Trong phòng thí nghiệm, khí Cl2 thường được điều chế bằng cách oxi hóa hợp chất nào sau đây?
Trong phòng thí nghiệm, khí Chlorine được điều chế bằng cách oxi hóa HCl, cho HCl tác dụng với cấc chất oxi hóa mạnh như KClO3, KMnO4, MnO2,….
Trong phòng thí nghiệm, khí Cl2 thường được điều chế bằng cách oxi hóa hợp chất nào sau đây?
Trong phòng thí nghiệm, khí Chlorine được điều chế bằng cách oxi hóa HCl, cho HCl tác dụng với cấc chất oxi hóa mạnh như KClO3, KMnO4, MnO2,….
Cho 5,6 gam Fe phản ứng hoàn toàn với khí Cl2 dư. Khối lượng muối thu được sau phản ứng là bao nhiêu?
nFe = 0,1 mol
Muối sinh ra là FeCl3
Áp dụng bảo toàn nguyên tố Fe ta có:
nFe = nFeCl3 = 0,1 mol
mFeCl3 = 0,1.162,5 = 16,25 gam.
Trong tự nhiên, nguyên tố nào dưới đây không thể tồn tại ở dạng đơn chất?
Trong tự nhiên, nguyên tố Flourine không thể tồn tại ở dạng đơn chất
Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm chung của các nguyên tố halogen?
Đặc điểm không phải là đặc điểm chung cho các nguyên tố halogen (F, Cl, Br, I) là: Chỉ có số oxi hóa -1 trong các hợp chất.
Nếu cho 1 mol mỗi chất: CaOCl2, KMnO4, K2Cr2O7, MnO2 lần lượt phản ứng vói lượng dư dung dịch HCl đặc, chất tạo ra lượng khí Cl2 nhiều nhất là.
CaOCl2 + 2HCl đặc → CaCl2 + Cl2 + H2O
1 mol → 1 mol
2KMnO4 + 16HCl đặc → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O
1 mol → 2,5 mol
K2Cr2O7 + 14HCl đặc → 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2 + 7H2O
1 mol → 3 mol
MnO2 + 4HCl đặc → MnCl2 + Cl2 + 2H2O
1 mol → 1 mol
Vậy cùng 1 mol thì K2Cr2O7 sẽ cho nhiều khí Cl2 nhất.
Hiện tượng nào xảy ra khi cho vài giọt dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl?
Phương trình phản ứng
AgNO3 + HCl → AgCl (kết tủa trắng) + HNO3
Hiện tượng: Có xuất hiện kết tủa trắng.
Để trung hòa hết 200 gam dung dịch HX nồng độ nồng độ 14,6% cần dùng 250 ml dung dịch NaOH 3,2M. Dung dịch acid ở trên là dung dịch chất nào dưới đây?
nNaOH = 0,25.3,2 = 0,8 mol
mHX = 200.14,6:100 = 29,2 gam
Phương trình phản ứng tổng quát xảy ra:
HX + NaOH → NaX + H2O
Theo phương trình phản ứng
nHX = nNaOH = 0,8 mol
MHX = 29,2:0,8 = 36,5 ⇒ X = 35,5 (Cl)
Công thức của HX là HCl.
Nhận xét nào sau đây về liên kết trong phân tử các halogen là không chính xác?
Do liên kết giữa chính những chất có cùng độ âm điện X – X nên là liên kết cộng hóa trị không phân cực
Cho vào ống nghiệm một ít tinh thể KMnO4 và vài giọt dung dịch HCl đặc. Đậy ống nghiệm bằng nút cao su có dính một băng giấy màu ẩm. Màu của băng giấy thay đổi thế nào?
Có khí màu vàng lục thoát ra trong ống nghiệm; mẩu giấy màu ẩm bị mất màu dần.
Các phương trình phản ứng minh họa
2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 5Cl2 + MnCl2 + 8H2O
Sinh ra khí Cl2 trong bình, khí Cl2 tác dụng với H2O trên mẩu giấy
Cl2 + H2O ⇆ HCl + HClO
Sinh ra HClO là chất oxi hóa mạnh tẩy màu tờ giấy.
Hãy lựa chọn phương pháp điều chế khí hydrochloric trong phòng thí nghiệm?
Trong phòng thí nghiệm có thể điều chế khí hydrochloric bằng cách: cho NaCl tinh thể tác dụng với H2SO4 đặc, đun nóng.
NaCl rắn + H2SO4 đặc → NaHSO4 + HCl.
Cho các phản ứng sau:
(1) O3 + KI + H2O →
(2) F2 + H2O →
(3) MnO2 + HCl đặc →
(4) Cl2 + H2S + H2O →
Những phản ứng nào tạo ra đơn chất?
