Đề thi giữa học kì 1 Hóa 10 Cánh diều - Đề 3

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 40 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 40 điểm
  • Thời gian làm bài: 50 phút
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
50:00
  • Câu 1: Vận dụng
    Tính số proton và neutron

    Nguyên tử của nguyên tố R có tổng số hạt proton, neutron và electron bằng 34; hiệu số hạt neutron và electron bằng 1. Vậy số proton và neutron của R lần lượt là:

    Hướng dẫn:

    Gọi số hạt proton, neutron và electron lần lượt là p, n và e.

    Theo bài ta có hệ:

    \left\{\begin{array}{l}\mathrm p\;=\;\mathrm e\;\\\mathrm p\;+\;\mathrm e\;+\;\mathrm n\;=34\\\mathrm n-\mathrm e=\;1\end{array}ight.  \Rightarrow\left\{\begin{array}{l}\mathrm p\;=11\\\mathrm e\;=\;11\\\mathrm n\;=\;12\\\end{array}ight.

  • Câu 2: Vận dụng
    Xác định nguyên tử X và Y

    Nguyên tố X được sử dụng rộng rãi để chống đóng băng và khử băng như một chất bảo quản. Nguyên tố Y là nguyên tố thiết yếu cho các cơ thể sống, đồng thời nó được sử dụng nhiều trong việc sản xuất phân bón. Nguyên tử của nguyên tố X có electron ở mức năng lượng cao nhất là 3p. Nguyên tử nguyên tố Y có một electron ở lớp ngoài cùng là 4s. Nguyên tử X và Y có số electron hơn kém nhau là 3. Nguyên tử X và Y lần lượt là

    Hướng dẫn:

    - Nguyên tử của nguyên tố Y có một electron ở lớp ngoài cùng 4s nên cấu hình electron nguyên tử Y là: 1s22s22p63s23p64s1.

    Y là kim loại do có 1 electron ở lớp ngoài cùng.

    - Nguyên tử X và Y có số electron hơn kém nhau là 3 nên số electron của X là:

    19 – 3 = 16.

    Cấu hình electron của X: 1s22s22p63s23p4. X là phi kim do có 6 electron ở lớp ngoài cùng.

  • Câu 3: Vận dụng
    Xác định kí hiệu hóa học của X và Y
    Hợp chất XY2 phổ biến trong sử dụng để làm cơ chế đánh lửa bằng bánh xe trong các dạng súng cổ. Mỗi phân tử XY2 có tổng các hạt proton, neutron, electron bằng 178; trong đó, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 54, số hạt mang điện của X ít hơn số hạt mang điện của Y là 12. Kí hiệu hóa học của X và Y lần lượt là:
    Hướng dẫn:

    Kí hiệu số đơn vị điện tích hạt nhân X, Y lần lượt là ZX; ZY; số neutron (hạt không mang điện) của X và Y lần lượt là NX và NY.

    Mỗi phân tử XY2 có tổng các hạt proton, neutron, electron bằng 178 nên:

    2ZX + 4ZY + NX + 2NY = 178                      (1)

    Trong XY2, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 54 nên:

    2ZX + 4ZY – (NX + 2NY) = 54                      (2)

    Từ (1) và (2) ta có: 2ZX + 4ZY = 116           (3)

    Lại có trong XY2 số hạt mang điện của X ít hơn số hạt mang điện của Y là 12, nên:

    2ZX + 12 = 4ZY                                          (4)

    Từ (3) và (4) ta có: ZX = 26; ZY = 16.

    Vậy X là sắt (iron, Fe); Y là lưu huỳnh (sulfur, S).

  • Câu 4: Thông hiểu
    X là nguyên tố phi kim khi nào

    X là nguyên tố phi kim khi có số hiệu nguyên tử

    Hướng dẫn:

    ZX = 11 \Rightarrow Cấu hình electron: 1s22s22p63s1 (kim loại).

