Luyện tập Thành phần của nguyên tử

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 20 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 20 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Hạt mang điện

    Trong nguyên tử hạt mang điện là hạt:

    Hướng dẫn:

    Trong nguyên tử: hạt electron mang điện tích âm, hạt proton mang điện tích dương, hạt neutron không mang điện.

    => Trong nguyên tử, hạt mang điện là proton và electron.

  • Câu 2: Thông hiểu
    Công thức tính số neutron

    Số N trong nguyên tử của một nguyên tố hoá học có thể tính được khi biết số khối A, số thứ tự của nguyên tố (Z) theo công thức:

    Hướng dẫn:

    Số khối kí hiệu là A, bằng tổng số hạt proton và neutron trong hạt nhân.

    Vậy N = A – Z.

  • Câu 3: Nhận biết
    Hạt mang điện tích âm

    Hạt nào sau đâu mang điện tích âm?

    Hướng dẫn:

    Trong nguyên tử hạt mang điện tích âm là electron.

    Hạt mang điện tích dương là proton.

    Hạt không mang điện là neutron.

  • Câu 4: Vận dụng
    Phát biểu nào sau đây sai

    Nguyên tử X có điện tích lớp vỏ nguyên tử là -41,6.10-19 C. Biết rằng điện tích đơn vị có giá trị là 1,602.10-19 C. Phát biểu nào sau đây là không chính xác?

    Hướng dẫn:

    Điện tích của 1 electron bằng -1,6.10-19 C

    X có số electron là

    \frac{41,6.10^{-19}\hspace{0.278em}\hspace{0.278em}}{1,602.10^{-19}}=26 

    Số hạt electron = số hạt proton = 26

    Do đó hạt nhân của X có 26 proton.

    Trong nguyên tử X thì số hạt electron bằng số hạt proton

    ⇒ trong nguyên tử X thì tổng điện tích âm bằng tổng điện tích dương.

    Do đó nguyên tử X trung hòa về điện.

    Vậy phát biểu sai là hạt nhân nguyên tử X có 26 neutron.

  • Câu 5: Thông hiểu
    Nguyên tử trung hòa về điện

    Nguyên tử trung hòa về điện vì

    Hướng dẫn:

    Vì trong nguyên tử:

    Neutron không mang điện

    Proton mang điện tích dương

    Electron mang điện tích âm

    Mà số proton = số electron.

    ⇒ Nguyên tử trung hòa về điện

  • Câu 6: Thông hiểu
    Sự ra đời của các loại hạt

    Vào năm 1987, nhà bác học nào đã phát hiện ra sự tồn tại của các hạt electron khi nghiên cứu hiện tượng phóng điện trong chân không?

    Gợi ý:

    Tôm-xơn (J.J. Thomson)

  • Câu 7: Nhận biết
    Tìm nhận định đúng

    Phát biểu nào sau đây không đúng?

    Hướng dẫn:

    Nguyên tử có cấu trúc rỗng, gồm gồm hạt nhân ở tâm (chứa proton mang điện tích dương và neutron không mang điện) và vỏ nguyên tử (chứa các electron mang điện tích âm).

  • Câu 8: Vận dụng
    Số lượng hạt proton và electron có trong ion NH4+

    Nguyên tử N có 7 proton, nguyên tử H có 1 proton. Số lượng hạt proton và electron có trong ion NH4+

    Hướng dẫn:

    Ta có

    Nguyên tử N có số proton = số electron = 7

    Nguyên tử H có số proton = số electron = 1

    Tổng hạt proton có trong ion NH4+ = 7 + 4.1 = 11

    Tổng hạt electron có trong ion NH4+ = 7 + 4.1 - 1 = 10.

  • Câu 9: Nhận biết
    Cấu tạo thành phần nguyên tử

    Nguyên tử được cấu tạo như thế nào?

    Hướng dẫn:

    Hầu hết các nguyên tử gồm: electron (mang điện âm), proton (mang điện tích dương) và neutron (không mang điện).