Phương trình phản ứng minh họa
O3 + 2KI + H2O → O2 + 2KOH + I2
2F2 + 2H2O→ O2 + 4 HF
MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O
4Cl2 + H2S + 4H2O → H2SO4 + 8HCl.
Vậy phản ứng (1), (2), (3) tạo ra đơn chất.
Để trung hòa 200 ml hỗn hợp chứa HCl 0,3M và H2SO4 0,1M cần dùng V ml dung dịch Ba(OH)2 0,25M. Giá trị của V là bao nhiêu?
nHCl = 0,2.0,3 = 0,06 mol
nH2SO4 = 0,2.0,1 = 0,02 mol
Phương trình phản ứng
Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2O (1)
Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2H2O (2)
Theo phương trình phản ứng (1) và (2) ta có:
nBa(OH)2 = 1/2nHCl + nH2SO4 = 1/2.0,06 + 0,02 = 0,05 mol
VBa(OH)2 = 0,05:0,25 = 0,2 lít = 200 ml
Sục khí Cl2 dư vào 200ml dung dịch chứa đồng thời NaBr 0,5M và NaI 0,6M đến khi phản ứng hoàn toàn. Khối lượng muối thu được sau phản ứng là bao nhiêu?
nNaBr = 0,2.0,5 = 0,1 mol
nNaI = 0,2.0,6 = 0,12 mol
Phương trình phản ứng
Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2
Cl2 + 2NaI → 2NaCl + I2
Theo phương trình phản ứng ta có:
nNaCl = nNaBr + nNaI = 0,1 + 0,12 = 0,22 (mol)
mNaCl = 0,22.58,5 = 12,87 gam.
Khi cho khí HCl khô gặp quỳ tím ẩm thì màu quỳ tím biến đổi thế nào?
Khi cho khí HCl khô gặp quỳ tím ẩm thì màu quỳ tím chuyển màu thành đỏ.
Cho các phát biểu sau:
(1). Các nguyên tử halogen có cấu hình electron lớp ngoài cùng là np5ns2.
(2). Tính acid HF > HCl > HBr > HI.
(3). Có thể nhận biết ion F-, Cl-, Br-, I- chỉ bằng dung dịch AgNO3.
(4). Fluorine luôn có số oxi hóa -1 trong mọi hợp chất.
Số phát biểu đúng là bao nhiêu?
(1) Sai vì Các nguyên tử halogen có cấu hình e lớp ngoài cùng là ns2np5
(2) Sai vì tính acid HI > HBr > HCl > HF
Hình vẽ sau mô tả thí nghiệm điều chế khí Z
Khi Z là khí H2 vì khí này nhẹ hơn nước và không tan trong nước
→ Có thể thu khí H2 bằng phương pháp đẩy nước
→ Phương trình phản ứng thỏa mãn điều kiện là:
Zn + 2HCl (dung dich) → ZnCl2 + H2↑
Cho 4,8 gam một kim loại R tác dụng hết với dung dịch HCl, thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). Kim loại R là kim loại nào?
nH2 = 4,48:22,4 = 0,2 mol
Phương trình tổng quát:
2R + 2nHCl → 2RCln + nH2
← 0,2 mol
Theo phương trình phản ứng ta có:
MR = 4,8: = 12n
Với n = 1 thì MR = 12 (Loại)
Với n = 2 thì MR = 24 (Đúng) (Mg)
Vậy kim loại cần tìm là Mg.
Để thu được muối NaCl tinh khiết có lẫn tạp chất NaI cần tiến hành theo cách nào sau đây
Để thu được NaCl tinh khiết có lẫn NaI người ta dùng Cl2:
Sục khí Cl2 vào dung dịch NaI, khi đó có xảy ra phản ứng:
Cl2 + 2NaI → 2NaCl + I2.
Đun nóng, cô cạn dung dịch thì H2O bay hơi, I2 thăng hoa, ta thu được NaCl tinh khiết
Trong tự nhiên, nguyên tố halogen nào dưới đây tập trung chủ yếu trong chất khoáng criolit?
Trong tự nhiên, nguyên tố halogen Flourine tập trung chủ yếu trong chất khoáng criolit.
Để trung hòa hết 20 ml dung dịch HI 0,1M cần 10 ml dung dịch NaOH nồng độ x mol/l. Giá trị của x là bao nhiêu?
nHI = 0,02.0,1= 0,002 mol
Phương trình phản ứng
HI + NaOH → NaI + H2O
0,002 → 0,002 mol
⇒ CMNaOH = 0,002:0,01 = 0,2 mol/lít
Cặp khí nào sau đây phản ứng với nhau trong bóng tối?
