Luyện tập Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác Cánh Diều

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 20 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 20 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Chọn kết luận đúng

    Cho tam giác ABC có đường trung tuyến AD. Trên đoạn thẳng AD lấy hai điểm E;G sao cho AG = GE = ED. Trọng tâm của tam giác ABC là điểm

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa

    Ta có:

    AD = AG + AE + ED = AG + AG + AG =
3AG

    Suy ra AG = GE = ED =
\frac{1}{3}AD

    Ta có: AE = AG + GE = \frac{1}{3}AD +
\frac{1}{3}AD = \frac{2}{3}AD

    Mà AD là đường trung tuyến của tam giác ABC

    Do đó E là trọng tâm tam giác ABC.

  • Câu 2: Thông hiểu
    Tìm x

    Trong hình sau, G là trọng tâm tam giác ABC.

    Tìm x biết AG = 4x + 6,AM = 9x?

    Hướng dẫn:

    Áp dụng tính chất trọng tâm ta có

    AG = \frac{2}{3}AM

    \Rightarrow 4x + 6 =
\frac{2}{3}.9x

    \Rightarrow 3(4x + 6) = 18x

    \Rightarrow 12x + 18 = 18x

    \Rightarrow 6x = 18 \Rightarrow x =
3

  • Câu 3: Vận dụng
    Chọn đáp án đúng

    Cho tam giác ABC đường trung tuyến AD. Trên tia đối của tia DA lấy điểm K sao cho DK
= \frac{1}{3}AD. Qua B vẽ một đường thẳng song song với CK, cắt AC tại M. Gọi G là giao điểm của BM;AD. Khẳng định nào sau đây đúng?

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa

    \bigtriangleup ABC có đường trung tuyến AD nên D là trumg điểm của B

    Do đó DB = DC.

    Xét \bigtriangleup BDG\bigtriangleup CDK, có:

    BD = CD (chứng minh trên)

    BDG = CDK (hai góc đối đỉnh).

    \bigtriangleup BD = KD (hai góc so le trong của BM//CK ).

    Do đó \bigtriangleup BDG = \Delta
CDK (g.c.g).

    Ta có \Delta BDG = \Delta CDK (chứng minh trên).

    Suy ra BG = CKDG = DK = \frac{1}{3}AD eq
\frac{1}{2}AD.

    \bigtriangleup ABC có điểm G nằm trên đường trung tuyến AD.

    GD = \frac{1}{3}AD nên G là tọng tâm của tam giác ABC.

    Lại có đường thẳng BM đi qua G

    Suy ra BM là đường trung tuyến của tam giác ABC

    Khi đó M là trung điểm của AC suy ra MA = MC

    Vậy đáp án cần tìm là: \Delta BDG =
\Delta CDK

  • Câu 4: Nhận biết
    Chọn đáp án thích hợp

    Xét các khẳng định sau, khẳng định nào đúng. Trong một tam giác giao điểm của ba trung tuyến gọi là:

    Hướng dẫn:

    Ba đường trung tuyến cùng đi qua một điểm. Điểm gặp nhau của ba đường trung tuyến được gọi là trọng tâm của tam giác đó.

  • Câu 5: Nhận biết
    Chọn đáp án đúng

    Có bao nhiêu câu đúng trong các câu sau?

    - Trong một tam giác đoạn thẳng nối từ đỉnh đến trung điểm của cạnh đối diện là đường trung tuyến của tam giác đó.

    - Các đường trung tuyến của một tam giác cắt nhau tại một điểm.

    - Giao điểm của ba đường trung tuyến của một tam giác gọi là trọng tâm của tam giác đó.

    Hướng dẫn:

    Đường trung tuyến của tam giác là đường nối từ đỉnh của tam giác đến trung điểm của cạnh đối diện.

    Ba đường trung tuyến cùng đi qua một điểm. Điểm gặp nhau của ba đường trung tuyến gọi là trọng tâm của tam giác đó.