    Tuy nhiên nguyên tử H chỉ được cấu tạo bởi hai loại hạt là proton và electron.

    Vậy Nguyên tử cấu tạo bởi hạt nhân mang điện dương và lớp vỏ electron mang điện âm.

  • Câu 10: Vận dụng
    Xác định số e của nguyên tử nguyên tố A

    Xác định số electron nguyên tử của nguyên tố A. Biết hạt nhân của nguyên tử có 24 hạt, trong đó số hạt không mang điện là 12. 

    Hướng dẫn:

    Xét nguyên tử nguyên tố A:

    Hạt nhân của nguyên tử có 24 hạt

    ⇒ số proton + số neutron = 24.

    Số hạt không mang điện là 12 ⇒ số neutron là 12.

    Vậy nguyên tử A có số electron = số proton = 24 – 12 = 12.

  • Câu 11: Nhận biết
    Đường kính của hạt nhân

    Nếu đường kính của nguyên tử khoảng 102 pm thì đường kính của hạt nhân khoảng

    Hướng dẫn:

    Nếu đường kính của nguyên tử khoảng 102 pm thì đường kính của hạt nhân chỉ khoảng 10-2 pm.

  • Câu 12: Vận dụng cao
    Tìm công thức hợp chất M2R2

    Một hợp chất được tạo thành từ các ion M+ và R22-. Trong phân tử của M2R2 có tổng số hạt proton, neutron và electron là 164. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là 52. Số khối của M lớn hơn số khối của R là 23 đơn vị. Tổng số hạt electron trong M+ nhiều hơn trong R22- là 7 hạt. Xác định  công thức hợp chất M2R2?

    Hướng dẫn:

    Gọi:

    Số proton, số electron và số neutron trong một nguyên tử M lần lượt là p, e, n

    Số proton, số electron và số neutron trong một nguyên tử R lần lượt là p’, e’, n’ 

    Ta có số proton = số electron;

    Tổng số hạt proton, neutron và electron trong phân tử M2R2 là 164:

    2(2p + n) + 2(2p’ + n’) = 164 (1)

    Ta có số hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là 52: 

    (4p + 4p’) - 2(n + n’) = 52 (2)

    Số khối của M lớn hơn số khối của R là 23 đơn vị nên ta có suy ra:

    (p + n) - (p’ + n’) = 23 (3)

    Tổng số hạt electron trong M+ nhiều hơn trong R22- là 7 hạt nên suy ra :

    (2p + n - 1) - 2(2p’ + n’) + 2 = 7 (4)

    Giải hệ phương trình (1), (2), (3), (4) ta được

    p = 19 ⇒ M là potassium;

    p’ = 8 ⇒ R là oxygen.

    Công thức phân tử của hợp chất là K2O2.

  • Câu 13: Vận dụng
    Xác định số p, n, e

    Tổng các hạt cơ bản trong một nguyên tử là 82 hạt. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22 hạt. Số p, n, e lần lượt là

    Hướng dẫn:

     Tổng số hạt là: P + N + E = 82  

    ⇔ 2P + N = 82 ( Số p = số e) (1) 

    Hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện: (E + P) - N = 22 ⇔ 2P - N = 22 (2)

    Giải hệ phương trình (1) và (2) ta được 

    P = E = 26, N = 30. 

  • Câu 14: Thông hiểu
    Một amu có khối lượng bằng

    Qui ước lấy amu (hay đvC) làm khối lượng nguyên tử. Một amu có khối lượng bằng:

    Hướng dẫn:

    Một amu có khối lượng bằng: 1,6605.10-27kg. 

  • Câu 15: Vận dụng
    Tính số khối của nguyên tố X

    Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 40. Tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 12 hạt. Nguyên tố X có số khối là

    Hướng dẫn:

    Số hiệu nguyên tử, số neutron trong nguyên tử của nguyên tố X lần lượt là Z, N.