    ZX = 15 \Rightarrow Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p5 (phi kim).

    ZX = 12 \Rightarrow Cấu hình electron: 1s22s22p63s2 (kim loại).

    ZX = 10 \Rightarrow Cấu hình electron: 1s22s22p6 (khí hiếm).

  • Câu 5: Nhận biết
    Vai trò của hóa học

    Những vấn đề về lựa chọn được nhiên liệu phù hợp với từng quá trình sản xuất và đặc biệt là xu hướng sử dụng nhiên liệu sạch, nhiên liệu tái tạo trong tương lai thuộc vai trò của hóa học về 

    Hướng dẫn:

    Những vấn đề về lựa chọn được nhiên liệu phù hợp với từng quá trình sản xuất và đặc biệt là xu hướng sử dụng nhiên liệu sạch, nhiên liệu tái tạo trong tương lai thuộc vai trò của hóa học về năng lượng.

  • Câu 6: Thông hiểu
    Cấu hình electron phân lớp ngoài cùng theo AO của nguyên tử S

    Cho S (sulfur) có số hiệu nguyên tử là 16. Cấu hình electron phân lớp ngoài cùng theo AO nào của nguyên tử S là đúng

    Hướng dẫn:

    S có số hiệu nguyên tử là 16 \Rightarrow  Cấu hình electron nguyên tử sulfur là 1s22s22p63s23p4.

    Cấu hình electron nguyên tử sulfur (Z = 16) theo ô orbital là: 

  • Câu 7: Vận dụng
    Xác định vị trí của X trong bảng tuần hoàn

    X là nguyên tố p. Tổng số hạt trong nguyên tử của nguyên tố X là 40. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là:

    Hướng dẫn:

    Theo bài ra ta có: 2Z + N = 40 \Rightarrow N = 40 – 2Z

    Theo điều kiện bền của nguyên tử:

    Z ≤ N ≤ 1,52.Z \Rightarrow Z ≤ 40 – 2Z ≤ 1,52.Z \Rightarrow 11,36 ≤ Z ≤ 13,33

    \Rightarrow Z = 12 hoặc Z = 13

    - Với Z = 12 \Rightarrow X có cấu hình e: 1s22s22p63s2 \Rightarrow loại vì X là nguyên tố p.

    - Với Z = 13 \Rightarrow X có cấu hình e: 1s22s22p6s23p1 \Rightarrow X thuộc ô 13, chu kì 3, nhóm IIIA.

  • Câu 8: Thông hiểu
    Phát biểu sai khi nói về nguyên tử sulfur

    Nguyên tử sulfur có phân lớp electron ngoài cùng là 3p4. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về nguyên tử sulfur?

    Hướng dẫn:

    Trong hạt nhân nguyên tử không có chứa electron.

  • Câu 9: Thông hiểu
    Hạt nhân nguyên tử có số neutron là 81

    Hạt nhân nguyên tử nào sau đây có số neutron là 81?

    Hướng dẫn:

    Nguyên tử {}_{82}^{207}\mathrm{Pb} có số neutron là N =  A – Z = 207 – 82 = 125

    Nguyên tử {}_{56}^{137}\mathrm{Ba} có số neutron là N = A – Z = 137 – 56 = 81

    Nguyên tử {}_{47}^{108}\mathrm{Ag} có số neutron là N = A – Z = 108 – 47 = 61

    Nguyên tử {}_{79}^{197}\mathrm{Au} có số neutron là N = A – Z = 197 – 79 = 118

    Vậy hạt nhân của nguyên tử Ba có số hạt neutron là 81.

