Luyện tập Quy tắc octet

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 20 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 20 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Liên kết hóa học

    Liên kết hóa học là?

    Hướng dẫn:

    Liên kết hóa học là sự kết hợp giữa các nguyên tử tạo thành phân tử hay tinh thể bền vững hơn

  • Câu 2: Nhận biết
    Các phi kim có xu hướng

    Các phi kim với 5, 6 hoặc 7 electron lớp ngoài cùng có xu hướng

    Hướng dẫn:

    Các phi kim với 5, 6 hoặc 7 electron lớp ngoài cùng có xu hướng nhận 3, 2 hoặc 1 electron lớp ngoài cùng để tạo thành ion âm tương ứng có 8 electron lớp ngoài cùng.

    Thí dụ: O (Z = 8) 

    1s22s22p4 lớp ngoài cùng có 6 electron nên có xu hướng nhận thêm 2 electron để tạo thành ion âm tương ứng có 8 electron lớp ngoài cùng. 

  • Câu 3: Thông hiểu
    Xác định nguyên tử

    Mô hình mô tả quá trình tạo liên kết hóa học sau đây phù hợp với xu hướng tạo liên kết hóa học của nguyên tử nào?

    Hướng dẫn:

    Theo mô hình mô tả ta thấy nguyên tử này có 12 electron và nhường đi 2 electron để đạt lớp vỏ thỏa mãn quy tắc octet.

    Vậy nguyên tử này là Magnesium.

  • Câu 4: Vận dụng
    Liên kết hóa học X (Z = 19) có xu hướng

    Nguyên tử X có điện tích hạt nhân là +19. Khi hình thành liên kết hóa học X có xu hướng

    Hướng dẫn:

     Nguyên tử X có điện tích hạt nhân là +19

    ⇒ ZX = 19

    ⇒ Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p64s1

    ⇒ Có 1 elctron lớp ngoài cùng ⇒ xu hướng nhường 1 electron để đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm.

  • Câu 5: Thông hiểu
    Nguyên tử nguyên tố nào sau đây có xu hướng nhường đi 3e

    Nguyên tử nguyên tố nào sau đây có xu hướng nhường đi 3 electron khi hình thành liên kết hóa học:

    Hướng dẫn:

    Helium (Z = 2) có cấu hình electron: 1s2→ là khí hiếm với 2 electron lớp ngoài cùng → đây là cấu hình electron bền vững nên không có xu hướng nhường hoặc nhận electron.

    Fluorine (Z = 9) có cấu hình electron: 1s22s22p5 → có 7 electron lớp ngoài cùng → xu hướng nhận 1 electron để đạt được cấu hình electron bền vững.

    Aluminium (Z = 13) có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p1 → có 3 electron lớp ngoài cùng → có xu hướng nhường 3 electron để đạt được cấu hình electron bền vững.

    Sodium (Z = 11) có cấu hình electron: 1s22s22p63s1 → có 1 electron lớp ngoài cùng → có xu hướng nhường 1 electron để đạt được cấu hình electron bền vững.

  • Câu 6: Thông hiểu
    Nguyên tử có số hiệu nào dưới đây có xu hướng nhận 2 e

    Khi hình thành liên kết hóa học, nguyên tử có số hiệu nào sau đây có xu hướng nhận 2 electron để đạt cấu hình electron bền vững theo quy tắc Octet?

    Hướng dẫn:

    Cấu hình electron các nguyên tử:

    Z = 12: 1s22s22p63s2

    Z = 9: 1s22s22p5

    Z = 13: 1s22s22p63s23p1

    Z = 10: 1s22s22p6

    Nguyên tử có Z = 12 có xu hướng nhường 2 electron để đạt cấu hình electron bền vững theo quy tắc octet.

  • Câu 7: Thông hiểu
    Nguyên tử nguyên tố nào có xu hướng đạt cấu hình e bền vững khí hiếm Ar

    Nguyên tử nguyên tố nào sau đây có xu hướng đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm argon khi tham gia hình thành liên kết hóa học?

    Hướng dẫn:

    Khí hiếm argon (Z = 18): 1s22s22p63s23p6

    Fluorine (Z = 9): 1s22s22p5 có 7 electron lớp ngoài cùng. Xu hướng nhận thêm 1 electron để đạt được cấu hình electron bền vững của khí hiếm gần nhất là Ne: 1s22s22p6

    Oxygen (Z = 8): 1s22s22p4có 6 electron lớp ngoài cùng. Xu hướng nhận thêm 2 electron để đạt được cấu hình electron bền vững của khí hiếm gần nhất là Ne: 1s22s22p6

    Hydrogen (Z = 1): 1s1 có 1 electron lớp ngoài cùng. Xu hướng nhận thêm 1 electron để đạt được cấu hình electron bền vững của khí hiếm gần nhất là He: 1s2

    Chlorine (Z = 17): 1s22s22p63s23p5 có 7 electron lớp ngoài cùng. Xu hướng nhận thêm 1 electron để đạt được cấu hình electron bền vững của khí hiếm gần nhất là Ar: 1s22s22p63s23p6

    Vậy nguyên tử nguyên tố chlorine có xu hướng đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm khi tham gia hình thành liên kết hóa học.

