Luyện tập Xác suất của biến cố ngẫu nhiên trong một số trò chơi đơn giản cánh diều

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 20 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 20 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Chọn đáp án đúng

    Trong thư viên có 9 quyển sách gồm 3 quyển Toán giống nhau, 3 quyển Ngữ Văn giống nhau, 3 quyển Tiếng Anh giống nhau. Xác suất để chọn được một quyển sách không phải Toán là.

    Hướng dẫn:

    Các kết quả có thể xảy ra khi chọn ngẫu nhiên 1 quyển sách là 9 khả năng

    Các kết quả thuận lợi để chọn được quyển sách không phải sách Toán là: 6 khả năng

    Vậy Xác suất để chọn được một quyển sách không phải Toán là: \frac{6}{9} = \frac{2}{3}.

  • Câu 2: Nhận biết
    Chọn phương án thích hợp

    Một hộp kín đựng 30 cái bánh dẻo và bánh nướng cùng kích thước và khối lượng bao gồm 15 cái bánh dẻo, 15 cái bánh nướng. Chọn ngẫu nhiên một cái bánh từ trong hộp. Tìm xác suất của biến cố A: “Chọn được cái bánh dẻo hoặc bánh nướng”.

    Hướng dẫn:

    Biến cố A: “Chọn được cái bánh dẻo hoặc bánh nướng” là biến cố chắc chắn nên xác suất bằng 1.

  • Câu 3: Nhận biết
    Chọn phương án thích hợp

    Một tổ của lớp 7B có 6 học sinh nam và 6 học sinh nữ. Giáo viên chọn ngẫu nhiên 1 bạn lên bảng kiểm tra bài cũ. Biến cố A: “Chọn được một học sinh nữ”. Xác suất của biến cố A là

    Hướng dẫn:

    Vì số học sinh nam và học sinh nữ của tổ bằng nhau, nên khả năng chọn được một học sinh nam và một học sinh nữ bằng nhau.

    Vậy xác suất chọn được một học sinh nam bằng xác suất chọn được một học sinh nữ và bằng \frac{1}{2}.

  • Câu 4: Vận dụng
    Chọn đáp án thích hợp

    Kết quả kiểm tra môn Toán và Ngữ văn của một số học sinh được lựa chọn ngẫu nhiên cho ở bảng sau:

    Quan sát bảng và cách đọc bảng dữ liệu (ví dụ: số học sinh môn Toán có kết quả kiểm tra Khá và môn Ngữ văn có kết quả kiểm tra Trung bình là 10 học sinh), hãy tính xác suất của biến cố học sinh được chọn ra một cách ngẫu nhiên có kết quả loại Khá trở lên ở cả hai môn?

    Hướng dẫn:

    Tổng số học sinh là tổng tất cả các số trên bảng 170 học sinh

    Các học sinh được loại khá trở lên ở cả hai môn

    Toán – Giỏi, Ngữ văn – Giỏi: 40 học sinh

    Toán – Giỏi, Ngữ văn – Khá: 20 học sinh

    Toán – Khá, Ngữ văn – Giỏi: 15 học sinh

    Toán – Khá, Ngữ văn – Khá: 30 học sinh

    Số học sinh được loại Khá trở lên ở cả hai môn là 40 + 20 + 15 + 30 = 105 (học sinh)

    Xác suất của biến cố một học sinh được chọn ra một cách ngẫu nhiên được loại khá trở lên ở cả 2 môn là \frac{105}{170} = \frac{21}{34}

  • Câu 5: Thông hiểu
    Chọn phương án chính xác

    Xét phép thử tung con xúc xắc 6 mặt hai lần. Cho biến cố “Số chấm xuất hiện ở cả hai lần tung giống nhau” các kết quả thuận lợi cho biến cố này là:

    Hướng dẫn:

    Số chấm xuất hiện ở 2 lần tung liên tiếp giống nhau là:

    (1;1),(2;2),(3;3),(4;4),(5;5),(6;6)

    Nên đây là các kết quả thuận lợi cho biến cố “Số chấm xuất hiện ở cả hai lần tung giống nhau”.