  • Câu 6: Nhận biết
    Chọn đáp án sai

    Cho tam giác ABC có trung tuyến AM và trọng tâm G. Kết quả nào dưới đây sai?

    Hướng dẫn:

    Vì trọng tâm cách mỗi đỉnh bằng \frac{2}{3} độ dài đường trung tuyến nên đáp án sai là:  GA = \frac{1}{3}GM

  • Câu 7: Vận dụng cao
    Chọn đáp án đúng

    Cho tam giác ABC, đường trung tuyến AM, \widehat{MAB} = 30{^\circ}, \widehat{C} = 30{^\circ}. Tính số đo \widehat{ABC} biết \widehat{ABC} là góc tù.

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa

    Kẻ BH vuông góc với AC tại H suy ra

    \Rightarrow \Delta BHC là tam giác nửa đều

    BH = \frac{BC}{2} .

    \Delta BHC vuông tại H có trung tuyến HM \Rightarrow HM = \frac{BC}{2} = BM

    Suy ra MB = BH = MH (1) và \Delta BMH đều

    \Rightarrow \widehat{BMH} = 60{^\circ} hay \widehat{BMA} + \widehat{HMA} =
60{^\circ}(*)

    Vẽ \Delta MAE đều (EM khác phía đối với AB)

    \Rightarrow \widehat{AME} = 60{^\circ} hay \widehat{BME} + \widehat{AMB} =
60{^\circ}(*)

    Từ (*) và (**) có \widehat{BME} =
\widehat{HMA}

    Do \widehat{MAB} = 30{^\circ}suy ra AB vừa là phân giác vừa là trung trực của EM \Rightarrow MB = EB (2)

    Xét \Delta AMH\Delta EMB có:

    MH = MB(cmt)

    \widehat{HME} = \widehat{BMA}(cmt)

    MA = ME(cmt)

    Suy ra \Delta AMH = \Delta EMB (c.g.c) nên AH = EB (3)

    Từ (1), (2) và (3) suy ra AH = BH
\Rightarrow \Delta AHB vuông cân tại H nên \widehat{ABH} = 45{^\circ}

    Từ đó \widehat{ABC} = \widehat{ABH} +
\widehat{HBC} = 45{^\circ} + 60{^\circ} = 105{^\circ}.

  • Câu 8: Thông hiểu
    Tính độ dài đoạn thẳng

    Cho tam giác ABCAB = AC = 5cm,BC = 8cm, đường trung tuyến AM, trọng tâm G. Tính độ dài đoạn thẳng AG?

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa

    Xét ∆AMB và ∆AMC có

    AM là cạnh chung

    AB = AC (giả thiết)

    MA = MB (M là trung điểm của BC)

    => ∆AMB = ∆AMC

    \Rightarrow \widehat{AMB} =
\widehat{AMC}\widehat{AMB} +
\widehat{AMC} = \widehat{BMC} = 180^{0} nên \widehat{AMB} = \widehat{AMC} =
90^{0}

    \Rightarrow AM\bot BC

    Áp dụng định lý Py-ta-go cho tam giác AMB vuông tại M

    AB^{2} = AM^{2} + BM^{2}

    \Rightarrow AM^{2} = AB^{2} - BM^{2} =
5^{2} - 4^{2} = 9

    \Rightarrow AM = 3(cm)

  • Câu 9: Thông hiểu
    Chọn kết luận đúng

    Cho tam giác ABC cân tại A, đường trung tuyến AH. Trên tia đối tia HA lấy điểm D sao cho HD
= HA. Trên tia đối tia BC lấy điểm E sao cho BE = BC. Đường thẳng AB cắt DE tại M. Kết luận nào sau đây đúng?

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa

    Ta có HB = HC =
\frac{1}{2}BC.

