Luyện tập Nguyên tố và đơn chất halogen

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 20 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 20 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Đơn chất halogen phản ứng với hydrogen

    Phản ứng giữa đơn chất halogen nào sau đây với hydrogen diễn ra mãnh liệt, nổ ngay cả trong bóng tối hoặc ở nhiệt độ thấp?

    Hướng dẫn:

    Phản ứng giữa đơn chất fluorine (F2) với hydrogen (H2) diễn ra mãnh liệt, nổ ngay cả trong bóng tối hoặc ở nhiệt độ thấp.

    F2 + H2 → 2HF

  • Câu 2: Thông hiểu
    Đặc điểm chung của các nguyên tố halogen (F, Cl, Br,I)

    Đặc điểm nào dưới đây không phải đặc điểm chung của các nguyên tố halogen (F, Cl, Br, I)?

    Hướng dẫn:

    Trong tất cả các hợp chất, F chỉ có số oxi hóa -1 do F có độ âm điện lớn nhất.

    Các nguyên tố halogen khác ngoài số oxi hóa -1 còn có các số oxi hóa +1; +3; +5; +7

  • Câu 3: Thông hiểu
    Hiện tượng hóa học xảy ra

    Cho thí nghiệm: nhỏ vào ống nghiệm chứa 2 ml dung dịch sodium iodine (có sẵn vài giọt hồ tinh bột) vài giọt nước chlorine rồi lắc nhẹ. Hiện tượng xảy ra là

    Hướng dẫn:

    Cl2(aq) + 2NaI(aq) ⟶ 2NaCl(aq) + I2(aq)

    I2(aq) + hồ tinh bột ⟶ dung dịch có màu xanh tím.

  • Câu 4: Thông hiểu
    Xác định công thức các chất A, X, Y

    Cho phản ứng điện phân NaCl trong công nghiệp:

    NaCl(aq) + H2O(l) ⟶ A(aq) + X(g) + Y(g)

    Biết Y tác dụng được với dung dịch A tạo hỗn hợp chất tẩy rửa phổ biến. X tác dụng với Y tạo hydrogen chloride.

    Công thức của A, X, Y lần lượt là

    Hướng dẫn:

    Chất tẩy rửa phổ biến là nước Javen là dung dịch chứa NaCl và NaClO.

    Cl2 + 2NaOH ⟶ NaCl + NaClO + H2O

    ⇒ Hai chất tác dụng với nhau tạo thành nước Javen là NaOH và Cl2.

    Theo phương trình phản ứng ta có:

    A ở dạng dung dịch, Y ở dạng khí ⇒ A là NaOH, Y là Cl2

    Để tạo hydrogen chloride (HCl) cần Cl2 và H2.

    Cl2 + H2 \overset{ánh\ sáng}{ightarrow} 2HCl

    Mà Y là Cl2 ⇒ X là H2.

    ⇒ phản ứng điện phân NaCl trong công nghiệp:

    2NaCl (aq) + 2H2O (l) ⟶ 2NaOH (aq) + H2 (g) + Cl2 (g)

    Vậy A, X, Y lần lượt là NaOH, H2, Cl2.

  • Câu 5: Vận dụng
    Tính thể tích khí tham gia phản ứng

    Sục khí chlorine dư vào dung dịch chứa muối NaBr và KBr thu được muối NaCl và KCl, đồng thời thấy khối lượng muối giảm 4,45 gam. Thể tích khí chlorine đã tham gia phản ứng với 2 muối trên (đo ở đktc) là

    Hướng dẫn:

    \mathrm{MBr}\;+\;\frac12{\mathrm{Cl}}_2\;ightarrow\;\mathrm{MCl}\;+\frac{\;1}2{\mathrm{Br}}_2

    1 mol muối giảm = 80 – 35,5 = 44,5 gam

    \Rightarrow\;{{\mathrm n}_{\mathrm{Cl}}}_2\;=\;\frac12.\mathrm{nmuối}\;=\;\frac12\;.\;\frac{4,45}{44,5}=\;0,05\;\mathrm{mol}

    ⇒ VCl2 = 22,4.0,05 = 1,12 lít

  • Câu 6: Vận dụng cao
    Tính tỉ lệ của m1 và m2

    Cho V lít Cl2 (đktc) tác dụng với dung dịch NaOH loãng nguội, dư thu được m1 gam tổng khối lượng 2 muối. Cho V lít Cl2 (đktc) tác dụng với NaOH đặc, nóng thu được m2 gam tổng khối lượng 2 muối. Tỉ lệ m1 : m2 bằng

    Hướng dẫn:

    Giả sử ở mỗi phản ứng có 1 mol Cl2 phản ứng.

