- Quê quán: Quê nội ở Hà Tĩnh, Quê ngoại ở Bình Định.
- Làm thơ khi còn rất sớm, nổi tiếng với phong trào Thơ Mới.
- Phong cách nghệ thuật: dồi dào những rung động tươi mới, tràn trề tình yêu, niềm khát khao giao cảm với đời.
- Tác phẩm chính: Thơ thơ, Gửi hương cho gió, …
- Thể loại: Thơ mới 7 chữ
- Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: In trong Tuyển tập thơ Xuân Diệu
- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm
- Bố cục:
Gợi ý: Thiên nhiên đầy màu sắc, đẹp đẽ khiến cho con người cảm thấy say mê, thích thú.
Bức tranh thu có những hình ảnh như lá vàng rơi, hoa sữa nở khắp phố…
- Từ ngữ chỉ mối quan hệ giữa các sự vật trong khổ 1: hòa, cặp, qua, động.
- Mối quan hệ gắn bó, hòa hợp.
Trong khổ 4, cảnh vật trở nên hối hả, gấp gáp hơn so với khổ 1, 2.
“Duyên”: phần được cho trời định dành cho mỗi người, giữa họ có mối quan hệ về tình cảm gắn bó, hòa hợp.
“Thơ duyên”: Ý chỉ sự gắn bó, hòa hợp, giao duyên giữa thiên nhiên với thiên nhiên, con người với thiên nhiên và con người với con người.
- Khổ 1:
⇒ Bức tranh chiều thu tươi vui, trong ngần, mơ mộng với hình ảnh cặp chim chuyền ríu rít nơi vòm me, bầu trời thu xanh trong đang tuôn tràn ánh sáng ngọc qua kẽ lá và khúc giao hòa du dương của đất trời vào thu tựa như tiếng đàn lan tỏa dịu dàng, sâu lắng trong không gian.
- Khổ 4:
⇒ Cảnh chiều thu chuyển sang thời khắc mới “chiều thưa” với “sương xuống dần” Các hình ảnh ở đây đều đơn lẻ, cô độc: áng mây, cánh chim… đang vội vã, tìm nơi chốn của mình khi chiều lạnh dần buông.
Khổ thơ |
Sắc thái thiên nhiên |
Duyên tình “anh” - “em” |
Khổ 1 |
Tươi vui, tràn đầy sức sống. |
Bắt đầu gặp gỡ |
Khổ 2 |
Thơ mộng, lãng mạn |
Có sự rung động |
Khổ 3 |
Không miêu tả thiên nhiên |
Say sưa, nồng thắm |
Khổ 4 |
Gấp gáp, vội vã |
Dần xa cách |
Khổ 5 |
Êm ả, tĩnh lặng |
“Anh” ngơ ngẩn, ngẩn ngơ rồi nhận ra có lẽ mình đã phải lòng “em”. |
Cảm xúc của “anh’’/“em’’ trước thiên nhiên chiều thu giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành, phát triển duyên tình giữa “anh’’ và “em’’.
⇒ Đều là những tâm hồn giàu cảm xúc, xao xuyến, rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên chiều thu.
- Chủ thể trữ tình: chủ thể ẩn; anh
- Cảm hứng chủ đạo: Tình yêu thiên nhiên và tình cảm đôi lứa.
- Thiên nhiên được miêu tả rất độc đáo và gợi cảm. Bài thơ cho thấy sự yêu đời, tươi trẻ trong những “duyên tình” qua sự gắn bó, tươi mới của cảnh vật thiên nhiên khi vào thu.
- Đa số bài thơ về mùa thu của Xuân Diệu đều khá buồn, nhưng bài Thơ duyên lại không vậy.