- Chèo cổ (còn gọi là chèo sân đình, chèo truyền thống) thuộc thể loại sân khấu dân gian, ra đời từ xa xưa, phát triển mạnh mẽ ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Chèo cổ phản ánh đời sống vật chất, tâm hồn, tình cảm của con người trong xã hội phong kiến; ca ngợi những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người; phê phán các thói hư tật xấu; thể hiện sâu sắc tinh thần nhân văn.
- Chèo cổ là bộ môn nghệ thuật tổng hợp của ngôn từ, âm nhạc, vũ đạo, tạo hình,... Kịch bản chèo (tích chèo) là phần nội dung chính của vở diễn, thường lấy từ các truyện cổ tích, truyện Nôm, truyện cười, được các nghệ nhân hoặc nhà sưu tầm, nghiên cứu,... ghi chép lại thành văn bản, trong đó có cốt truyện, nhân vật kèm lời thoại và các chỉ dẫn về bối cảnh, trang phục, hoạt động trên sân khấu,...
- Nội dung: Văn bản kể về sự việc Xúy Vân giả dại.
- Diễn biến của sự việc:
- Nhân vật chính trong văn bản: Xúy Vân. Nhân vật được thể hiện qua hành động, ngôn ngữ.
- Một số biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ… Các chỉ dẫn, biện pháp đó giúp em hình dung rõ hơn về tâm trạng, bối cảnh của nhân vật.
- Nhan đề và hình ảnh gợi ấn tượng: Xúy Vân là một người phụ nữ hiền lành, xinh đẹp nhưng lại đi giả điên.
Câu 1: Cách dùng từ ngữ trong lời hát của Xúy Vân ở đoạn này có gì độc đáo?
Cách dùng từ ngữ trong lời hát của Xúy Vân nửa ngô nghê điên dại, nửa tỉnh táo, đau khổ.
Câu 2: Trong lời xưng danh, Xúy Vân kể điều gì về bản thân?
Xúy Vân đã kể về việc bản thân bị Trần Phương lừa gạt, nghe theo lời hắn giả điên để thoát khỏi chồng nhưng cuối cùng lại trở nên điên thật.
Câu 3: Xúy Vân than về điều gì? Chú ý biện pháp ẩn dụ trong đoạn hát sắp.
Xúy Vân than về nỗi nhớ người tình. Biện pháp tu từ ẩn dụ: “Con cá rô nằm trong vũng chân trâu - Để cho năm bảy cần câu châu vào” cho thấy cảnh ngộ bẽ bàng của nàng, cũng như sự ấm ức trước cảnh ngộ đó.
Câu 1: Tác giả dân gian đã sử dụng các lối nói, làn điệu, vũ điệu, chỉ dẫn sân khấu nào để kể lại sự việc “Xúy Vân giả dại”?
- Lối nói: như nói lệch, vỉa, nói điệu sử rầu, đế
- Làn điệu: Quá giang, con gà rừng, sắp, sa lệch, hát ngược.
- Vũ điệu: Múa điệu bắt nhện, xe tơ, dệt cửi.
- Chỉ dẫn sân khấu:
Câu 2: Chỉ ra những lời nói, câu hát, chỉ dẫn sân khấu chủ yếu thể hiện:
Lời nói/câu hát |
Chỉ dẫn sân khấu | |
Sự “nhập vai” là người bị điên dại của Xúy Vân. |
|
|
Ước mơ về cuộc sống gia đình của nàng. |
|
|
Thực tế cuộc sống của nàng trong gia đình chồng. |
|
|
Câu 3: Tâm trạng của Xúy Vân được thể hiện như thế nào qua tiếng gọi chờ đò, trong lời hát điệu con gà rừng, trong lời than, lời hát ngược?
- Tiếng gọi chờ đò: tâm trạng lỡ làng, dang dở, bẽ bàng, đau đớn vì duyên phận hẩm hiu.
- Lời hát điệu con gà rừng:
- Lời than:
- Lời hát ngược:
Câu 4: Phân tích tác dụng của một yếu tố nghệ thuật trong văn bản mà em thấy thể hiện rõ đặc trưng của sân khấu chèo.
- Diễn tả tâm trạng qua lời hát: Cho thấy mâu thuẫn giữa hình thức và nội tâm.
- Sử dụng các lối nói, làn điệu, vũ điệu, chỉ dẫn sân khấu khác nhau để thể hiện sự thay đổi trong tâm lý, tâm trạng nhân vật.
Câu 5: Theo em, nhân vật Xúy Vân đáng thương hay đáng trách? Vì sao?
Xúy Vân vừa đáng thương, vừa đáng trách. Xúy Vân đáng thương ở chỗ cuộc hôn nhân của nàng là theo sự sắp đặt của cha mẹ, không có tình yêu. Khi vừa mới lấy chồng đã phải chịu ảnh cô đơn, bởi vậy mà nàng khao khát hạnh phúc. Còn đáng trách khi nàng đã quá cả tin để Trần Phương lừa gạt, không giữ trọn đạo nghĩa vợ chồng.
Câu 6: Nếu nhân vật Xúy Vân trong vở chèo Kim Nham sống ở thời hiện đại, theo em, nàng có thể chọn cách giải thoát bi kịch của bản thân như thế nào?
Xúy Vân sẽ thú nhận lỗi lầm với Kim Nham, cầu mong nhận được sự tha thứ.