    Mặt khác BE = BC nên HB =
\frac{1}{2}BEBH =
\frac{1}{3}EH (1)

    Ta có HA = HD nên EH là đường trung tuyến của ∆ADE. (2)

    Từ (1) và (2) suy ra B là trọng tâm của ADE.

    Do đó đường thẳng AB là đường trung tuyến xuất phát từ đỉnh A của tam giác này.

    Vậy MD = ME.

  • Câu 10: Nhận biết
    Chọn nhận định đúng

    Cho tam giác DEF, trung tuyến DM, trọng tâm G. Nhận định nào sau đây đúng?

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa

    Nhận định đúng là: \frac{GM}{DG} =
\frac{1}{2}.

  • Câu 11: Vận dụng cao
    Chọn kết luận đúng

    Cho \Delta ABC cân tại A. Trên đường trung tuyến BD lấy điểm E sao cho \widehat{DAE} = \widehat{ABD} (E nằm giữa BD). Kết luận nào dưới đây đúng?

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa

    Vẽ AF vuông góc BD, CG vuông góc BD,\ CH vuông góc với AE.

    Ta có

    \Delta ABF = \Delta CAH (cạnh huyền – góc nhọn).

    Suy ra: AF\  = \ CH.

    \Delta ADF = \Delta CDG(ch -
gn)suy ra AF = CG.

    Từ đó ta có CH = CG.

    \Delta CEH = \Delta CEG (ch-cgv)

    \Rightarrow \widehat{CEH} =
\widehat{CEG}

    \widehat{CEG} = \widehat{EBC} +
\widehat{ECB};\widehat{CEH} = \widehat{EAC} +
\widehat{ECA};

    Do đó: \widehat{EBC} + \widehat{ECB} =
\widehat{EAC} + \widehat{ECA} (1)

    Mặt khác: \widehat{EBA} + \widehat{EBC} =
\widehat{ECB} + \widehat{ECA}

    Lấy (1) trừ (2) theo vế ta có:

    \widehat{EBC} + \widehat{ECB} -
\widehat{EBA} - \widehat{EBC} = \widehat{EAC} + \widehat{ECA} -
\widehat{ECB} - \widehat{ECA}

    \widehat{ECB} - \widehat{EBA} =
\widehat{EAC} - \widehat{ECB} \Rightarrow \widehat{ECB} - \widehat{EBA}
= \widehat{EBA} - \widehat{ECB}

    \Rightarrow \widehat{EBA} =
\widehat{ECB}

    \Rightarrow \widehat{DAE} =
\widehat{ECB} (đpcm).

  • Câu 12: Vận dụng
    Chọn kết luận đúng

    Cho tam giác ABC vuông tại A có AB =
6cm,AC = 8cm. Tính khoảng cách từ A đến trọng tâm G của tam giác ABC?

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa

    Tam giác ABC vuông tại A, theo định lí Pythagore ta có:

    BC^{2} = AB^{2} + AC^{2} = 8^{2} + 6^{2}
= 100

    \Rightarrow BC = 10(cm)

    Gọi M là trung điểm của BC

    AM là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền BC

    AM = \frac{1}{2}BC = \frac{1}{2}.10 =
5cm

    G là trọng tâm của tam giác ABC nên AG =
\frac{2}{3}AM = \frac{2}{3}.5 = \frac{10}{3}(cm)

  • Câu 13: Thông hiểu
    Chọn kết luận đúng

    Cho hình vẽ dưới đây

    Biết MG = 3cm. Tính MR?

    Hướng dẫn:

    Vì G là giao điểm của hai đường trung tuyến của tam giác MNP nên G là trọng tâm của tam giác MNP.

    MG = \frac{2}{3}MR hay 3 = \frac{2}{3}MR \Rightarrow MR =
4,5(cm)

  • Câu 14: Vận dụng
    Chọn đáp án sai

    Cho tam giác ABC có hai đường trung tuyến BM và CN cắt nhau tại G. So sánh tổng BM + CN\frac{3}{2}BC

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa

    \Delta ABC có hai đường trung tuyến BM và CN cắt nhau tại G.

