Soạn bài Thực hành tiếng Việt: Bài 1 - trang 32

Câu 1: Xác định từ có hình thức ngữ âm, chính tả đúng trong các trường hợp sau đây:

a. xử dụng/sử dụng  ⇒ Sử dụng.
b. xán lạn/sáng lạng  ⇒ Xán lạn.
c. buôn ba/bôn ba  ⇒ Bôn ba.
d. oan khốc/oan khóc  ⇒ Oan khốc.

Câu 2: Những từ in nghiêng trong các câu sau mắc lỗi gì? Hãy tìm từ đúng thay thế cho các từ đó.

a. Hê-ra-clét và Ăng-tê đã giao đấu với nhau vô cùng quyết đoán.

- Lỗi sai: Dùng từ không đúng nghĩa

- Cách sửa: Thay bằng từ “quyết liệt”

b. Sau những chiến công lừng lẫy, khắp nơi đều nghe danh giá Đăm Săn.

- Lỗi sai: Dùng từ không đúng nghĩa

- Cách sửa: Thay bằng từ “danh tiếng”

c. Dù phải “luyện đá vá trời” hết sức vất vả nhưng Nữ Oa đã thực hiện một công phu, hoàn thành mĩ miều.

- Lỗi sai: Dùng từ không đúng nghĩa

- Cách sửa: Thay bằng từ “mĩ mãn”

d. Thực phẩm nhiễm khuẩn đã làm nhiều người bị ngộ sát, may mà được cứu chữa kịp thời.

- Lỗi sai: Dùng từ không đúng nghĩa

- Cách sửa: Thay bằng từ “ngộ độc”

Câu 3: Phát hiện, phân tích lỗi và sửa lỗi dùng từ trong các câu sau:

a. Lượng mưa năm nay kéo dài đã gây nhiều thiệt hại cho mùa màng.

- Lỗi sai: Dùng từ “lượng mưa” không đúng.

- Cách sửa: Thay bằng từ mùa mưa

b. Những bệnh nhân không cần phải mổ mắt, được khoa Dược tích cực pha chế, điều trị bằng những thứ thuốc tra mắt đặc biệt.

- Lỗi sai: Cách dùng từ và diễn đạt chưa hợp lí.

- Cách sửa: Những bệnh nhân không cần phải mổ mắt, được tích cực điều trị bằng những thứ thuốc tra mắt đặc biệt.

c. Những chứng minh về một nền văn hóa cổ ở vùng này còn rất nhiều.

- Lỗi sai: Dùng từ “chứng minh” không đúng (chứng minh là động từ, không thể kết hợp với "những")

- Cách sửa: Thay bằng từ minh chứng/dấu tích

d. Trước lối chơi lực lượng của hàng phòng thủ đối phương, đội bóng của chúng tôi không thể ghi bàn được.

- Lỗi sai: Cách dùng từ và diễn đạt chưa hợp lí.

- Cách sửa: Trước hàng phòng thủ đối phương, đội bóng của chúng tôi không thể ghi bàn được.

Câu 4: Viết một đoạn văn (khoảng 5 - 7 dòng) phân tích một nhân vật thần thoại mà em yêu thích, trong đoạn văn có sử dụng một trong các biện pháp tu từ đã học ở Trung học cơ sở?

Mẫu số 1

Vị thần mà em yêu thích nhất chính là thần Trụ Trời. Đây là vị thần có công lao tạo ra trời và đất, cũng như vạn vật trong vũ trụ. Thần được miêu là có thân thể to lớn không biết bao nhiêu mà kể. Chân của thần chỉ bước một bước mà có thể đi từ đỉnh núi này sang đỉnh núi kia. Cùng với đó, thần còn có sức mạnh phi thường thật đáng ngưỡng mộ. Thần có thể ngẩng đầu đội trời lên, rồi đào đất, đập đá và đắp thành một cái cột vừa cao, vừa to để chống trời. Thần còn tạo ra vạn vật như núi non, biển cả… Có thể thấy, công lao của thần thật vĩ đại, to lớn.

Biện pháp tu từ nói quá: Chân của thần chỉ bước một bước mà có thể đi từ đỉnh núi này sang đỉnh núi kia.

Mẫu số 2

Hê-ra-clét là một nhân vật thần thoại mà em rất ấn tượng. Chàng là con riêng của thần Dớt, có sức mạnh và tài năng phi thường. Truyện “Hê-ra-clét đi tìm táo vàng” kể về hành trình chinh phục thử thách cuối cùng mà Ơ-ri-xtê giao cho Hê-ra-clét là phải đoạt được quả táo vàng của những tiên nữ E-xpê-rít. Trên đường đi tìm táo vàng, Hê-ra-clét gặp nhiều thử thách. Chàng phải giao chiến với hai cha con thần chiến tranh A-rét, đi tìm thần biển Nê-rê để hỏi đường, băng qua cực bắc, băng qua sa mạc, chiến đấu với gã khổng lồ độc ác Ăng-tê. Khi đặt chân đến Ai Cập, Hê-ra-clét còn suýt bị vua Ai Cập bắt làm vật hiến tế, nhưng chàng vẫn tiếp tục chiến đấu để lên đường. Tại vùng núi Cô-ca-dơ, chàng cứu được Prô-mê-tê, được thần mách kế muốn lấy được táo vàng, phải nhờ thần At-lát. Trải qua cuộc đấu trí với thần Át-lát, Hê-ra-clét đã đem được táo thần về.

Biện pháp tu từ liệt kê: Chàng phải giao chiến với hai cha con thần chiến tranh A-rét, đi tìm thần biển Nê-rê để hỏi đường, băng qua cực bắc, băng qua sa mạc, chiến đấu với gã khổng lồ độc ác Ăng-tê.

  • 4.179 lượt xem
Sắp xếp theo