  • Câu 10: Vận dụng
    Xác định chu kì của nguyên tố R

    Oxide cao nhất của một nguyên tố có dạng R2O5. Hợp chất khí với hydrogen của nguyên tố này chứa 8,82% hydrogen về khối lượng. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, R thuộc chu kì:

    Hướng dẫn:

    Qui tắc bát tử: R2O5 \Rightarrow RH3

    \%{\mathrm m}_{\mathrm H}=\frac3{\mathrm R+3}.100\%=8,82\%

    \Rightarrow R = 31 \Rightarrow P (Z = 15): 1s22s22p63s23p3

    \Rightarrow R thuộc chu kỳ 3.

  • Câu 11: Thông hiểu
    Tìm nhận định đúng

    Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về nguyên 3 tử {}_{13}^{26}\mathrm X, {}_{26}^{55}\mathrm Y, {}_{12}^{26}\mathrm Z?

    Hướng dẫn:

    - X và Z có cùng số khối A = 26.

    - ZX = 13 eq ZZ = 12 \Rightarrow X và Z không phải là đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học.

    - Tương tự X và Y không thuộc cùng nguyên tố hóa học.

    - nX = 26 - 13 = 13; nZ = 26 - 12 = 14 \Rightarrow nX eq nZ

  • Câu 12: Nhận biết
    Số thứ tự của ô nguyên tố bằng

    Số thứ tự của ô nguyên tố bằng

    Hướng dẫn:

    Số thứ tự của ô nguyên tố bằng số hiệu nguyên tử.

  • Câu 13: Nhận biết
    Đặc điểm chung về cấu hình electron của các nguyên tố trong cùng một nhóm A

    Các nguyên tố hóa học trong cùng một nhóm A có đặc điểm nào chung về cấu hình electron nguyên tử?

    Hướng dẫn:

    Các nguyên tố hóa học trong cùng một nhóm A có đặc điểm chung là số electron hóa trị.

  • Câu 14: Nhận biết
    Số electron tối đa chứa trong các phân lớp s, p, d, f

    Số electron tối đa chứa trong các phân lớp s, p, d, f lần lượt là?

    Hướng dẫn:

    Số electron tối đa chứa trong các phân lớp s, p, d, f lần lượt là 2, 6, 10, 14.

  • Câu 15: Vận dụng
    Xác định cấu hình electron lớp ngoài cùng của X

    Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt (proton, neutron, electron) là 115, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 25 hạt. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của X là

    Hướng dẫn:

    Theo bài ra ta có: 

    \left\{\begin{array}{l}\mathrm e\;=\;\mathrm n\\\mathrm e\;+\;\mathrm n\;+\;\mathrm p\;=\;115\\2\mathrm p-\mathrm n=25\end{array}ight.\Rightarrow\left\{\begin{array}{l}\mathrm p=\mathrm e\;=\;35\\\mathrm n\;=\;45\end{array}ight.

    Cấu hình nguyên tử của X là 1s22s22p63s23p63d104s24p5

  • Câu 16: Thông hiểu
    Điện tích của ion tạo thành

    Một nguyên tử có 12 proton và 12 neutron trong hạt nhân. Điện tích của ion tạo thành khi nguyên tử này bị mất 2 electron là

    Hướng dẫn:

    Gọi nguyên tử là A

    A ightarrow A2+ + 2e

  • Câu 17: Nhận biết
    Xác định AOpy

    Cho các AO sau:

    AOpy là hình vẽ

    Hướng dẫn:

     Các hình vẽ:

    (1): AOs

    (2): AOpz

    (3): AOpx

    (4): AOpy

  • Câu 18: Thông hiểu
    Xác định công thức của hợp chất tạo thành từ 2 nguyên tố X và Y

    Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nguyên tố X ở nhóm IIA, nguyên tố Y ở nhóm VA. Công thức của hợp chất tạo thành từ 2 nguyên tố trên có dạng là

    Hướng dẫn:

    Do X dễ nhường 2 electron để đạt cấu hình bền vững \Rightarrow X có số oxi hóa +2

    Y dễ nhận 3 electron để đạt cấu hình bền vững \Rightarrow Y có số oxi hóa -3

    \Rightarrow Công thức phù hợp là X3Y2.

