể hiện điều đó: Nắng đã vàng hanh như phấn bay; Nắng lên khói ủ mộng yên lành; Nắng chiều ngả bóng thông in đất; Xuân sắp sang rồi, xuân sắp sang.
Câu 2: Bài thơ là lời của ai nói với ai? Điều đó có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình?
Bài thơ là lời của “anh” nói với “em”. Điều đó góp phần diễn tả nỗi niềm nhớ nhung, mong chờ của chủ thể trữ tình.
Câu 3: Nhận xét cách gieo vần và tác dụng của cách gieo vần đó trong bài thơ.
- Vần chân (Tiếng cuối cùng của câu 1, 2 và 4): bay - gày - hay, tranh - lành - cành, không - thông - mong, qua - qua - xa.
- Tác dụng: Góp phần tạo ra âm điệu nhẹ nhàng, chậm rãi của bài thơ.
Câu 4: Xác định chủ đề, cảm hứng chủ đạo của bài thơ. Phân tích một số từ ngữ, hình ảnh có tác dụng quan trọng trong việc thể hiện chủ đề và cảm hứng ấy.
- Chủ đề: Vẻ đẹp thiên nhiên trong ngày nắng hanh.
- Cảm hứng chủ đạo: Nỗi mong nhớ, chờ đợi được khơi gợi qua vẻ đẹp thiên nhiên.