- Thơ tự do không có thể thức nhất định, không bị ràng buộc về số dòng, số chữ, vần,...
- Là thơ có phân dòng, có thể là sự kết hợp của các đoạn làm theo nhiều thể khác nhau hoặc tự do hoàn toàn.
- Thơ tự do xuất hiện do nhu cầu giải phóng cảm xúc khỏi sự ràng buộc chặt chẽ của các quy tắc về hình thức, phản ánh được những khía cạnh mới của cuộc sống đa dạng, thể hiện những cái nhìn nghệ thuật mới của nhà thơ.
- Là người trực tiếp bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ,... trong bài thơ. Đó là một người hoặc một giọng nào đó nói với người đọc những cảm nhận, rung động, suy tư,... của bản thân về con người và cuộc sống.
- Nhân vật trữ tình là “con người đồng dạng” của tác giả - nhà thơ hiển ra từ văn bản, nhưng không đồng nhất giản đơn với tác giả.
- Hình ảnh trong bài thơ hiện lên qua việc tác giả sử dụng:
⇒ Giúp nhà thơ miêu tả sống động hoặc truyền tải cảm xúc, tư tưởng mạnh mẽ.
- Cảm hứng chủ đạo trong thơ là trạng thái cảm xúc, tình cảm mãnh liệt, tràn đầy, bao trùm, xuyên suốt tác phẩm, gắn với một tư tưởng, một cách đánh giá của tác giả. Thường có những dạng cảm hứng chủ đạo như: cảm hứng anh hùng, tự hào, bi thương, trào lộng,...
- Nhân vật trữ tình: “tôi”, bộc lộ tình yêu dành cho đất nước.
- Những hình ảnh đặc sắc: hương cốm mới, những phố dài xao xác hơi may, rừng tre phấp phới…
- Cảm hứng chủ đạo: Tình yêu và lòng tự hào dành cho đất nước.
- Chủ đề: Hình ảnh đất nước được cảm nhận qua vẻ đẹp của mùa thu Hà Nội, những năm tháng chiến đấu gian khổ, mà hào hùng.
- Tác giả Nguyễn Đình Thi (1924 - 2003) sinh tại Luông Pha-bang (Lào):
- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ có những đoạn lấy từ hai bài thơ “Sáng mát trong như sáng năm xưa” (1948) và “Đêm mít tinh” (1949). Bài thơ được hoàn thành vào năm 1955, in trong tập Người chiến sĩ (1956).
- Một số bài thơ về Đất nước: Việt Nam quê hương ta (Nguyễn Đình Thi), Bài học đầu cho con (Đỗ Trung Quân)... Những bài thơ đã bộc lộ tình yêu, niềm tự hào dành cho đất nước.
Câu 1 : Khổ 1, 2: Nhân vật trữ tình hiện lên qua những từ ngữ nào? Hãy hình dung về Hà Nội và “người ra đi” trong hoài niệm của nhân vật trữ tình.
- Nhân vật trữ tình hiện lên qua những từ ngữ: “Tôi nhớ những ngày thu đã xa”.
- Hình dung: Khung cảnh Hà Nội vào mùa thu đầy thơ mộng, còn hình ảnh “người ra đi” đầy quyết tâm, không chút lưu luyến.
Câu 2 : Từ khổ 5 - 10: Những dòng thơ nào chủ yếu thể hiện cảm nhận về: Đất nước đau thương, căm hờn? Đất nước quật cường, anh dũng?
- Đất nước đau thương, căm hờn:
Bát cơm chan đầy nước mắt
Bay còn giằng khỏi miệng ta
Thằng giặc Tây, thằng chúa đất
Ðứa đè cổ, đứa lột da…
- Đất nước quật cường, anh dũng:
Ôm đất nước những người áo vải
Ðã đứng lên thành những anh hùng.
Súng nổ rung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng loà.
Câu 1 : Bài thơ Đất nước có thể được chia làm mấy phần? Cảm xúc của nhân vật trữ tình có sự thay đổi như thế nào qua các phần này? Từ đó, hãy nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ.
- Bài thơ Đất nước có thể được chia làm 3 phần:
- Cảm xúc của nhân vật trữ tình: Từ nuối tiếc đến vui sướng, tự hào và căm hờn, quyết tâm.