    Ở nhiệt độ thường:

    Cl2 + NaOH → NaCl + NaClO + H2O

    1          →            1 →      1                 mol

    Ở nhiệt độ cao:

    m1 = 58,5 + 74,5 = 133 gam                                  (1)

    3Cl2 + 6NaOH \overset{t{^\circ}}{ightarrow} 5NaCl + NaClO3 + 3H2O

    1 → \frac{5}{3}\frac{1}{3}                                      mol

    {\mathrm m}_2\;=\frac53\;.58,5\;+\frac13\;.106,5\;=\;133\;\mathrm{gam}\;\;\;\;\;\;\;\;(2)

    Từ (1) và (2) ta được m1 : m2 = 1 : 1

  • Câu 7: Vận dụng
    Tính số mol của hỗn hợp muối ban đầu

    Sục khí chlorine dư vào dung dịch chứa các muối NaBr và NaI đến phản ứng hoàn toàn ta thu được 1,17 gam NaCl. Số mol của hỗn hợp muối ban đầu là:

    Hướng dẫn:

    {\mathrm n}_{\mathrm{NaCl}}\;=\frac{\;1,17}{58,5}=\;0,02\;\mathrm{mol}

    Ta có phương trình phản ứng:

    Cl2 + NaI → NaCl + I2

    Cl2 + NaBr → NaCl + Br2

    nNaCl = 1,17/58,5 = 0,02 mol

    Từ phương trình ta có:

    nNaI + nNaBr = nNaCl = 0,02 mol

    Vậy số mol của hỗn hợp muối ban đầu 0,02 mol

  • Câu 8: Vận dụng
    Tính thể tích khí thoát ra

    Cho 10 gam MnO2 tác dụng với HCl dư, đun nóng. Thể tích khí thoát ra là

    Hướng dẫn:

    {\mathrm n}_{{\mathrm{MnO}}_2}=\;\frac{10}{87}\;\mathrm{mol}

    Phương trình phản ứng:

    MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O

    \frac{10}{87}                           \frac{10}{87}

    \Rightarrow\;{\mathrm V}_{{\mathrm{Cl}}_2}\;=\frac{10}{87}\;.22,4\;=\;2,57\;\mathrm{lít}

  • Câu 9: Thông hiểu
    Tìm khẳng định sai

    Đi từ F2 đến I2, khẳng định sai là:

    Hướng dẫn:

    F2 màu lục nhạt, Cl2 màu vàng lục, Br2 mà nâu đỏ, I2 màu tím đen.

     Đi từ F2 đến I2 màu sắc có xu hướng đậm dần.

  • Câu 10: Nhận biết
    Đơn chất có tính oxi hóa mạnh nhất

    Đơn chất halogen có tính oxi hóa mạnh nhất là

    Hướng dẫn:

    Đơn chất halogen đều có tính oxi hóa mạnh và tính oxi hóa giảm dần từ fluorine đến iodine.

  • Câu 11: Thông hiểu
    Tìm khẳng định đúng

    Khẳng định nào sau đây đúng?

    Hướng dẫn:

    Để thỏa mãn quy tắc octet, nguyên tử halogen sẽ dễ nhận thêm 1 electron của nguyên tử khác hoặc góp chung 1 electron với nguyên tử khác.

    Vì vậy:

    • Nhóm halogen có tính phi kim mạnh hơn các nhóm phi kim còn lại trong bảng tuần hoàn.

    • Hóa trị phổ biến của các halogen là I.

  • Câu 12: Vận dụng
    Tính biến thiên enthalpy chuẩn

    Hãy tính biến thiên enthalpy chuẩn (\triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0) của phản ứng dưới đây:

    O2(g) + 2H2(g) → 2H2O(g)

    Biết EO=O = 486 kJmol-1; EH-H = 436 kJmol-1; ẸO-H = 464 kJmol-1.