Halogen phản ứng mãnh liệt với hydrogen ngay cả trong bóng tối là F2.
Cho các nhận định sau:
(1). Fe hòa tan trong dung dịch Acid hydrochloric tạo muối FeCl3.
(2). Có thể phân biệt 3 bình khí HCl, Cl2 , H2 bằng quỳ tím ẩm.
(3). Phản ứng của dung dịch HX với Fe2O3 đều là phản ứng trao đổi.
(4). Dung dịch HF là acid yếu và không được chứa trong lọ thuỷ tinh.
Số phát biểu đúng là bao nhiêu?
(1) Sai vì Fe + 2HCl →FeCl2 + H2
(3) Sai, có thể oxi hóa khử như: 6HI + Fe2O3 → 2FeI2 + I2 + 3H2
Kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl loãng và khí Cl2 không cho cùng loại muối chloride kim loại?
Kim loại iron tác dụng với dung dịch HCl loãng và khí clo cho 2 loại muối clorua khác nhau là FeCl2 và FeCl3.
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑.
2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3.
Kim loại Zn tác dụng với dung dịch HCl loãng và với khí Chlorine cho cùng loại muối chloride kim loại.
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2↑.
Zn + Cl2→ ZnCl2.
Ag và Cu không tác dụng với dung dịch HCl vì đứng sau H trong dãy hoạt động hóa học.
Ở điều kiện thường, halogen X2 là chất rắn dạng tinh thể đen tím, khi đun nóng X2
Ở điều kiện thường, halogen tồn tại ở thể rắn, có màu đen tím là I2.
Ở điều kiện thường
F2 dạng khí màu lục nhạt
Cl2 dạng khí màu vàng lục
Br2 dạng lỏng màu nâu đỏ
Silver bromide là chất nhạy cảm với ánh sáng dùng để tráng lên phim ảnh. Silver bromide là chất nào dưới đây?
Silver bromide là AgBr.
Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam kim loại M (có hoá trị hai không đổi trong hợp chất) trong hỗn hợp khí X gồm Cl2 và O2. Sau phản ứng thu được 23,0 gam chất rắn và thể tích hỗn hợp khí đã phản ứng là 5,6 lít (đktc). Kim loại M
mrắn sau − mM = mX
⇒ 71.nCl2 + 32.nO2 = 23 − 7,2 = 15,8 g (1)
⇒ nkhí = nCl2 +nO2 = 0,25 mol (2)
Giải hệ (1) và (2) ⇒ nCl2 = 0,2; nO2 = 0,05 mol
Gọi hóa trị của M là x
Quá trình nhận electron:
0,2 0,4
0,05 0,2
Bảo toàn electron: ne nhận = ne nhường = 0,6
0,6/x 0,6
x = 2, M = 24 (Mg)
Cho 6,72 lít halogen X2 (đktc) tác dụng vừa đủ với Cu thu được 40,5 gam muối. X2 là halogen nào?
nX2 = 6,72:22,4 = 0,3 mol
Phương trình phản ứng tổng quát:
X2 + Cu → CuX2
0,3 → 0,3 (mol)
Theo phản ứng thì:
nX2 = nCuX2 = 0,3 mol
MCuX2 = m:n = 40,5 :0,3 = 135 gam/mol
⇒ X = 35,5 (Cl)
Vậy X2 chính là Cl2
Hòa tan hết 46 gam hỗn hợp gồm Ba và hai kim loại kiềm A, B thuộc hai chu kì kế tiếp vào nước, thu được dung dịch D và 11,2 lít khí đo ở điều đktc.
Nếu thêm 0,18 mol Na2SO4 vào dung dịch D thì dung dịch sau phản ứng vẫn chưa kết tủa hết barium. Nếu thêm 0,21 mol Na2SO4 vào dung dịch D thì dung dịch sau phản ứng còn dư Na2SO4.
Xác định tên kim loại kiềm.
Gọi kí hiệu chung của hai kim loại kiềm là M.
Gọi số mol trong 46 gam hỗn hợp đầu: nM = a mol và nBa = b mol.
Các phương trình phản ứng:
2M + 2H2O → 2MOH + H2↑ (1)
a a 0,5a
Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2↑ (2)
b b b
Số mol H2 = 0,5 mol nên: 0,5a + b = 0,5 a + 2b = 1 (3)
Khi cho dung dịch thu được tác dụng với dung dịch Na2SO4:
Ba(OH)2 + Na2SO4 → BaSO4 + 2NaOH
Khi thêm 0,18 mol Na2SO4, trong dung dịch còn dư Ba(OH)2 nên b > 0,18.
Khi thêm 0,21 mol Na2SO4, trong dung dịch còn dư Na2SO4 nên b < 0,21.