  • Câu 19: Nhận biết
    Tổng số cột trong bảng tuần hoàn

    Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học gồm 8 nhóm A và 8 nhóm B, có tổng số cột là

    Hướng dẫn:

    Bảng tuần hoàn có 18 cột: 8 cột nhóm A và 10 cột nhóm B trong đó nhóm VIIIB được chia làm 3 cột.

  • Câu 20: Nhận biết
    Nguyên tố có tính chất hóa học tương tự calcium

    Nguyên tố hóa học nào sau đây có tính chất hóa học tương tự calcium?

    Hướng dẫn:

    Strontium và calcium cùng thuộc nhóm IIA trong bảng tuần hoàn nên có tính chất tương tự nhau.

  • Câu 21: Vận dụng cao
    Tìm phát biểu đúng

    Hợp chất MX2 là một chất hút ẩm phổ biến được sử dụng trong công nghiệp. Trong phân tử MX2 có tổng số hạt proton, neutron và electron là 164 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 52 hạt. Số khối của M lớn hơn số khối của X là 5. Tổng số hạt proton, neutron và electron trong M lớn hơn trong X là 8 hạt. Phát biểu nào sau đây đúng?

    Hướng dẫn:

    - Trong phân tử MX2 có tổng số hạt proton, neutron và electron là 164 hạt

    ⇒ 2ZM + NM + 2(2ZX + NX) = 164                    (1)

    - Trong phân tử MX2, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 52 hạt

    ⇒ (2ZM + 4ZX) − (NM + 2NX) = 52                   (2)

    - Số khối của M lớn hơn số khối của X là 5

    ⇒ (ZM + NM) − (ZX + NX) = 5                            (3)

    - Tổng số hạt proton, neutron và electron trong M lớn hơn trong X là 8 hạt

    ⇒ (2ZM + NM) − (2ZX + NX) = 8                        (4)

    Từ (1), (2), (3) và (4) ⇒ ZM = 20

    Cấu hình electron nguyên tử của:

    M là 1s22s22p63s23p64s2 \Rightarrow M thuộc ô số 20, chu kỳ 4, nhóm IIA

     X là 1s22s22p63s23p5 \Rightarrow X thuộc ô số 17, chu kỳ 3, nhóm VIIA

    \Rightarrow M là Ca, X là Cl \Rightarrow Hợp chất cần tìm là CaCl2

    Cấu hình electron của các ion Ca2+ và Cl- đều là 1s22s22p63s23p6

    Mà bán kính nguyên tử tỉ lệ thuận với số lớp electron và tỉ lệ nghịch với số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử đó.

    Nhận thấy Ca2+ và Cl- có cùng số lớp electron nhưng điện tích hạt nhân của Ca2+ lớn hơn Cl-.

    \Rightarrow Bán kính ion Ca2+ nhỏ hơn Cl-.

  • Câu 22: Nhận biết
    Xác định điện tích hạt nhân nguyên tử

    Điện tích hạt nhân của nguyên tử {}_{24}^{12}\mathrm{Mg}

    Hướng dẫn:

     Điện tích hạt nhân của nguyên tử {}_{24}^{12}\mathrm{Mg} là +12.

  • Câu 23: Thông hiểu
    Xác định nguyên tử có độ âm điện nhỏ nhất

    Cho các nguyên tử X, Y, Z, T thuộc cùng một chu kỳ và thuộc cùng nhóm A trong bảng tuần hoàn hoá học. Bán kính nguyên tử của các nguyên tố được biểu diễn như hình sau:

    Nguyên tử có độ âm điện nhỏ nhất là

    Hướng dẫn:

    Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, độ âm điện của các nguyên tố có xu hướng tăng dần.

    ⇒ Nguyên tử có độ âm điện nhỏ nhất là X.