    Suy ra G là trọng tâm của \bigtriangleup
ABC.

    Do đo BG = \frac{2}{3}BM,\ CG =
\frac{2}{3}CN.

    Khi đó BM = \frac{3}{2}BG,CN =
\frac{3}{2}CG.

    BG + CG > BC

    Do đó \frac{3}{2}BG + \frac{3}{2}CG >
\frac{3}{2}BC

    Hay BM + CN >
\frac{3}{2}BC

  • Câu 15: Nhận biết
    Chọn đáp án đúng

    Cho hình vẽ dưới đây

    Điền số thích hợp vào chỗ chấm: BG =
...BE

    Hướng dẫn:

    Vì G là giao điểm của ba đường trung tuyến của tam giác ABC nên G là trọng tâm của tam giác ABC. Vậy BG =
\frac{2}{3}BE

  • Câu 16: Nhận biết
    Tìm câu sai

    Cho tam giác ABC có hai đường trung tuyến AEBD cắt nhau tại G. Phát biểu nào sau đây sai?

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa

    Ta có: GB = \frac{2}{3}BD;GA =
\frac{2}{3}AEAE eq
BD nên GAGB không bằng nhau

  • Câu 17: Nhận biết
    Tìm câu sai

    Chọn câu sai:

    Hướng dẫn:

    Ba đường trung tuyến cùng đi qua một điểm. Điểm gặp nhau của ba đường trung tuyến được gọi là trọng tâm của tam giác đó.

    Nên một tam giác chỉ có một trọng tâm.

  • Câu 18: Thông hiểu
    Ghi đáp án vào ô trống

    Cho hình vẽ bên, hãy điền số thích hợp vào chỗ trống trong các đẳng thức sau? (Kết quả có thể ghi dưới dạng phân số tối giản a/b (nếu có), ví dụ: 2/3)

    a) MG = 2/3 MR; GR = 1/3 MR

    b) GR = 1/2 MG; NS = 3/2 NG

    c) NS = 3GS; NG = 2GS

    Đáp án là:

    Cho hình vẽ bên, hãy điền số thích hợp vào chỗ trống trong các đẳng thức sau? (Kết quả có thể ghi dưới dạng phân số tối giản a/b (nếu có), ví dụ: 2/3)

    a) MG = 2/3 MR; GR = 1/3 MR

    b) GR = 1/2 MG; NS = 3/2 NG

    c) NS = 3GS; NG = 2GS

    Kết quả:

    a) MG = \frac{2}{3}MR;GR =
\frac{1}{3}MR

    b) GR = \frac{1}{2}MG;NS =
\frac{3}{2}NG

    c) NS = 3GS;NG = 2GS

  • Câu 19: Nhận biết
    Tính độ dài cạnh

    Trong hình sau, G là trọng tâm tam giác ABC.

    Tính độ dài cạnh CN biết GN = 6cm.

    Hướng dẫn:

    G là trọng tâm tam giác ABC nên CN =
3GN = 3.6 = 18cm.

  • Câu 20: Nhận biết
    Tính độ dài cạnh

    Cho hình vẽ sau:

    Biết AM = 3cm. Độ dài cạnh GM là:

    Hướng dẫn:

    Quan sát hình vẽ, hai đường trung tuyến BN và CP cắt nhau tại G.

    Suy ra G là trọng tâm tam giác ABC.

    Do đó AG = \frac{2}{3}AM \Rightarrow GM =
\frac{1}{3}AM = \frac{1}{3}.3 = 1(cm)

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (45%):
    2/3
  • Thông hiểu (30%):
    2/3
  • Vận dụng (15%):
    2/3
  • Vận dụng cao (10%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 1 lượt xem
Sắp xếp theo