  • Câu 6: Thông hiểu
    Tính xác suất của biến cố

    Trong hộp có một số bút xanh, một số bút vàng và một số bút đỏ. Lấy ngẫu nhiên một bút từ hộp, xem màu gì rồi trả lại. Lặp lại hoạt động trên 40 lần ta được bảng kết quả như sau:

    Màu bút

    Xanh

    Vàng

    Đỏ

    Số lần

    14

    10

    16

    Tính xác suất của biến cố không lấy ra được bút vàng?

    Hướng dẫn:

    Tổng số lần lấy bút là 40

    Số lần lấy được bút vàng là 10

    Số lần không lấy được bút vàng là 40 – 10 = 30

    Xác suất của sự kiện không lấy được bút vàng là \frac{30}{40} = \frac{3}{4}

  • Câu 7: Thông hiểu
    Ghi đáp án vào ô trống

    Chọn ngẫu nhiên một học sinh THCS chỉ tính các học sinh đúng tuổi và không ở lại lớp. Khi đó

    Xác suất của biến cố A: "Học sinh có tuổi là số chính phương" bằng: 0

    Xác suất của biến cố B: "Học sinh đã được tiêm ngừa vaccine phòng bệnh Covid – 19" bằng: 1

    Đáp án là:

    Chọn ngẫu nhiên một học sinh THCS chỉ tính các học sinh đúng tuổi và không ở lại lớp. Khi đó

    Xác suất của biến cố A: "Học sinh có tuổi là số chính phương" bằng: 0

    Xác suất của biến cố B: "Học sinh đã được tiêm ngừa vaccine phòng bệnh Covid – 19" bằng: 1

    Biến cố A là biến cố không thể vì học sinh THCS theo đề bài có tuổi là 12 ; 13 ; 14 ; 15 không có số chính phương. Xác suất của biến cố A bằng 0.

    Biến cố B là biến cố chắc chắn. Xác suất của biến cố B bằng 1.

  • Câu 8: Thông hiểu
    Xác định biến cố chắc chắn

    Minh và Thư mỗi người gieo một con xúc xắc. Xác suất của biến cố “Số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc đều nhỏ hơn 5” là

    Hướng dẫn:

    Các kết quả có thể xảy ra đối với số xuất hiện trên mặt mỗi con xúc sắc khi Minh gieo là M = \left\{ 1;2;3;4;5;6
ight\} có 6 kết quả.

    Các kết quả có thể xảy ra đối với số xuất hiện trên mặt mỗi con xúc sắc khi Thư gieo là T = \left\{ 1;2;3;4;5;6
ight\} có 6 kết quả.

    Khi cả hai bạn cùng gieo thì số kết quả có thể xảy ra là 36 kết quả.

    Các lần gieo có số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc đều nhỏ hơn 5 là:

    (1;1),(1;2),(1;3),(1;4),(2;1),(2;2),(2;3),(2;4),

    (3;1),(3;2),(3;3),(3;4),(4;1),(4;2),(4;3),(4;4)

    Do đó xác suất của biến cố “Số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc đều nhỏ hơn 5” là \frac{16}{36} =
\frac{4}{9}.

  • Câu 9: Nhận biết
    Chọn phương án thích hợp

    Trong trò chơi hộp quà bí ẩn, mỗi học sinh lấy ngẫu nhiên một món quà mà cô giáo đã chuẩn bị gồm: bút bi, thước, tẩy, bút chì. Số phần tử của tập hợp A gồm các kết quả có thể xảy ra đối với phần thưởng mà mỗi học sinh lấy được.

    Hướng dẫn:

    Các kết quả có thể là bút bi, thước, tẩy, bút chì.

    Số phần tử của tập hợp A là 4 phần tử.

  • Câu 10: Vận dụng
    Tính xác suất của biến cố

    Trong một hộp có 12 bóng đèn giống nhau, trong đó có 4 bóng bị hỏng. Lấy ngẫu nhiên ra 2bóng. Tính xác suất để lấy được 2 bóng tốt.

    Hướng dẫn:

    Tổng số cách lấy ra hai bóng đèn là 14 +
6 + 32 = 52.

    Do trong hộp có trong hộp 12 bóng đèn giống nhau, trong đó có 4 bóng bị hỏng.

    Khi đó số bóng đèn tốt là 12 -
4 = 8 bóng đèn.