Mặt khác: Ma + 137b = 46 (4)
Kết hợp (3), (4) ta có:
Mặt khác: 0,18 < b < 0,21 29,7 < M < 33,34
Khối lượng mol trung bình của 2 kim loại kiềm liên tiếp là: 29,7 < M < 33,34.
Hai kim loại đó là Na (Na = 23) và K (K = 39)
Hiện tượng nào xảy ra khi đốt nóng đỏ một sợi dây iron rồi đưa vào bình chứa khí Cl2?
Khi đốt nóng đỏ một sợi dây iron rồi đưa vào bình chứa khí Cl2 dây iron cháy mạnh tạo khói màu nâu.
Cho 34,8 gam MnO2 tác dụng với axit HCl đặc, dư, thu được V lít khí Cl2 (đktc). Giá trị của V là bao nhiêu?
nMnO2 = 34,8 : 87 = 0,4 mol
Phương trình phản ứng hóa học
MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O
Theo phương trình phản ứng
nMnO2 = nCl2 = 0,4 mol
VCl2 = 0,4.22,4 = 8,96 lít
Trong công nghiệp, F2 được điều chế bằng cách nào sau đây?
Để điều chế F2 trong công nghiệp, người ta điện phân nóng chảy hỗn hợp KF và HF, hỗn hợp đó ở thể lỏng (thể lỏng khác dung dịch).
Đơn chất Chlorine có thể phản ứng với dung dịch chất nào dưới đây?
Đơn chất Chlorine có thể phản ứng với dung dịch KBr.
2KBr + Cl2 → 2KCl + Br2
Cho phản ứng: 2KOH + Cl2 → KClO + KCl + H2O. Vai trò của Cl2 trong phản ứng trên là gì?
2KOH + Cl02 → KCl+1O + KCl-1 + H2O
Cl2 vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
Dung dịch HCl thể hiện tính khử khi tác dụng với dãy các chất nào sau đây?
Dung dịch HCl thể hiện tính khử khi tác dụng với dãy các chất CaOCl2, KMnO4, MnO2, KClO3
Acid nào được dùng để khắc lên thủy tinh?
Acid HF được dùng để khắc lên thủy tinh.
Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch HF nhưng không tác dụng với dung dịch HCl?
SiO2 tác dụng với dung dịch HF nhưng không tác dụng với dung dịch HCl
Hòa tan hết 12,68 gam hỗn hợp bột X gồm Al2O3 và Fe3O4 cần vừa đủ 200 ml dung dịch HCl 2,3M, thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối khan. Giá trị của m là bao nhiêu?
Sơ đồ phản ứng
Hỗn hợp X + HCl → dung dịch Y + H2O
Cô cạn Y → mmuối khan
nHCl = 0,2.2,3 = 0,46 mol
Áp dụng bảo toàn nguyên tố H
Ta có: nH2O = 1/2nHCl = 0,46 : 2 = 0,23 mol
Áp dụng bảo toàn khối lượng ta có:
moxit + mHCl = m muối + mH2O
⇒ m muốii = 12,68 + 0,46.36,5 - 0,23.18 = 25,33 gam
Trong công nghiệp, Cl2 được điều chế bằng cách nào sau đây
Trong công nghiệp, người ta điều chế khí Cl2 bằng cách điện phân dung dịch bão hòa NaCl trong nước, có màng ngăn (hoặc điện phân nóng chảy NaCl).
2NaCl + 2H2O 2NaOH + H2 + Cl2
Có 4 bình mất nhãn đựng các dung dịch: NaCl, NaNO3, BaCl2, Ba(NO3)2. Để phân biệt các dung dịch trên, ta lần lượt dùng chất nào sau đây?
Để nhận biết 4 dung dịch trên ta sử dụng dung dịch AgNO3 và dung dịch Na2SO4
Xét bảng nhận biết sau:
NaCl |
NaNO3 |
BaCl2 |
Ba(NO3)2 |
|
AgNO3 |
Kết tủa trắng |
- |
Kết tủa trắng |
- |
Na2SO4 |
- |
- |
Kết tủa trắng |
Kết tủa trắng |
Phương trình phản ứng minh họa
NaCl + AgNO3 → NaNO3 + AgCl (↓)
BaCl2 + 2AgNO3 → 2AgCl ↓ + Ba(NO3)2
Na2SO4 + BaCl2 → 2NaCl + BaSO4 (↓)
Ba(NO3)2 + Na2SO4 → 2NaNO3 + BaSO4↓
Dãy các ion halogenua theo chiều tính khử tăng dần từ trái sang phải?
Tính khử của các ion halogenua tăng dần theo thứ tự: F−, Cl−, Br−, I−