  • Câu 24: Vận dụng
    Xác định nguyên tử khối trung bình của X

    Một nguyên tố X gồm 2 đồng vị X1 và X2. Đồng vị X1 có tổng số hạt là 18. Đồng vị X2 có tổng số hạt là 20. Biết rằng % đồng vị thứ nhất gấp 3 lần % đồng vị thứ hai. Nguyên tử khối trung bình của X là:

    Hướng dẫn:

    Xét X1: Tổng số hạt: p + n + e = 18 \Rightarrow 2p + n = 18

    Theo điều kiện bền của nguyên tử: p ≤ n ≤ 1,5p

    \Rightarrow p ≤ (18 – 2p) ≤ 1,5p \Rightarrow 5,1 ≤ p ≤ 6

    \Rightarrow p = 6; n1 = 6 \Rightarrow MX1 = 12

    \Rightarrow X2 có: p = 6; n2 = 8 \Rightarrow MX2 = 14

    Gọi % đồng vị X2 là x \Rightarrow % đồng vị X1 = 3x

    \Rightarrow x + 3x = 100% \Rightarrow x = 25%

    \Rightarrow\mathrm M=\frac{75.12+25.14}{100}=12,5

  • Câu 25: Thông hiểu
    Tính tổng số electron của nguyên tử X

    Nguyên tử X có cấu hình electron ở phân mức năng lượng cao nhất là 3d6. Tổng số electron của nguyên tử X là

    Hướng dẫn:

    Nguyên tử nguyên tố M có phân bố electron ở phân lớp có năng lượng cao nhất là 3d6.

    Cấu hình electron của M là 1s22s22p63s23p63d64s2

  • Câu 26: Thông hiểu
    Điểm giống nhau của các nguyên tử

    Những nguyên tử {}_{20}^{40}\mathrm{Ca}, {}_{19}^{39}\mathrm K, {}_{21}^{41}\mathrm{Sc} có cùng:

    Hướng dẫn:

    {}_{20}^{40}\mathrm{Ca} có số nơtron là 40 – 20 = 20

    {}_{19}^{39}\mathrm K có số nơtron là 39 – 19 = 20

    {}_{21}^{41}\mathrm{Sc} có số nơtron là 41 – 21 = 20

  • Câu 27: Thông hiểu
    Công thức hợp chất của R với hydrogen và công thức oxide cao nhất

    Một nguyên tố R có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p4, công thức hợp chất của R với hydrogen và công thức oxide cao nhất là:

    Hướng dẫn:

    R có 6 e lớp ngoài cùng nên:

    Hóa trị cao nhất với oxygen là 6

    Hóa trị với hydorgen là: 8 - 6 = 2

    \Rightarrow Công thức các hợp chất: RH2 và RO3.

  • Câu 28: Thông hiểu
    Dãy kim loại xếp theo tính kim loại tăng dần

    Dãy kim loại xếp theo tính kim loại tăng dần là:

    Hướng dẫn:

    - Trong một chu kì, theo chiều tăng điện tích hạt nhân, tính kim loại có xu hướng giảm dần.

    - Trong một nhóm, theo chiều tăng điện tích hạt nhân, tính kim loại có xu hướng tăng dần.

    Ta có:

    Al và Mg thuộc chu kì 3, K và Ca thuộc chu kì 4  \Rightarrow Tính kim loại: Al < Mg; Ca < K

    Mg và Ca thuộc nhóm IIA, K và Rb thuộc nhóm IA \Rightarrow Tính kim loại: Mg < Ca; K < Rb

    Vậy tính kim loại: Al < Mg < Ca < K < Rb.

  • Câu 29: Thông hiểu
    Tìm phát biểu không đúng về đồng vị

    Phát biểu nào dưới đây không đúng?