  • Câu 8: Thông hiểu
    Sự hình thành ion của nguyên tử K theo quy tắc octet

    Mô tả sự hình thành ion của nguyên tử K (Z = 19) theo quy tắc octet là?

    Hướng dẫn:

    K (Z = 19) có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p64s1 → có 1 electron lớp ngoài cùng.

    Khí hiếm gần nhất là: Ar: 1s22s22p63s23p6

    Do đó, K có xu hướng nhường 1 electron lớp ngoài cùng để trở thành ion mang điện tích dương.

    K → K+ + 1e

  • Câu 9: Nhận biết
    Nguyên tử Lithium

    Nguyên tử Lithium (Z = 3) có xu hướng tạo ra lớp electron ngoài cùng như khí hiếm

    Hướng dẫn:

     Lithium (Z = 3) có cấu hình electron: 1s22s1

    ⇒ có 1 electron lớp ngoài cùng

    ⇒ có xu hướng nhường 1 electron tạo ra lớp ngoài cùng bền vững như khí hiếm He: 1s2

  • Câu 10: Thông hiểu
    Sự hình thành ion của nguyên tử Na theo quy tắc octet

    Mô tả sự hình thành ion của nguyên tử Na (Z = 11) theo quy tắc octet là?

    Hướng dẫn:

    Na (Z = 11) có cấu hình electron: 1s22s22p63s1 → có 1 electron lớp ngoài cùng.

    Khí hiếm gần nhất là: Ne (Z = 10): 1s22s22p6

    Do đó, Na có xu hướng nhường 1 electron lớp ngoài cùng để trở thành ion mang điện tích dương.

    Na → Na+ + 1e.

  • Câu 11: Thông hiểu
    Sự hình thành ion của nguyên tử Na theo quy tắc octet

    Mô tả sự hình thành ion của nguyên tử Na (Z = 11) theo quy tắc octet là?

    Hướng dẫn:

    Na (Z = 11) có cấu hình electron: 1s22s22p63s1 → có 1 electron lớp ngoài cùng.

    Khí hiếm gần nhất là: Ne (Z = 10): 1s22s22p6

    Do đó, Na có xu hướng nhường 1 electron lớp ngoài cùng để trở thành ion mang điện tích dương.

    Na → Na+ + 1e.

  • Câu 12: Vận dụng
    Nguyên tử nguyên tố nào có xu hướng đạt cấu hình e bền vững khí hiếm He

    Nguyên tử nguyên tố nào sau đây có xu hướng đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm helium khi tham gia hình thành liên kết hóa học?

    Hướng dẫn:

    He: (Z=2) 1s2

    Fluorine (Z = 9): 1s22s22p5 có 7 electron lớp ngoài cùng. Xu hướng nhận thêm 1 electron để đạt được cấu hình electron bền vững của khí hiếm gần nhất là Ne: 1s22s22p6

    Oxygen (Z=8): 1s22s22p4 có 6 electron lớp ngoài cùng. Xu hướng nhận thêm 2 electron để đạt được cấu hình electron bền vững của khí hiếm gần nhất là Ne: 1s22s22p6

    Hydrogen (Z = 1): 1s1 có 1 electron lớp ngoài cùng. Xu hướng nhận thêm 1 electron để đạt được cấu hình electron bền vững của khí hiếm gần nhất là He: 1s2

    Chlorine (Z=17): 1s22s22p63s23p5 có 7 electron lớp ngoài cùng. Xu hướng nhận thêm 1 electron để đạt được cấu hình electron bền vững của khí hiếm gần nhất là Ar: 1s22s22p63s23p6

    Vậy nguyên tử nguyên tố Hydrogen có xu hướng đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm helium khi tham gia hình thành liên kết hóa học.

  • Câu 13: Nhận biết
    Nguyên tử Oxygen và nguyên tử Magnesium có xu hướng

    Nguyên tử Oxygen và nguyên tử Magnesium có xu hướng nhận hay nhường lần lượt bao nhiêu electron để đạt được cấu hình electron bền vững?

    Hướng dẫn:

    Oxygen (Z = 8) có cấu hình electron: 1s22s22p4

    ⇒ là phi kim với 6 electron lớp ngoài cùng

    ⇒ có xu hướng nhận 2 electron để đạt được cấu hình electron bền vững.

    Magnesium (Z = 12) có cấu hình electron: 1s22s22p63s2

    ⇒ là kim loại với 2 electron lớp ngoài cùng

    ⇒ có xu hướng nhường 2 electron để đạt được cấu hình electron bền vững.

  • Câu 14: Thông hiểu
    Xác định nguyên tử của nguyên tố

    Nguyên tử nguyên tố nào sau đây có xu hướng nhận thêm electron khi hình thành liên kết hóa học như hình dưới đây.