    Hướng dẫn:

    \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0 = EO=O + 2.EH-H - 2.2EO-H

    = 498 + 2.436 – 2.2. 464

    = -486 kJmol-1

  • Câu 13: Vận dụng cao
    Xác định nồng độ mol của các chất

    Cho 69,6 gam MnO2 tác dụng hết với dung dịch acid HCl đặc. Toàn bộ lượng khí chlorine sinh ra được hấp thu hết vào 500 ml dung dịch NaOH 4M, thu được 500 ml dung dịch X. Nồng độ mol của NaCl và NaOH trong dung dịch X lần lượt là

    Hướng dẫn:

    nMnO2 = 69,6/87 = 0,8 (mol); nNaOH = 0,5.4 = 2 (mol)

    MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O

    0,8            →                     0,8

    Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O

    0,8 → 1,6   →     0,8

    nNaOH dư = 2 – 1,6 = 0,4 mol

    CMNaCl = 0,8/0,5 = 1,6M

    CM(NaOH dư) = 0,4/0,5 = 0,8M

  • Câu 14: Nhận biết
    Các nguyên tố nhóm VIIA

    Các nguyên tố nhóm VIIA gồm:

    Hướng dẫn:

    Các nguyên tố nhóm VIIA gồm: fluorine, chlorine, bromine, iodine và hai nguyên tố phóng xạ astatine, tennessine.

  • Câu 15: Vận dụng
    Xác định kim loại

    Cho 2,4 gam một kim loại hóa trị II tác dụng với khí chlorine thu được 9,5 gam muối chloride. Kim loại cần tìm là

    Hướng dẫn:

    Gọi kim loại là M.

    Phương trình phản ứng:

    M + Cl2 → MCl2

    \frac{2,4}{M}        \frac{2,4}{M}

    \Rightarrow\frac{2,4}{\mathrm M}=(\mathrm M\;+\;71)\;=\;9,5

    \Rightarrow M = 24

    Vậy kim loại cần tìm là Mg

  • Câu 16: Thông hiểu
    Xác định số oxi hóa của Br trong các hợp chất

    Số oxi hóa của bromine trong các hợp chất HBr, HBrO, KBrO3 lần lượt là

    Hướng dẫn:

    Số oxi hóa của bromine trong các hợp chất lần lượt là:

    \mathrm H\overset{-1}{\mathrm{Br}};\;\mathrm H\overset{+1}{\mathrm{Br}}\mathrm O;\;\mathrm H\overset{+5}{\mathrm{Br}}{\mathrm O}_3

  • Câu 17: Nhận biết
    Trạng thái tự nhiên

    Trong tự nhiên, nguyên tố Cl có tồn tại trong

    Hướng dẫn:

    Trong tự nhiên, nguyên tố Cl có tồn tại tronh NaCl.KCl là thành phần chính của khoáng vật sylvinite.

  • Câu 18: Nhận biết
    Bán kính nguyên tử các nguyên tố

    Đi từ fluorine đến iodine, bán kính nguyên tử của các nguyên tố

    Hướng dẫn:

    Trong một nhóm A, theo chiều tăng điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử có xu hướng tăng dần.

    \Rightarrow Đi từ fluorine đến iodine, bán kính nguyên tử của các nguyên tố tăng dần.

  • Câu 19: Nhận biết
    Trạng thái vật lí của đơn chất halogen

    Đơn chất halogen ở trạng thái khí trong điều kiện thường, màu vàng lục là

    Hướng dẫn:

    Đơn chất halogen ở trạng thái khí trong điều kiện thường, màu vàng lục là Cl2.

  • Câu 20: Vận dụng
    Xác định nguyên tố halogen

    Cho 2,24 lít halogen X2 tác dụng vừa đủ với magie thu được 9,5 gam MgX2. Nguyên tố halogen đó là:

    Hướng dẫn:

    nX2 = 0,1 mol

    Phương trình phản ứng:

    X2 + Mg → MgX2

     0,1    →       0,1

    mMgX2 = 0,1.(24 + 2X) = 9,5

    \Rightarrow X = 35,5 (Cl)

    Vậy nguyên tố X là chlorine.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (30%):
    2/3
  • Thông hiểu (30%):
    2/3
  • Vận dụng (30%):
    2/3
  • Vận dụng cao (10%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 4 lượt xem
Sắp xếp theo