    Số cách lấy ra hai bóng đèn lấy ra cùng là bóng tốt là 8.(8 - 1):2 = 14.

    Xét biến cố A: “Hai bóng lấy ra là bóng tốt”.

    14 đồng khả năng xảy ra.

    Vậy xác suất để trong hai viên bi lấy ra cả hai viên bi cùng màu là P(A) = \frac{14}{52} =
\frac{7}{26}.

  • Câu 11: Nhận biết
    Chọn đáp án chính xác

    An và Hoài lần lượt gieo một con xúc xắc cân đối mỗi người một lần. Tính xác suất của biến cố sau A: “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc lớn hơn 12”.

    Hướng dẫn:

    Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với mặt xuất hiện của xúc xắc là: {mặt 1 chấm, mặt 2 chấm, mặt 3 chấm, mặt 4 chấm, mặt 5 chấm, mặt 6 chấm}

    Vì số chấm lớn nhất xuất hiện trên mặt mỗi con xúc xắc là 6, nên tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc luôn nhỏ hơn hoặc bằng 12.

    Do đó, biến cố A không thể xảy ra nên xác suất của biến cố A bằng 0.

  • Câu 12: Vận dụng
    Chọn đáp án thích hợp

    Gieo 4 lần một đòng xu cân đối đồng chất. Tính xác suất để gieo ít nhất một mặt sấp?

    Hướng dẫn:

    Gọi A là biến cố gieo được ít nhất một mặt sấp

    Gọi B là biến cố trong 4 lần gieo không có mặt nào ngửa

    Có tất cả 2.2.2.2 = 16 khả năng xảy ra

    Số khả năng biến cố B xảy ra là 1 đó là 4 lần xuất hiện mặt ngửa

    Nên số khả năng biến cố A xảy ra là 16 – 1 = 15

    Xác suất gieo ít nhất một mặt ngửa là \frac{15}{16}.

  • Câu 13: Nhận biết
    Xác định các kết quả thuận lợi

    Một hộp có 5 chiếc thẻ cùng loại, mỗi thẻ ghi một trong các số 1; 2; 3; 4; 5, hai thẻ khác nhau ghi hai số khác nhau. Rút ngẫu nhiên một thẻ. Nêu những kết quả có thể xảy ra đối với số xuất hiện trên thẻ được rút ra?

    Hướng dẫn:

    Số có thể xuất hiện trên thẻ được rút ra là: 1;2;3;4;5.

  • Câu 14: Nhận biết
    Chọn đáp án thích hợp

    Trong trò chơi gieo xúc xắc, số các kết quả có thể xảy ra đối với mặt xuất hiện của xúc xắc là 6. Nếu k là số các kết quả thuận lợi cho biến cố thì xác suất của biến cố là:

    Hướng dẫn:

    Nếu k là số các kết quả thuận lợi cho biến cố thì xác suất của biến cố là \frac{k}{6}.

  • Câu 15: Thông hiểu
    Tính xác suất của biến cố

    Gieo một con xúc xắc được chế tạo cân đối. Xác suất của biến cố “Số chấm xuất hiện là số lẻ” là

    Hướng dẫn:

    Khi gieo một con xúc xắc cân đối thì 6 mặt có khả năng xuất hiện bằng nhau.

    Biến cố: “Số chấm xuất hiện là số lẻ”. Các kết quả có khả năng xảy ra là 1; 3; 5

    Vậy xác suất của biến cố “Số chấm xuất hiện là số lẻ” là \frac{3}{6} = 0,5

  • Câu 16: Thông hiểu
    Chọn đáp án đúng

    Một xạ thủ bắn 20 mũi tên vào một tấm bia. Điểm số ở các lần bắn được cho bởi bảng sau:

    7

    8

    9

    9

    8

    10

    10

    9

    8

    10

    8

    8

    9

    10

    10

    7

    6

    6

    9

    9

    Xác suất để xạ thủ bắn được 10 điểm là:

    Hướng dẫn:

    Tổng số lần xạ thủ bắn mũi tên vào bia là 20, số lần xạ thủ bắn được 10 điểm là 5 lần

    Xác suất để xạ thủ bắn được 10 điểm là: \frac{5}{20} = \frac{1}{4}

  • Câu 17: Thông hiểu
    Chọn đáp án thích hợp

    Trong một hộp đựng một số quả bóng xanh và một số quả bóng đỏ có cùng kích thước. Lấy ngẫu nhiên 1 quả từ hộp, xem màu rồi trả lại. Lặp lại hoạt động trên 50 lần, kết quả lấy được 15 quả bóng màu đỏ. Xác suất thực nghiệm biến cố lấy được bóng màu xanh là:

    Hướng dẫn:

    Số khả năng lấy được bóng màu xanh là: 50 – 15 = 35

    Xác suất thực nghiệm biến cố lấy được bóng màu xanh là \frac{35}{50} = \frac{7}{10}.

