Quy tắc octet có thể đạt được bằng cách góp chung electron.
Electron dùng chung là electron được coi như thuộc về đồng thời hai nguyên tử tham gia liên kết.
Liên kết cộng hóa trị là liên kết được hình thành bởi một hay nhiều cặp electron dùng chung giữa hai nguyên tử.
Liên kết cộng hóa trị thường gặp giữa phi kim với phi kim.
Ví dụ 1: Nguyên từ hydrogen (H) có cấu hình electron là 1s1, chlorine (Cl) có cấu hình electron là [Ne]3s23p5. Để đạt được cấu hình của khí hiếm gần nhất, mỗi nguyên tử này đều cần thêm 1 electron. Vì vậy, mỗi nguyên tử H và Cl cùng góp 1 electron để tạo nên 1 cặp electron dùng chung cho cả hai nguyên tử.
Sơ đồ mô tả sự hình thành cặp electron dùng chung của HCl
Công thức trên được gọi là công thức electron của HCl.
Công thức trên được gọi là công thức Lewis của HCl.
⇒ Do đó liên kết trong phân tử HCl được biểu diễn là H − Cl.
Kết luận: Công thức Lewis biểu diễn cấu tạo phân tử qua các liên kết (cặp electron dùng chung) và các electron hóa trị riêng.
Lưu ý:
Ví dụ 1:
Giữa hai nguyên tử C và O trong phân tử CO2 có hai cặp electron chung, được biểu diễn bằng hai gạch nối “=”, đó là liên kết đôi.
⇒ Do đó liên kết trong phân tử CO2 được biểu diễn là C = O.
Ví dụ 2: Sự hình thành liên kết ba trong phân tử N2
Ví dụ 3: Phân tử ammonia kết hợp với ion H+ tạo ra cation ammonium (NH4+ )
Sơ đồ mô tả sự hình thành liên kết cho – nhận trong cation ammonium
Trên nguyên tử N còn một cặp electron hóa trị riêng, khi hình thành ion NH4+, cặp electron này trở thành cặp electron dùng chung cho cả N và H, cả N và các nguyên tử H đều thỏa mãn quy tắc octet.
Như vậy, liên kết đơn giữa nguyên tử N trong NH3 với H+ được tạo thành bởi một cặp electron góp chung của nguyên tử N.
Để chỉ rõ sự khác biệt về nguồn gốc cặp electron dùng chung, liên kết tạo bởi cặp electron của N và ion H+ được kí hiệu là mũi tên (→) xuất phát từ N. Loại liên kết này được gọi là liên kết cho – nhận.
Liên kết cho – nhận là liên kết cộng hóa trị mà cặp electron dùng chung được đóng góp từ một nguyên tử.
Dựa vào độ âm điện (Δχ, đọc là đen – ta khi) giữa hai nguyên tử A và B, có thể dự đoán được loại liên kết giữa hai nguyên tử đó.
Người ta có thể dựa vào hiệu độ âm điện (Δχ) giữa hai nguyên tử tham gia liên kết để dựa đoán loại liên kết giữa chúng.
Để tính hiệu độ liên kết giữa hai nguyên tử A và B:
Δχ = χ(B) - χ(A), trong đó χ(B) ≥ χ(A)
Phân loại liên kết theo độ âm điện
Ví dụ: Xét các hợp chất sau: Cl2, HCl, NaCl
Hiệu độ âm điện của Cl - Cl: Δχ = 3,16 – 3,16 = 0 nên liên kết giữa hai nguyên tử Cl là liên kết cộng hóa trị không cực
Hiệu độ âm điện của Cl và H: 3,16 – 2,20 = 0,96.
→ Liên kết giữa H và Cl là liên kết cộng hóa trị phân cực.
Hiệu độ âm điện của Cl và Na: 3,16 – 0,93 = 2,23.
→ Liên kết giữa Na và Cl là liên kết ion.
Lưu ý:
Liên kết cộng hóa trị được hình thành từ cặp electron dùng chung. Để tạo nên một cặp electron dùng chung, hai AO chứa electron độc thân (hoặc giữa một AO trống và 1 AO bão hòa electron) cần xen phủ với nhau.
Có hai kiểu xen phủ AO là xen phủ trục và xen phủ bên.
Xen phủ trục là xen phủ giữa hai AO dọc theo trục nối (trục z) hai nguyên tử. Có ba khả năng xen phủ trục.
Liên kết được tạo nên từ xen phủ trục của hai AO gọi là liên kết sigma (σ).
Xen phủ bên là sự xen phủ xảy ra giữa hai AO p song song với nhau.
Liên kết được tạo nên từ xen phủ bên của hai AO gọi là liên kết pi (π).
Kết luận
Khi các nguyên tử liên kết với nhau sẽ tạo thành một hệ bền vững hơn, quá trình này giải phóng năng lượng. Do vậy, để phá vỡ liên kết giữa các nguyên tử thì phải cung cấp năng lượng.
Ví dụ: Để phá vỡ liên kết H – H trong 1 mol khí H2 ở 25oC và 1 bar cần năng lượng là 436 kJ.
Sơ đồ sự phá vỡ liên kết H – H
Năng lượng liên kết (Eb) là năng lượng cần thiết để phá vỡ một liên kết xác định trong phân tử ở thể khí, tại 25oC và 1 bar.
Đơn vị của năng lượng liên kết thường là kJ mol-1.
Năng lượng liên kết càng lớn, liên kết đó càng bền.
Ví dụ: Năng lượng liên kết H – H 436 kJ mol-1, của F – F là 159 kJ mol-1. Như vậy liên kết H – H bền hơn liên kết F – F.