    Hướng dẫn:

    Nitrogen (Z = 7): 1s22s22p3

    Nitrogen có 5 electron lớp ngoài cùng, có xu hướng nhận 3 electron.

    Potassium (Z = 19): 1s22s22p63s23p64s1

    Potassium có 1 electron lớp ngoài cùng nên có xu hướng nhường đi 1 electron này khi hình thành liên kết hóa học.

    Chlorine (Z = 17): 1s22s22p63s23p5

    Chlorine có 5 electron lớp ngoài cùng nên có xu hướng nhận thêm 1 electron này khi hình thành liên kết hóa học.

    Sodium (Z = 11): 1s22s22p63s1

    Sodium có 1 electron lớp ngoài cùng nên có xu hướng nhường đi 1 electron khi hình thành liên kết hóa học.

  • Câu 15: Thông hiểu
    Sự hình thành ion của nguyên tử O theo quy tắc octet

    Mô tả sự hình thành ion của nguyên tử O (Z = 8) theo quy tắc octet là?

    Hướng dẫn:

    Oxygen (Z = 8): 1s22s22p4 có 6 electron lớp ngoài cùng. Xu hướng nhận thêm 2 electron để đạt được cấu hình electron bền vững của khí hiếm gần nhất là Ne: 1s22s22p6

    Do đó, O có xu hướng nhận 2 electron lớp ngoài cùng để trở thành ion mang điện tích âm

    O + 2e → O2-.

  • Câu 16: Nhận biết
    Liên kết hóa học

    Liên kết hóa học là?

    Hướng dẫn:

    Liên kết hóa học là sự kết hợp giữa các nguyên tử tạo thành phân tử hay tinh thể bền vững hơn

  • Câu 17: Thông hiểu
    Sự hình thành ion của nguyên tử Mg theo quy tắc octet

    Mô tả sự hình thành ion của nguyên tử Mg (Z = 12) theo quy tắc octet là?

    Hướng dẫn:

    Mg (Z = 12) có cấu hình electron: 1s22s22p63s2 → Có 2 electron lớp ngoài cùng.

    Khí hiếm gần nhất là: Ne (Z = 10): 1s22s22p6

    Do đó, Mg có xu hướng nhường 2 electron lớp ngoài cùng để trở thành ion mang điện tích dương.

    Mg → Mg2+ + 2e.

  • Câu 18: Nhận biết
    Nguyên tắc octet

    Theo nguyên tắc octet, khi hình thành liên kết hóa học, các nguyên tử có xu hướng nhường, nhận hoặc góp chung electron để đạt tới cấu hình electron bền vững giống như?

    Hướng dẫn:

    Khi hình thành liên kết hóa học, các nguyên tử có xu hướng nhường, nhận hoặc góp chung electron để đạt tới cấu hình electron bền vững của khí hiếm.

  • Câu 19: Thông hiểu
    Nguyên tử nguyên tố nào có xu hướng đạt cấu hình e bền vững khí hiếm Ne

    Nguyên tử nguyên tố nào sau đây có xu hướng đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm neon khi tham gia hình thành liên kết hóa học?

    Hướng dẫn:

    Ne (Z = 10): 1s22s22p6

    Fluorine (Z =9): 1s22s22p5 có 7 electron lớp ngoài cùng. Xu hướng nhận thêm 1 electron để đạt được cấu hình electron bền vững của khí hiếm gần nhất là Ne: 1s2s22p6

    Sulfur (Z = 15): 1s22s22p63s23p3 có 5 electron lớp ngoài cùng. Xu hướng nhận thêm 3 electron để đạt được cấu hình electron bền vững của khí hiếm gần nhất là Ar: 1s22s22p63s23p6

    Hydrogen (Z = 1): 1s1 có 1 electron lớp ngoài cùng. Xu hướng nhận thêm 1 electron để đạt được cấu hình electron bền vững của khí hiếm gần nhất là He: 1s2

    Chlorine (Z=17): 1s22s22p63s23p5 có 7 electron lớp ngoài cùng. Xu hướng nhận thêm 1 electron để đạt được cấu hình electron bền vững của khí hiếm gần nhất là Ar: 1s22s22p63s23p6

    Vậy nguyên tử nguyên tố Fluorine có xu hướng đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm neon khi tham gia hình thành liên kết hóa học.

  • Câu 20: Vận dụng
    Liên kết hóa học X (Z = 8) có xu hướng 

    Nguyên tử X có điện tích hạt nhân là +8. Khi hình thành liên kết hóa học X có xu hướng 

    Hướng dẫn:

    Nguyên tử X có điện tích hạt nhân +8

    Cấu hình electron của X (Z = 8): 1s22s22p4

    ⇒ có 2 elctron lớp ngoài cùng

    ⇒ xu hướng nhận 2 electron để đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (30%):
    2/3
  • Thông hiểu (55%):
    2/3
  • Vận dụng (15%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 17 lượt xem
Sắp xếp theo