    Hướng dẫn:

    Do khối lượng của electron rất nhỏ so với khối lượng của proton hay neutron nên khối lượng nguyên tử tập trong chủ yếu ở hạt nhân nguyên tử. Một cách gần đúng, có thể coi khối lượng của nguyên tử bằng khối lượng của hạt nhân.

    \Rightarrow Khối lượng của nguyên tử bằng tổng khối lượng của proton và neutron.

  • Câu 30: Thông hiểu
    Xác định loại nguyên tố

    Nguyên tố có Z = 11 thuộc loại nguyên tố:

    Hướng dẫn:

    Cấu hình e nguyên tử : 1s22s22p63s1

    Ta thấy e cuối cùng được điền vào phân lớp s nên nguyên tố thuộc họ nguyên tố s.

  • Câu 31: Vận dụng
    Xác định kích thước nguyên tử Au so với hạt nhân

    Nếu phóng đại một nguyên tử gold (Au) lên 1 tỉ (109) lần thì kích thước của nó tương đương một quả bóng rổ (có đường kính 30 cm) và kích thước của hạt nhân tương đương một hạt cát (có đường kính 0,003 cm). Cho biết kích thước nguyên tử Au lớn hơn so với hạt nhân bao nhiêu lần?

    Hướng dẫn:

    Khi phóng đại 1 nguyên tử vàng lên 1 tỉ lần thì:

    - Đường kính nguyên tử: 30 cm

    - Đường kính hạt nhân: 0,003 cm

    Vậy nguyên tử vàng lớn hơn so với hạt nhân số lần:

    \frac{\mathrm{đường}\;\mathrm{kính}\;\mathrm{nguyên}\;\mathrm{tử}}{\mathrm{đường}\;\mathrm{kính}\;\mathrm{hạt}\;\mathrm{nhân}}=\frac{30}{0,003}=10000\;\mathrm{lần}

  • Câu 32: Vận dụng
    Tìm phát biểu đúng khi nói về nguyên tử hydrogen

    Một loại nguyên tử hydrogen có cấu tạo đơn giản nhất, chỉ tạo nên từ 1 electron và 1 proton (không chứa neutron). Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nguyên tử hydrogen này?

    Hướng dẫn:

    - Khối lượng nguyên tử xấp xỉ 1 amu. Là nguyên tử nhẹ nhất trong số các nguyên tử được biết cho đến nay.

    - Khối lượng hạt proton ≈ 1 amu; khối lượng hạt electron ≈ 0,00055 amu

    ⇒ Khối lượng hạt nhân nguyên tử lớn hơn khối lượng lớp vỏ là \frac1{0,00055} ≈ 1818 lần 

    - Kích thước của hạt nhân rất nhỏ so với kích thước của nguyên tử. 

  • Câu 33: Nhận biết
    Xác định thông tin không đúng

    Thông tin nào sau đây là không đúng?

    Hướng dẫn:

    Electron mang điện tích âm (-) 

    ⇒ qe = -1,602.10-19 coulomb.

  • Câu 34: Nhận biết
    Tính phi kim thay đổi theo chiều

    Cho dãy các nguyên tố nhóm VA: N – P – As – Sb – Bi. Từ N đến Bi, theo chiều điện tích hạt nhân tăng, tính phi kim thay đổi theo chiều

    Hướng dẫn:

    Trong một nhóm, đi theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính phi kim giảm dần, tính kim loại tăng dần.

  • Câu 35: Nhận biết
    Công thức tính số khối A

    Biết số neutron N, số hiệu của nguyên tử Z thì số khối A được tính theo công thức

    Hướng dẫn:

    A được tính theo công thức: A = N + Z.

  • Câu 36: Nhận biết
    Số lớp electron của các nguyên tố ở chu kì

    Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố ở chu kì 6 có số lớp electron là

    Hướng dẫn:

    Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố ở chu kì 6 có số lớp electron là 6. Vì số thứ tự của chu kì bắng số lớp electron trong nguyên tử của các nguyên ố thuộc chu kì đó.