    Ta có hệ phương trình:

    \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{2Z + N = 40}\\
{2Z - N = 12}
\end{array}} ight. \Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{Z = 13}\\
{N = 14}
\end{array}} ight.

    Vậy nguyên tố X có số khối là A = Z + N = 13 + 14 = 27.

  • Câu 16: Thông hiểu
    Nhận định nào sau đây sai về nguyên tử Copper

    Biết rằng một loại nguyên tử Copper (Cu) có 29 proton và 34 neutron. Phát biểu nào sau đây là sai?

    Hướng dẫn:

    Nguyên tử copper có số electron = số proton = 29.

    Số hạt trong hạt nhân nguyên tử copper = 29 + 34 = 63.

    Cu nhường 1 electron tạo ion Cu+.

    Số electron của Cu+ = 29 – 1 = 28.

    Ion Cu+ có số proton là 29 (bằng số proton của Cu).

    Vậy nhận định sai là Ion Cu+ có 28 proton.

  • Câu 17: Thông hiểu
    Số phát biểu đúng

    Cho các phát biểu sau:

    (1) Tất cả các hạt nhân nguyên tử đều được cấu tạo từ các hạt proton và neutron.

    (2) Khối lượng nguyên tử tập trung phần lớn ở lớp vỏ.

    (3) Trong nguyên tử, số proton bằng số electron.

    (4) Trong hạt nhân nguyên tử, hạt mang điện là proton và electron.

    (5) Trong nguyên tử, hạt electron có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại.

    Số phát biểu đúng là

    Hướng dẫn:

    (1) sai vì như Hydrogen không có neutron.

    (2) sai vì khối lượng nguyên tử tập trung ở phần hạt nhân nguyên tử.

    (3) đúng.

    (4) sai vì hạt nhân chỉ có proton và neutron không có electron.

    (5) đúng.

    ⇒ có 2 phát biểu đúng.

  • Câu 18: Nhận biết
    Tìm phát biểu sai

    Nhận định nào sau đây là không đúng?

    Hướng dẫn:

    Nguyên tử được tạo nên từ 3 loại hạt cơ bản là:

    Hạt electron mang điện tích (-)

    Hạt proton mang điện tích (+)

    Hạt neutron không mang điện

    Số proton = số electron

    Trong tất cả các nguyên tố, chỉ có duy nhất một loại nguyên tử của hydrogen (H) được tạo nên bởi proton và electron (không có neutron).

    Vậy nhận định sai là: "Tất cả các nguyên tử đều có proton, neutron và electron"

  • Câu 19: Vận dụng
    Tính tổng số hạt trong phân tử H2O

    Biết trong phân tử H2O, nguyên tử H chỉ gồm 1 proton và 1 electron; nguyên tử O có 8 neutron và 8 proton. Tổng số electron, proton và neutron trong một phân tử H2O là

    Hướng dẫn:

    Vì trong nguyên tử số electron bằng số proton nên trong nguyên tử O, số electron là 8 hạt.

    Tổng số hạt electron, proton và neutron trong một nguyên tử O là: 8 + 8 + 8 = 24 (hạt).

    Tổng số hạt electron, proton và neutron trong một nguyên tử H là: 1 + 1 = 2 (hạt)

    Một phân tử nước có 2 nguyên tử H và 1 nguyên tử O.

    Vậy tổng số electron, proton và neutron trong một phân tử nước (H2O) là: 2.2 + 24 = 28 (hạt).

  • Câu 20: Nhận biết
    Khối lượng các loại hạt

    Trong nguyên tử, loại hạt có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại là

    Hướng dẫn:

    Trong nguyên tử, hạt electron có khối lượng không đáng kể so với proton và neutron.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (35%):
    2/3
  • Thông hiểu (30%):
    2/3
  • Vận dụng (30%):
    2/3
  • Vận dụng cao (5%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 16 lượt xem
Sắp xếp theo