- Cảm hứng chủ đạo: Tình yêu và lòng tự hào dành cho đất nước.
Câu 2 : Mùa thu Hà Nội trong quá khứ hiện lên như thế nào trong 7 dòng đầu của bài thơ? Hình ảnh nào em thấy ấn tượng nhất? Vì sao?
- Mùa thu Hà Nội trong quá khứ:
- Hình ảnh ấn tượng nhất: “Người ra đi đầu không ngoảnh lại/Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”. Vì hình ảnh này đã thể hiện sự quyết tâm của con người muốn ra đi tìm con đường thoát vòng nô lệ đau thương, tủi nhục.
Câu 3 : Hãy phân tích cảm xúc của nhân vật trữ tình trong “mùa thu nay”. Tại sao có sự khác nhau khi cảm nhận về mùa thu giữa hai khổ thơ đầu và khổ thơ thứ ba?
- Cảm xúc của nhân vật trữ tình trong “mùa thu nay”:
⇒ Đoạn thơ thể hiện tình yêu tha thiết, niềm tự hào về quê hương đã được độc lập, có truyền thống anh hùng, bất khuất.
- Sự khác nhau là do hoàn cảnh lịch sử thay đổi: Sau chiến thắng Việt Bắc thu - đông năm 1947, một vùng đất rộng lớn thuộc sáu tỉnh biên giới phía Bắc được giải phóng. Điều này đem lại cảm hứng tin tưởng, tự hào của các nhà thơ đi theo kháng chiến.
Câu 4 : Những dòng thơ nào thể hiện sâu sắc, ấn tượng nhất về đất nước đau thương, quật cường trong chiến tranh? Cách diễn tả, thể hiện của nhà thơ có gì độc đáo?
- Đất nước chìm trong máu và nước mắt: “Ôi những cánh đồng quê chảy máu/Dây thép gai đâm nát trời chiều”, “Bát cơm chan đầy nước mắt/Bay còn giằng khỏi miệng ta”.
- Đất nước từ những năm tháng đau thương để tạo thành nỗi căm hờn: “Từ những năm đau thương chiến đấu/Ðã ngời lên nét mặt quê hương/Từ gốc lúa bờ tre hồn hậu/Ðã bật lên những tiếng căm hờn”
⇒ Nhà thơ đã sử dụng những hình ảnh giàu tính biểu tượng.
Câu 5 : Trình bày cảm nhận của em về hình tượng đất nước được khắc họa trong khổ thơ cuối.
- Vượt lên đau thương để lao động và chiến đấu, chống lại kẻ thù: Những đêm dài hành quân nung nấu/Xiềng xích chúng bay không khóa được…./Lòng dân ta yêu nước thương nhà”.
- Hình ảnh đất nước kì vĩ, chói lọi, quật khởi bừng dậy giữa hiện thực rung trời chuyển đất: “Ôm đất nước những người áo vải/Đã đứng lên thành những anh hùng, Nước Việt Nam từ máu lửa/Rũ bùn đứng dậy sáng lòa”.
- Nghệ thuật đặc sắc trong đoạn thơ: Hình ảnh sáng tạo đầy sức gợi hình gợi cảm, thủ pháp đối lập, khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn đậm nét.
⇒ Bức tranh đất nước được tạo nên bằng chất liệu hiện thực (đường nét tương phản đối lập). Hình tượng giàu tính sử thi, là cao trào của cảm xúc, thâu tóm được tư tưởng toàn bài.
Câu 6 : Trong bài thơ, nhân vật trữ tình xưng “tôi”, sau đó chuyển sang xưng “ta” (“chúng ta”). Theo em, việc thay đổi hai đại từ này có ý nghĩa gì?
Việc thay đổi từ “tôi” sang “ta” là một dụng ý nghệ thuật. Chữ “tôi” được sử dụng ở khổ thơ đầu nhằm thể hiện cảm xúc cá nhân của tác giả trước cảnh trời mùa thu Hà Nội trong quá khứ. Đây là cái tôi yêu thiên nhiên, xao xuyến, bâng khuâng và rung động trước cái đẹp của đất trời. Còn đến những khổ thơ sau, chữ “tôi” được tác giả thay bằng chữ “ta” (chúng ta) để bày tỏ niềm tự hào, sự vui sướng vào chung với không khí độc lập tự do của dân tộc.