  • Câu 37: Thông hiểu
    Xác định điện tích của ion tạo thành

    Nguyên tử của nguyên tố X có 13 electron. Khi mất đi toàn bộ electron ở lớp ngoài cùng, điện tích của ion tạo thành là

    Hướng dẫn:

    Cấu hình electron của X: 1s22s22p63s3

    Số electron phân bố trên các lớp là: 2/8/3.

    Khi mất đi toàn bộ electron ở lớp ngoài cùng, điện tích của ion tạo thành là 3+.

  • Câu 38: Nhận biết
    Lớp có electron liên kết chặt chẽ nhất với hạt nhân

    Electron thuộc lớp nào sau đây liên kết chặt chẽ nhất với hạt nhân?

    Hướng dẫn:

    Lớp K là lớp gần hạt nhân nhất nên nó liên kết chặt chẽ với hạt nhân.

  • Câu 39: Vận dụng
    Tính số phát biểu đúng

    Vị trí của Al trong chu kì và nhóm thể hiện như sau:

     B 
    MgAlSi

    Cho các nhận xét sau:

    (a) Từ Mg đến Si, bán kính nguyên tử tăng.

    (b) Al là kim loại lưỡng tính vì Mg là kim loại còn Si là phi kim.

    (c) Tổng số electron hóa trị của Mg, Al, Si bằng 9.

    (d) Tính acid của các hydroxide giảm dần theo trật tự: H2SiO3, Al(OH)3, Mg(OH)2.

    (e) Nguyên tố Mg, Al, Si không tạo được hợp chất khí với hydrogen.

    (f) Độ âm điện giảm dần theo trật tự: Si, Al, Mg, B.

    Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng

    Hướng dẫn:

    (a) Sai vì trong cùng 1 chu kì theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì bán kính nguyên tử giảm.

    (b) Sai vì không có khái niệm kim loại lưỡng tính.

    (c) Đúng. Mg thuộc nhóm IIA (2 electron hóa trị), Al thuộc nhóm IIIA (3 electron hóa trị), Si thuộc nhóm IVA (4e hóa trị).

    (d) Đúng.

    (e) Sai vì Si tạo hợp chất khí với H là SiH4.

    (f) Sai vì trong cùng 1 nhóm theo chiều tăng của điện tích hạt nhân độ âm điện giảm dần \Rightarrow độ âm điện của B lớn hơn của Al.

  • Câu 40: Vận dụng
    Xác định cấu hình electron lớp ngoài cùng của X và Y

    Nguyên tử X và Y có cấu hình electron ngoài cùng lần lượt là 3sx và 3py. Biết phân lớp 3s của hai nguyên tử hơn kém nhau 1 electron. Hợp chất của X và Y có dạng X2Y. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của X và Y lần lượt là

    Hướng dẫn:

    Từ công thức của hợp chất X và Y là X2Y \Rightarrow X có hóa trị 1, Y có hóa trị 2.

    Vì phân lớp 3s của hai nguyên tử hơn kém nhau 1 electron nên phân lớp 3s của một nguyên tử là 3s1, đây là nguyên tử kim loại có hóa trị 1 (nguyên tử X). Nguyên tử Y còn lại là phi kim, nguyên tử này có hóa trị 2, suy ra lớp electron ngoài cùng là 3s23p4.

    Phân tử X2Y được hình thành bằng cách:

    \left\{\begin{array}{l}2\mathrm X\;ightarrow2\mathrm X^++2\mathrm e\;\\\mathrm Y\;+\;2\mathrm e\;ightarrow\mathrm Y^{2-}\end{array}ight.\Rightarrow{\mathrm X^+}_2\mathrm Y^{2-}

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (32%):
    2/3
  • Thông hiểu (38%):
    2/3
  • Vận dụng (28%):
    2/3
  • Vận dụng cao (2%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 8 lượt xem
Sắp xếp theo