  • Câu 18: Vận dụng cao
    Chọn phương án thích hợp

    Một cái túi có 4 quả cầu đỏ, 6 quả cầu xanh và 2 quả cầu vàng. Chọn ngẫu nhiên 2 quả cầu. Tính xác xuất để trong 2 quả cầu 1 quả màu đỏ và một quả màu vàng.

    Hướng dẫn:

    Do trong hộp có 4 quả cầu đỏ và 6 quả cầu xanh và 2 quả cầu vàng có cùng chất liệu và kích cỡ, khi lấy ngẫu nhiên đồng thời 2quả cầu trong hộp ta có các khả năng sau:

    + Số cách lấy ra hai quả cầu lấy ra cùng màu xanh là 6.(6 - 1):2 = 15.

    + Số cách lấy ra hai quả cầu lấy ra cùng màu đỏ là 4.(4 - 1):2 = 6.

    + Số cách lấy ra hai quả cầu lấy ra cùng màu vàng là 2.(2 - 1):2 = 1.

    + Số cách lấy ra hai quả cầu khác màu 4.6
+ 6.2 + 4.2 = 44.

    Tổng số cách lấy ra hai quả cầu là 15 + 6
+ 1 + 44 = 66.

    Xét biến cố A: “Hai viên bi lấy ra hai quả cầu 1 màu đỏ, 1 màu vàng”.

    8 đồng khả năng xảy ra.

    Vậy xác suất để trong hai viên bi lấy ra hai quả cầu 1 màu đỏ, 1 màu vàng là: P(A) = \frac{8}{66} =
\frac{4}{33}

  • Câu 19: Thông hiểu
    Xác định các biến cố thích hợp

    Gieo ngẫu nhiên xúc xắc một lần. Xét biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số chia hết cho 2”. Xác suất của biến cố này là:

    Hướng dẫn:

    Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với mặt xuất hiện của xúc xắc là: {mặt 1 chấm, mặt 2 chấm, mặt 3 chấm, mặt 4 chấm, mặt 5 chấm, mặt 6 chấm}

    Có 3 kết quả thuận lợi cho biến cố “Mặt xuấ hiện của xúc xắc có số chấm là số chia hết cho 2” là mặt 2 chấm, mặt 4 chấm và mặt 6 chấm.

    Do đó xác suất của biến cố là \frac{3}{6}
= \frac{1}{2}.

  • Câu 20: Thông hiểu
    Tính xác suất của biến cố

    Một hộp chứa bốn cái thẻ được đánh số 1,\
2,\ 3,\ 4. Lấy ngẫu nhiên hai thẻ. Tính xác xuất của các biến cố B: “Tích các số trên hai thẻ là số chẵn”.

    Hướng dẫn:

    Khi lấy ngẫu nhiên hai thẻ, tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với số ghi trên hai thẻ là:

    \left\{ (1\ ;\ 2),\ (1\ ;\ 3)\ ,\ (1\ ;\
4),\ (2\ ;\ 3),\ (2\ ;\ 4),\ (3\ ;\ 4) ight\}.

    Tập hợp các kết quả thuận lợi cho biến cố B là: \left\{
(1\ ;\ 2),\ (1\ ;\ 4),\ (2\ ;\ 3),\ (2\ ;\ 4),\ (3\ ;\ 4)
ight\}.

    Do đó, xác suất của biến cố “Tích các số trên hai thẻ là số chẵn” là \frac{5}{6}.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (30%):
    2/3
  • Thông hiểu (50%):
    2/3
  • Vận dụng (15%):
    2/3
  • Vận dụng cao (5%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 10 lượt xem
Sắp xếp theo